8. Các chữ viết tắt trong luận văn
3.8. Các pha của phương pháp giải quyết vấn đề
Tạo tình huống có vấn đề.
Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Mục đích chính của giai đoạn này là làm xuất hiện trước HS mâu thuẫn nhận thức, giúp HS xác định rõ nhiệm vụ nhận thức và tiếp nhận nó, tức là tạo ra nhu cầu nhận thức của HS. Kích thích HS hứng thú nhận thức sao cho các em phấn khởi, sẵn sàng giải quyết vấn đề một cách liên tục. Cần chú ý khi đưa ra tình huống có vấn đề là phải đảm bảo tính vừa sức, đòi hỏi tư duy của HS, không quá khó làm cho HS mất hứng thú
Có thể mô tả khái quát bắng sơ đồ sau:
3.9. Vai trò và ý nghĩa của phương pháp giải quyết vấn đề trong khoa học
Thông qua việc học tập định hướng GQVĐsẽ giúp HS thường xuyê n giải thích được các sự sai khác giữa lí thuyết và thực tiễn hay những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy.
Việc áp dụng PP GQVĐ trong dạy học giúp HS vừa nắm vững kiến thức mới vừa nắm được PP để tìm ra kiến thức đó lại vừa phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới, chuẩn bị năng lực thích ứng vào đời sống nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời cácvấn đề nảy sinh.
Nếu HS tham gia tích cực trong quá trình học sẽ làm tăng niềm vui cũng như cá thể hóa đối với nội dung học tập, do đó làm tăng động cơ học tập và hứng thú với môn học. Đồng thời khi HS thường xuyên vận dụng tri thức vào GQVĐ thì khả năng vận dụng vào giải quyết các tình huống sẽ hiệu quả hơn và có thể phát triển năng lực giao tiếp xã hội . Việc sử dụng phương pháp này thường mất nhiều thời gian. Do đó, khi đưa ra vấn đề GV cần giúp đỡ HS bằng những câu hỏi gợi mở để khám phá, tìm hiểu làm rõ vấn đề .
Pha thứ nhất: Đề xuất vấn đề - bài toán
Từ nhiệm vụ, nảy sinh nhu cầu về 1 cái chưa biết, chưa có cách giải quyết, hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được
Diễn đạt nhu cầu thành vấn đề - bài toán
Pha thứ hai: Suy doán giải pháp, thực hiện giải pháp
Suy đoán giải pháp:
-Suy đoán điểm xuất phát cho phép đi tìm lời giải
- Chọn mô hình có thể vận hành được để đi tới cái cần tìm
- Phỏng đoán các biến cố TN có thể xảy ra, nhờ đó có thể khảo sát TN để xây dựng cái cần tìm
Thực hiện giải pháp
- Vận hành mô hình rút ra kết luận logic về cái cần tìm
- Thiết kế PATN, THTN, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận
Pha thứ 3: Kiểm tra, vận dụng kết quả
Xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả tìmđược, sự phù hợp của lý thuyết và thực nghiệm
Xem xét sự cách biệt giữa kết luận lý thuyết với kết luận thực nghiệm để kết luận hoặc tiếptục xây dựng cái cần tìm
Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONGCHƯƠNG2. DAO ĐỘNG CƠ, VẬT LÝ 12 NÂNG CAO.