Việc thực hiện đúng các kỹ thuật nhƣ sử dụng pipet, sử dụng tủ ATSH, máy ly tâm… là rất cần thiết để bảo đảm ATSH. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đƣa ra 2 yêu cầu để nhân viên PXN thao tác. Các điều tra viên sẽ sử dụng bảng kiểm để đánh giá việc bảo đảm ATSH của nhân viên PXN trong quá trình thực hiện các kỹ thuật này. Các kỹ thuật cần đánh giá bao gồm:
- Sử dụng tủ ATSH để làm xét nghiệm với TNGB; - Sử dụng máy ly tâm.
Nếu nhân viên PXN sử dụng tủ ATSH không đúng cách thì dù một tủ ATSH tốt cũng không thể phát huy đƣợc chức năng bảo vệ mẫu bệnh phẩm cũng nhƣ bảo vệ ngƣời làm xét nghiệm. Việc sử dụng tủ ATSH đúng nhƣ tắt đèn cực tím trƣớc khi sử dụng nếu có, bật công tắc đèn và quạt hút, cho tủ ATSH chạy 5 phút trƣớc khi làm xét nghiệm, chuẩn bị đủ dụng cụ vô trùng cần thiết hầu nhƣ đƣợc các nhân viên PXN thực hiện. Trong nghiên cứu các nhân viên PXN thực hành sử dụng tủ an toàn sinh học đối với các thao tác khi thực hành chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao từ 35,7% đến 71,1%. Trong đó tỉ lệ nhân viên PXN có động tác đóng tấm kinh chắn phía trƣớc khi sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất là 71,1%, tiếp theo là thao tác mở tấm kính chắn phía trƣớc khi đang sử dụng (67,5%), cuối cùng là thao tác lau tủ bằng
dung dịch khử trùng thích hợp sau khi sử dụng. Tỉ lệ nhân viên PXN có thực hiện đầy đủ các bƣớc sử dụng tủ ATSH là 33,6% (Bảng 3.20). Nhƣ vậy việc tập huấn về sử dụng tủ an toàn sinh học là rất quan trọng và cần thiết phải xây dựng quy trình chuẩn và yêu cầu nhân viên phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình này.
Tỉ lệ nhân viên phòng xét nghiệm thực hành lau tủ bằng dung dịch khử trùng thích hợp sau khi sử dụng 35,7% trƣờng hợp, 45,7% trƣờng hợp bật đèn cực tím sau khi sử dụng 45,7% Tỉ lệ này thấy hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thuỷ năm 2010 là 57,9% và 67,1% , tỉ lệ nhân viên phòng xét nghiệm thực hành sau khi để giấy tờ làm việc tại tủ an toàn sinh học đã tăng hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thuỷ năm 2010 (7,9%). Theo khuyến cáo của TCYTTG, không nên sử dụng đèn cồn trong tủ ATSH vì có thể gây cháy nổ nhƣng nhân viên PXN vẫn sử dụng do thói quen hoặc các tủ ATSH tại các TTYTDP hiện nay đã cũ và nhiều năm không đƣợc kiểm tra, bảo dƣỡng nên môi trƣờng bên trong tủ an toàn sinh học chƣa có bằng chứng bảo đảm vô trùng [73]. Nhƣ vậy kể cả các phòng xét nghiệm đã có tủ ATSH nhƣng chúng ta vẫn không dám chắc liệu tủ ATSH có bảo đảm các yêu cầu về chất lƣợng hay không. Việc không đƣợc kiểm tra, bảo dƣỡng định kỳ cũng thƣờng gặp phải đối với các loại thiết bị khác trong phòng xét nghiệm. Theo quy định tại Thông tƣ số 25/2012/TT- BYT tất cả các tủ ATSH đã quy định về kiểm chuẩn định kỳ các thiết bị của phòng xét nghiệm cũng nhƣ có một cơ quan có chức năng và đủ năng lực kiểm chuẩn các thiết bị này [8].
Tỉ lệ nhân viên PXN thao tác trên máy ly tâm khi để máy dừng hẳn rồi mới mở máy lấy mẫu chiếm tỉ lệ cao nhất (67,5%), tiếp theo là sử dụng đúng ống ly tâm làm bằng nhựa (66,8%), tỉ lệ các nhân viên PXN biết bật các nút của máy ly tâm theo đúng thứ tự chiếm 31,8%. Tỉ lệ nhân viên
PXN thực hiện đúng tất cả các bƣớc sử dụng máy ly tâm theo hƣớng dẫn sử dụng đặt tại máy là 26,8% (Bảng 3.24). Những hạt nhiễm khuẩn lan truyền trong không khí có thể phát tán khi sử dụng máy ly tâm có thể dẫn đến lây nhiễm các tác nhân gây bệnh cho nhân viên phòng xét nghiệm, môi trƣờng và cộng đồng khi sử dụng máy ly tâm không theo hƣớng dẫn sử dụng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra các vấn đề chính cần đào tạo cho các nhân viên PXN bao gồm: các quy tắc làm việc trong phòng xét nghiệm, sử dụng BHCN nhƣ găng tay cao su, áo choàng, mặt nạ phòng hộ, kính… và các kỹ thuật bảo đảm ATSH nhƣ sử dụng pipet, tủ ATSH [65]. Theo tác giả Pike (1979), hiểu biết kỹ thuật và phƣơng pháp sử dụng TTB là cách phòng ngừa tốt nhất đối với các bệnh truyền nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm [57]. Chính vì vậy, song song với việc trang bị thêm các TTB và cải tạo sửa chữa cơ sở làm việc bảo đảm ATSH thì việc đào tạo và cung cấp các kỹ năng bảo đảm các yêu cầu ATSH cần thiết cho các nhân viên PXN là một hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, cần tăng cƣờng hoạt động giám sát hỗ trợ kỹ thuật của tuyến trên nhằm duy trì các kỹ năng bảo đảm ATSH tại các phòng xét nghiệm. Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành ATSH của nhân viên y tế đƣợc thực hiện tại một trƣờng đại học và 2 bệnh viện tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy chỉ có 23,5% đối tƣợng đã đƣợc đào tạo về ATSH; 91,3% có mang găng tay và 87,4% mặc áo bảo hộ của PXN khi làm việc; 100% có rửa tay, trong đó 43% có rửa tay hàng ngày trên 10 lần và 38,3% trƣờng hợp còn ăn uống trong PXN [24].
4.1.5. Quản lý sức khoẻ cán bộ xét nghiệm
Nhân viên PXN là những ngƣời đang thực hiện một công việc nguy hiểm khi hằng ngày họ phải tiếp xúc với bệnh phẩm cũng nhƣ các TNGB. Tỉ lệ phòng xét nghiệm có quy định đối với ngƣời có thai khi làm việc
trong phòng xét nghiệm cao nhất (93,3%), tiếp theo là nhân viên PXN đƣợc khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ theo dõi sức khỏe của nhân viên và xét nghiệm định kỳ về tình trạng nhiễm bệnh của nhân viên đối với các tác nhân sử dụng trong phòng xét nghiệm có tỉ lệ tƣơng đƣơng nhau (71,1%). Chỉ có 55,6% phòng xét nghiệm có sử dụng vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định cho nhân viên PXN. Trong khi đó tỉ lệ phòng xét nghiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khám sức khỏe chỉ là 11,1% (Bảng 3.22). Đa số nhân viên PXN chiếm tỷ lệ 85,6% (Bảng 3.25) biết rằng họ cần đƣợc tiêm vắc xin hoặc uống thuốc dự phòng một số bệnh có thể bị phơi nhiễm trong phòng xét nghiệm. Cụ thể các nhân viên PXN cho rằng cần tiêm/uống vắc xin hoặc thuốc dự phòng đối với bệnh viêm gan là 85,6%, bệnh khác nhƣ cúm, viêm não Nhật Bản... chiếm 45,4%. Theo Luật Cán bộ, công chức và các qui định về hƣớng dẫn về ATSH, để đƣợc bảo vệ sức khỏe [18], nhân viên PXN phải đƣợc dõi sức khỏe để đánh giá và ngăn chặn kịp thời tình trạng nhiễm bệnh. Tỉ lệ cán bộ đƣợc khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu năm 2005 của tác giả Nguyễn Thị Liên Hƣơng và cộng sự (72,6%) [17]. Tỉ lệ nhiễm bệnh viêm gan B của những nhân viên y tế đã giảm trong trong những năm gần đây, phần lớn là do tiêm chủng trên diện rộng với vắc xin viêm gan B [58]. Trong nhiều cơ sở y tế, mặc dù các nhân viên đƣợc tiêm vắc xin phòng bệnh, nhƣng tình trạng chuyển đổi huyết thanh sau tiêm chủng không đƣợc đánh giá do vậy không có bằng chứng chứng minh là có thể bảo vệ đƣợc nhân viên phòng xét nghiệm [26]. Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo khi tiêm đủ ba mũi vắc xin viêm gan B thì có đáp ứng miễn dịch, nếu tiêm không đầy đủ và đúng lịch thì cần phải tiêm ba liều thứ hai và kiểm tra lại các kháng thể kháng HBsAg. Trong trƣờng hợp nhân viên phòng xét nghiệm đã tiêm vắc xin mà không có đáp ứng miễn dịch thì không khuyến khích tiêm thêm. Nếu một nhân viên có tiếp xúc với máu
cho bệnh nhân biết hoặc nghi ngờ là có nguy cơ cao của HBsAg (+), nên đƣợc tiêm HBIGx2 hoặc HBIG để phòng bệnh [30]. Tiêm chủng cho nhân viên phòng xét nghiệm để phòng bệnh viêm gan B cũng nên đƣợc thực hiện và phổ biến rộng rãi.
4.1.6. Quản lý chất lƣợng phòng xét nghiệm
Việc triển khai các hoạt động quản lý chất lƣợng phòng xét nghiệm là rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lƣợng xét nghiệm và tuân thủ các