Các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 44)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

2.2.3. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh

Việc kích thích hứng thú học tập Vật lý cho HS trong giảng dạy có thể diễn ra theo hai biện pháp: hoặc là nội dung của môn Vật lý chứa đựng khả năng đó, hoặc là bằng sự tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, khi hình thành hứng thú nhận thức, mỗi biện pháp có những nét đặc trưng riêng của nó; nhưng bất cứ biện pháp nào cũng không thể tách biệt độc lập.

a. Hình thành hứng thú nhận thức Vật lý qua nội dung giảng dạy.

Đối tượng đầu tiên của hứng thú nhận thức chính là kiến thức về thế giới, nên việc lựa chọn cẩn thận, chuẩn bị nội dung phong phú của giáo trình, sách giáo khoa là một khâu quan trọng. Muốn thực hiện nhiệm vụ này có 5 con đường:

 Thứ nhất: lựa chọn có suy nghĩ những sự kiện mới, hiện tượng ít người biết, vượt ra khỏi trí tưởng tượng của HS và làm cho HS phải ngạc nhiên. Điều này sẽ gây hứng thú cho HS đối với nội dung nghiên cứu.

 Thứ hai: giúp HS suy nghĩ kĩ, chính xác hóa những quan điểm, quan niệm trong đời sống dưới ánh sáng của khoa học Vật lý. Làm cho HS thấy được điều mới, điều bất ngờ trong những hiện tượng quen thuộc. Giúp họ chuyển từ trạng thái quan niệm nghèo nàn, tương đối hẹp và thuần túy kinh nghiệm sang trìnhđộ hiểu biết khoa học.

 Thứ ba: thông qua tìm hiểu lịch sử Vật lý, những thí nghiệm của các nhà Vật lý, cho HS làm những thí nghiệm để từ đó hình thànhở HS lòng tinđối với khoa học, cũng như với kho tàn g kiến thức của nhân loại nói chung và khoa học Vật lý nói riêng. Bên cạnh đó cũng giúp HS say mê lao động, sáng tạo, phát triển tư duy độc lập, tìm tòi kiến thức cho mình. Con đư ờng này không những dẫn tới hình thành thế giới quan, nhân sinh quan mà còn dẫn tới hình thành hứng thú nhận thức Vật lý cho HS.

 Thứ tư: hứng thú nhận thức Vật lý của HS còn được tác động bởi những thành tựu của Vật lý hiện đại. Chính vì thế, việc cung cấ p, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức Vật lý hiện đại, dựa vào những phương tiện công nghệ tiên tiến cũng là một nhiệm vụ không thể thiếu của người GV.

 Thứ năm: việc vận dụng kiến thức vào đời sống cũng là một sự kích thích quan trọng đối với hứng thú nhận thức của HS. Cho nên, cần phải gắn liền nội dung giảng dạy với thực tiễn đời sống và sản xuất, với hướng nghiệp; làm cho HS thấy được ý nghĩa của kiến thức đối với con người; gây cho HS nhu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

b. Hình thành hứng thú nhận thức Vật lý qua tổ chức hoạt động nhận thức.

Theo biện pháp này, có thể thực hiện theo các con đường sau đây:

 Thứ nhất: làm cho bài giảng liên tục trở thành hoàn cảnh có vấn đề. Cách n ày sẽ tạo ra hứng thú lâu bền.

 Thứ hai: tổ chức các hoạt động tự lập của HS phù hợp với những đặc điểm của hứng thú.

 Thứ ba: rèn luyện cho HS ý thức học liên hệ với hành, giáo dục cho các em thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Vật lý, ý nghĩa của môn học trong đời sống và trong khoa học.

 Thứ tư: tổ chức các hoạt động đòi hỏi sự tìm tòi; khuyến khích, kích thích sự sáng tạo, phát hiện tri thức Vật lý mới so với trìnhđộ hiểu biết của HS.

 Thứ năm: phát triển hứng thú học tập Vật lý bằng cách tổ chức hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm; đưa HS tham quan các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở hướng nghiệp…

 Thứ sáu: làm cho HS thấy được sự tiến bộ, sự trưởng thành của bản thân, tìm thấy hạnh phúc khi phát hiện kiến thức mới; tạo bầu không khí tập thể sôi nổi, tạo ra dư luận tốt để khuyến khích, động viên và phát huy niềm say mê khoa học ở HS. Cụ thể là trong giảng dạy Vật lý, người giáo viên có thể tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động như: làm bài tập, tự làm thí nghiệm, thi đố vui giữa các tổ, làm bài kiểm tra nhỏ (phát phiếu học tập cho HS), theo dõi GV là m thí nghiệm, thi đố vui giữa các tổ…

Hứng thú học của học sinh phần lớn chịu sự ảnh hưởng của giáo viên. Do đó, GV cần thường xuyên trao dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến PP giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng.

Môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động thực nghiệm là một biện pháp thiết yếu để kích thích hứng thú nhận thức Vật lý ở HS.

Tóm lại, để kích thích hứng thú học tập Vật lí cho HS, người HS cần thực hiện một tổ hợp các biện pháp khác nhau, nhưng cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhằm tổ chức đúng đắn hoạt động nhận thức của HS. Trong đó các cách thức tổ chức hoạt động tự lực của HS đóng vai trò quan trọng, ảnh hư ởng tới sự hứng thú đối với việc học tập Vật lý của HS.

Chương 3. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 44)