Cơ sở vật chất bảo đảm an toàn sinh học

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh. (Trang 130)

Để bảo đảm ATSH thì các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất là rất cần thiết. Sau khi phân bổ kinh phí, một số Trung tâm đã bố trí thêm kinh phí đối ứng của địa phƣơng để xây dựng phòng xét nghiệm mới, một số Trung sửa chữa nâng cấp phòng xét nghiệm nhƣ thay hệ thống cửa, hệ thống cung cấp nƣớc sạch cho phòng xét nghiệm, lát nền bằng gạch men, tƣờng…Đồng thời cũng cử các chuyên gia trong nƣớc và nƣớc ngoài đến các Trung tâm, phối hợp, trao đổi với đơn vị thi công, nhân viên PXN và cán bộ quản lý của các Trung tâm và thảo luận để xây dựng sửa chữa sao cho phù hợp với các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.

Mặt khác đã tổ chức các hội thảo giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm cho các nhân

viên phòng xét nghiệm, cán bộ quản lý Trung tâm để nắm đƣợc các quy định, những điều kiện về cơ sở vật chất từ đó có kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất đúng theo các quy định.

Sau triển khai các biện pháp can thiệp, phòng xét nghiệm có đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất phòng xét nghiệm của các TTYTDP tỉnh đều tăng lên ở các mức độ khác nhau bên với các CSHQ khác nhau. Tuy nhiên chỉ có các chỉ số về cơ sở vật chất phòng xét nghiệm có đủ diện tích (≥ 20 m2), đƣờng ống cấp nƣớc trực tiếp cho phòng xét nghiệm có van chống chảy ngƣợc, có vòi rửa mắt khẩn cấp đúng vị trí của phòng xét nghiệm, có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng trƣớc khi thải vào nơi chứa nƣớc thải chung, các cửa chắc chắn, có khóa, các cửa ra vào đƣợc đóng trong khi làm việc, có biện pháp ngăn sự xâm nhập chuột, gián, ruồi, muỗi, tƣờng, trần và sàn nhà đƣợc làm bằng vật liệu nhẵn, dễ lau rửa, không thấm nƣớc, chống lại đƣợc hoá chất và các chất khử khuẩn thông thƣờng sử dụng trong phòng xét nghiệm, sàn nhà nhẵn nhƣng không bị trơn, trƣợt, mặt bàn xét nghiệm không có khe rãnh, không thấm nƣớc, chịu đƣợc nhiệt và các hóa chất, bồn nƣớc rửa trong phòng xét nghiệm khóa mở và đóng nƣớc không cần dung tay, hệ thống phát hiện cháy và thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra, các hành lang, lối đi và khu vực lƣu thông đƣợc thông suốt cho việc di chuyển của nhân viên và các thiết bị chữa cháy, các bình chữa cháy di động đƣợc nạp đầy, còn hoạt động tốt và đặt đúng nơi quy định tăng lên từ 15,6% đến 42,2% với CSHQ là từ 18,4% đến 100% và có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Tỉ lệ phòng xét nghiệm đáp ứng đầy đủ các điểu kiện về cơ sở vật chất tăng lên từ 4,4% lên 97,8% với CSHQ là 2100, p<0,0001 có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.25). Tƣờng bên trong khu vực xét nghiệm đƣợc sơn chịu axit, dung môi hoặc ốp gạch men kính cao tối thiểu 1,8 - 2,2 m và dễ làm vệ sinh sau khi can thiệp thì còn 03 phòng xét nghiệm chƣa đạt yêu cầu do phòng xét nghiệm đã đƣợc xây dựng lâu (Bảng 3.26). Hệ thống phát hiện cháy và thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra chiếm tỉ lệ thấp sau can thiệp. Bên cạnh đó, hệ thống điện của tất cả các

Trung tâm vẫn chƣa đƣợc nối đất (ổ cắm 3 lỗ và phích cắm 3 chân) nên chƣa bảo đảm an toàn, hạn chế này tồn tại từ khi thiết kế phòng xét nghiệm, khi đƣợc tƣ vấn thay đổi hệ thống điện các TTYTDP đều cho rằng họ cần phải có thời gian để lập kế hoạch, xin kinh phí... Đến khi kết thúc thời gian can thiệp, hạn chế này vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Nguyên nhân chủ yếu các phòng xét nghiệm đều không thực hiện mà chủ yếu là thực hiện tại cả đơn vị do vậy các phòng xét nghiệm cần phải thực hiện nghiêm túc vấn đề này, hạn chế này tồn tại từ khi thiết kế phòng xét nghiệm, khi đƣợc tƣ vấn thay đổi hệ thống điện các TTYTDP đều cho rằng họ cần phải có thời gian để lập kế hoạch, xin kinh phí... Đến khi kết thúc thời gian can thiệp, hạn chế này vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Đối với các tiêu chí về biển bảo, sau triển khai các biện pháp can thiệp, phòng xét nghiệm có sử dụng các biển báo cần thiết tại cửa PXN tại các TTYTDP tỉnh đều tăng lên ở các mức độ khác nhau với các CSHQ khác nhau. Tuy nhiên chỉ có bảng nội qui ATSH đặt ở vị trí cửa ra vào phòng xét nghiệm; có biển báo nguy cơ sinh học, tia tử ngoại, laser, phóng xạ ở cửa phòng; có biển báo “Cấm ăn uống, hút thuốc

trong PXN”; có bảng nội qui an toàn về cháy nổ tăng lên từ 11,1% đến

35,6% với CSHQ là từ 12,5% đến 59,2% và có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Tuy nhiên đối với bảng chỉ dẫn rửa tay đúng cách sau can thiệp vẫn chiếm tỉ lệ thấp là do các phòng xét nghiệm biết đƣợc việc này tuy nhiên không bố trí khinh phí để in mà chủ yếu đợi sự cấp phát của tuyến trên do vậy cần có thời gian để có sự khắc phục nội dung này (Bảng 3.27 đến Bảng 3.29).

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh. (Trang 130)