Những biểu hiện của hứng thú nhận thức

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 41)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

2.1.7. Những biểu hiện của hứng thú nhận thức

Hứngthú biểu hiện ở 2 mức độ của nó.

 Mức độ 1: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa có xúc cảm, tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành hoạt động để chiếm lĩ nh đố tượng đó.

Hứng thú biểu hiện ở nội dung: hứng thú học tập, hứng thú nghiên cứu khoa học, hứng thú giải trí…

Hứng thú biểu hiện ở chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứng thú đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối tượng thì cuộc sống thường đơn điệu. Trong thực tế, những người thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú c ủa mình trong phạm vi hợp lý, trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác định được hứng thú trung tâm, mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.

Đứng dưới các góc độ khác nhau, các tác giả phân tích khác nhau về những biểu hiện cụ thể của hứng thú nhận thức:

Phạm Tất Dong cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:

 Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên quan tới đối tượng của hứng thú đó.

 Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đối tượng này gây ra.

 Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về việc có liên quan tới chúng.

 Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vàp đối tượng của hứng thú.

 Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng những điều có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.

Theo G.I.Sukina: Hứng thú biểu hiện ở những khía cạnh sau:

 Xu hướng lựa chọn các quá trình tâm lí ở con người nhằm v ào các đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.

 Xu thế, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn hiểu một lĩnh vực, hiện tượng cụ thể, một hoạt động xác định, mang lại thỏa mãn cho mình.

 Nguồn kích thích mạnh mẽ tới, tích cực cho cá nhân. Do ảnh hưởng của nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình tâm lí diễn ra khẩn trương; còn hoạt động trở nên say mê, đem lại hiệu quả cao.

Trong nhà trường dạy học được tổ chức đúng đắn, có PP phù hợp với đối tượng thì hoạt động nhận thức hứng thú của HS được biểu hiện ở những mặt sau:

 Biểu hiện về trí tuệ: luôn say mê vươn tới nhận thức, có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết, thích tìm tòi, thường đặt ra câu hỏi để hiểu sâu vấn đề, có trí tuệ mềm dẻo, tích cực sáng tạo trong học tập, có sự chú ý trong học tập.

 Biểu hiện về ý chí: kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề nhận thức đến cùng, khắc phục khó khăn trong hoạt động nhận thức, chịu khó sưu tầm, tìm hiểu tri thức để mở rộng tri thức tiếp thu ở trường.

 Biểu hiện về tình cảm: rất thích thú, phấn khởi, lạc quan, sung sướng, hạnh phúc khi nhu cầu nhận thức được thỏa mãn.

 Biểu hiện về kết quả: thường xuyên thành công trong học tập, kết quả giáo dục đạt hiệu quả cao. Các mặt này không tách biệt mà quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng nó chỉ thể hiện rõ nét khi hứng thú của cá nhân phát triển ở giai đoạn cuối. Hứng thú trở thành xu hướng nhân cách và đó phải là hứng thú tích cực.

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 41)