Các hình thức kiểm tra

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 28)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

1.6.2.Các hình thức kiểm tra

Tự luận: Tự luận là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi gồm các câu hỏi dạng mở yêu cầu thí sinh phải trình bày nội dung trả lời các câu hỏi trong một bài viết để giải quyết vấn đề nêu ra.

 Ưu điểm:

 Tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng diễn đạt những suy nghĩ của mình. Do đó có thể đánh giá được hoạt động này của HS.

 Có thể thấy được quá trình tư duy của HS để đi đến đáp án, nhờ đó mà đánh giá được chính xác hơn trìnhđộ của HS.

 Soạn đề dễ và ít thời gian hơn cá hì nh thức kiểm tra khác.  Nhược điểm:

 Thiếu tính toàn diện và hệ thống: Do các câu hỏi trong một bài kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận không nhiều nên chỉ có thể tập trung vào một số rất ít kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình. Do đó giá trị về nội dung của đề kiểm tra không cao, không đảm bảo kiểm tra một cách toàn diện, hệ thống kiến thức, kĩ năng của HS.

 Thiếu tính khách quan: Việc đánh giá các phương án trả lời thường thiếu tính khách quan vì nó phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm việc chấm bài khó khăn và mất nhiều thời gian.

Trắc nghiệm: là hình thức kiểm tra, thi mà trong đó đề kiểm tra, thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết yêu cầu thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu hỏi.

 Ưu điểm:

 Bài kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan bao gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể bao quát một phạm vi rất rộng của nội dung chương trình .

 Có tiêu chí đánh giá đơn nhất, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người chấm.

 Sự phân bố điểm có thể phân biệt được hơn trình độ học tập của HS thu được thông tin phản hồi đầy đủ hơn về quá trình dạy và học.

 Nhược điểm:

 Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của HS cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của HS để trả lời một câu hỏi hoặc giải bài tập. Do đó nếu chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm này trong kiểm tra, đánh giá thì việc kiểm tra đánh giá có thể trở thành yếu tố có tác dụng hạn chế việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của HS.

1.6.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Vai trò của đánh giá kết quả học tập của HS thông qua việc thi và kiểm tra.

 Đối với GV: giúp cho GV đánh giá được kết quả dạy của bản thân và kết quả học của hS, qua đó có thể rút kinh nghiệm về nội dung và PPDH nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng day học trong trường phổ thông.

 Đối với HS: giúp cho chính bản thân HS tự đánh giá được kết quả của chính mình, rèn luyện cho HS khả năng tự lực đặt và giải quyết các vấn đề, phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt trước những tình huống “có vấn đề”, khả năng lí giả các vấn đề tư duy logic… đồng thời rèn luyện cho HS tính kỉ luật, thúc đẩy việc học tập của HS.

 Đối với các nhà quản lí giáo dục, kết quả thi và kiểm tra là những căn cứ pháp lý cơ bản để đánh giá GV và HS, là những thông tin rất quan trọng làm cơ sở cho việc điều hành, chỉ đạo quá trìnhđào tạo trong nhà trường.

Mục tiêu đổi mới kiểm tra đánh giá.

 Đánh giá đúng thực chất trìnhđộ, năng lực người học, kết quả kiểm tra, thi đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm một căn cứ xét tuyển sinh.

 Tạo động lực đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

 Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học.  Yêu cầu kiểm tra đánh giá.

 Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn h ọc ở từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, mỗi cấp học.

 Phối hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì, giữa đánh giá của GV, tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường , đánh giá của nhà trường cộng đồng.

 Đánh giá kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót.

 Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS mà còn bao gồm đánh giá quá trình học tập nhằm cải tiến quá trình dạy học.

 Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hành chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường, tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên định kì .

 Áp dụng các PP phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của bài thi .

 Đa dạng hóa công cụ đánh giá, sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá.

Các tiêu chí của kiểm tra đánh giá.

 Đảm bảo tính toàn diện kiến thức, kĩ năng,năng lực, thái độ, hành vi của học sinh.

 Đảm bảo độ tin cậy: tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, của các cơ sở giáo dục.

 Đảm bảo tính khả thi: nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp mục tiêu theo từng môn học.

 Đảm bảo yêu cầu phân hóa: phân loại được chính xác trìnhđộ năng lực học sinh, cơ sở giáo dục.

 Đảm bảo hiệu quả cao: đánh giá được, đúng các lĩnh vực cần đánh giá học sinh,cơ sở giáo dục,thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra.

Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá HS.

 Xác định mục đích yêu cầu của kiểm tra.

 Xác định mục tiêu dạy học.

 Thiết lập ma trận hai chiều.

 Xác định số lượng câu hỏi, bài tập sẽ đưa ra trong đề kiểm tra.

 Xác định số lượng câu hỏi, bài tập của mỗi loại hìnhđưa vào đề kiểm tra: Câu hỏi tự luận câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

 Thiết lập ma trận với đầy đủ số liệu thông tin đãđịnh.

 Thiết kế câu hỏi bài tập theo ma trận.

 Thiết kế đáp án, biểu điểm.

Những khó khăn hình thức trắc nghiệm khách quan cần khắc phục.

 Hình thức trắc nghiệm khách quan có thể có lợi thế hơn đối với một số học sinh.

 Khó quan tâm nhiều đến môi trường học tập của học sinh.

 HS khó thể hiện được tính thống nhất trong quá trình học tập.

 Khó đánh giá được hết các năng lực học tập, kĩ năng mà chỉ đánh giá được các mảng kiến thức.

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 28)