Khắc phục những hạn chế trong kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 33)

8. Các chữ viết tắt trong luận văn

1.6.5. Khắc phục những hạn chế trong kiểm tra đánh giá

Giáo viên trong quá trình chuẩn bị kiến thức cho HS, khi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, bài thi cần lưu ý khắc phục những hạn chế :

 Bài kiểm tra, bài thi chỉ đo được những kiến thức HS nhớ trong SGK, tài liệu, chưa quan tâm đến kết quả học tập quan trọng khác.

 Bài kiểm tra, thi chưa thể hiện được tất cả những kiến thức mà các em đã được học trong nhà trường. Đánh giá chỉ dựa trên chỉ tiêu điểm số của HS có thể làm lệch lạc mục tiêu con người toàn diện.

 GV chưa thể phản hồi cụ thể, chính xác với HS vì sao các em chưa học tốt và bằng cách nào các em có thể năng cao kết quả học tập của mình, ngoài việc nhắc các em một câu không mấy liên quan đến đánh giá là các em cần phải học tập chăm chỉ hơn.

 HS không phải lo lắng về những kết quả học tập quan trọng khác vì những kết quả này không được kiểm tra.

 Trong nhiều trường hợp, HS phải làm quá nhiều bài kiểm tra và các em ít có cơ hội học tập và phát triển toàn diện. Việc đánh giá bằng điểm số này được thực hiện thường xuyên và công khai.HS được hệ thống giáo dục và gia đình theo dõi liên tục cả ngày, không có thời gian và không gian riêng tư.

 HS chỉ học những gì sẽ kiểm tra, thi. Nếu các em biết nếu chỉ kiểm tra một lượng kiến thức nhất định thì các em sẽ không quan tâm đến những nội dung khác mà chúng ta muốn các em học.

Chương 2.KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ

2.1. Hứng thú trong tâm lý.

2.1.1. Khái niệm hứng thú.

Thuật ngữ “hứng thú” đãđược sử dụng khá rộng rãi trongđời sống cũng như trong khoa học giáo dục và được nhiều nhà tâm lý học tìm hiểu và nghiên cứu từ lâu. Song cho đến nay, “hứng thú” vẫn còn là vấn đề phức tạp. Vì thế, nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) Vugôxki viết: “Đối việc nghiên cứu các vấn đề tâm lý, hầu như không có vấn đề tâm lý nào phức tạp hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của con người”.

Khi trả lời câu hỏi “ hứng thú là gì?” có nhiều quan niệm rất khác nhau. Sau đây là một số quan niệm về hứng thú:

Một số nhà giáo dục tư sản cho rằng:

 Hứng thú được xem như một thuộc tính bẩm sinh của con người (I.Ph.Ghec-bac).

 Hứng thú có nguồn gốc sinh vật của nó (U.Giêm -xơ).

Một số quan niệm khác lại cho rằng hứng thú là một dạng nhu cầu.

 Hứng thú là đặc điểm lứa tuổi, là bản năng của nguyện vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn.(E.K.Cla-pa-lét).

 Hứng thú là một kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu.(S.Bui-le).

 Có quan niệm lại coi hứng thú không phải là bản năng, là nhu cầu mà là:

 Hứng thú là sự biểu hiện ra bên ngoài khuynh hướng lựa chọn của con người, chú ý của con người (T.Ri-bô); của tư tưởng, ý định của con người (X.L.Ru-bi-Xtê- in).

 Hứng thú là một sự sáng tạo tinh thần với đối tượng mà con người tham gia vào (An-noi).

Nhìn chung, quanđiểm của các nhà tâm lý học đề cập trên đây hoặc là duy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú. Chúng ta không thể đồng ý với những quan niệm trên vì con người không phải ai cũng có hứng thú giống nhau. Lúc mới sinh, những hứng thú tinh thần trực tiếp chưa nảy sinh; hứng thú có nguồn gốc xã hội của nó nên coi hứng thú là thuộc tính bẩm sinh là hạ thấp vai trò của giáo dục, giáo dưỡng và hoạt động có ý thức của con người. Đồng thời ta cũng không thể đồng ý khi cho rằng hứng thú là nhu cầu. Vì hứng thú khác nhu cầu ở yếu tố hấp dẫn, khoái cảm. Quan niệm này đã không

cũng là sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa nội dung và hình thức. Vì hứng thú là một hiện tượng tâm lí được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể là sự hoạt động tích cực của cá nhân, cũng có thể là sự chú ý cao độ của cá n hân đối với một đối tượng ở một thời điểm nào đó. Mặt khác, chú ý có thể hướng vào đối tượng mà ta cảm thấy không hứng thú gì, nhưng vì có ý thức về tầm quan trọng và vì sự cần thiết mà ta phải nghiên cứu đối tượng đó, chẳng hạn chú ý có chủ định.

Tóm lại, những quan điểm trên đây về hứng thú là chưa đúng, không lột tả được bản chất của hứng thú.

Khái niệm “hứng thú” không đơn giản, nó phản ánh những thái độ tồn tại một cách khách quan của nhân cách. Những thái độ này xuất hiện và chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống và sự hoạt động của cá nhân. Đời sống xã hội là nguồn hứng thú vô tận của con người. Tất cả những gì tạo thành hứng thú đều được con người rút ra từ thực tế khách quan. Nhưng không phải mọi thứ trong thực tế đều là đối tượng của hứng thú, mà chỉ có những gì có ý nghĩa tất yếu, quan trọng, có giá trị và hấp dẫn đối với con người thì mới là đối tượng của hứng thú thôi.

Hứng thú luôn luôn mang tính chất của mối quan hệ hai mặt. Nếu cá nhân có hứng thú về một đối tượng nào đó thì có nghĩa là đối t ượng cũng gây hứng thú với cá nhân.

Thái độ cảm xúc đối với đối tượng là một trong những dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú; nhưng chỉ có những dấu hiệu cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú. Húng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó. Khát vọng này được thể hiện ở chỗ: cá nhân tập trung ý thức cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và đi ều chỉnh các quá trình tâm lí (tri giác, tư duy, tưởng tượng…) theo một hướng xác định, và do đó tích cực hóa hoạt động của con người phù hợp với hứng thú của nó. Chính vì vậy, khi được làm việc hợp với hứng thú của mình, dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẫn cảm thấy thoải m ái và đạt được hiệu quả cao. Hứng thú là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng ý thức và được định nghĩa là cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra.( A.G. Kô-va-lép)

Tóm lại, những quan điểm vừa rồi dù dưới một hình thức nào đi nữa cũng đều phản ánh hai đặc điểm cơ bản của hứng thú:

 Cá nhân nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng đã gây cho mình hứng thú. Đối tượng đó có liên quan đến đời sống và hoạt động của cá nhân.

 Đối tượng của hứng thú phải đem lại cho cá nhân sự khoái cảm đặc biệt.

Từ sự thống nhất về hai đặc điểm cơ bản này, ta có thể nói: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân nỗi khoái cảm.

2.1.2. Cấu trúc hứng thú

Tiến sĩ tâm lý học N.GMavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm của mình về cấu trúc hứng thú :

 Cá nhân hiểu rõđược đối tượng đã gây ra hứng thú .

 Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.

 Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.

Vậy theo ông thì: hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm, tình cảm thực sự mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.

Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động, nếu chỉ có đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối với đối tượng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấ y được xúc cảm, tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa là hiểu được nội dung tâm lý của hứng thú nó tiềm ẩn bên tr ong. Hững thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tích cực hoạt động với đối tượng

Nhận thức – xúc cảm tích cực – hoạt động.

Bất kì những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực ủa chủ thể với đối tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động với đối tượng. Nhận thức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành tháiđộ .

Cách phân tích hứng thú của Marosova được nhiều nhà tâm lý tán thành, điểm quan trọng nhất là tác giả đã gắn hứng thú với hoạt động. Tuy nhiên cách phân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên đã xem nhẹ mặt nhận thức. Tác giả đã nhấn mạnh thái độ, xúc cảm của nhận thức mà chưa nói d ến nội dung, đối tượng nhận thức trong hứng thú. Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức, thì chỉ

là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng. Nếu chỉ nói đến mặt hành vi, là chỉ đề cập đến hình thái bên ngoài, mà chưa nói đến nội dung bên trong .

Vậy hứng thú phải là sự kết hợp giữa

Nhận thức- xúc cảm tích cực- hành động.

Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân, để có hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên. Nó có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau. Trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẽ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú.

2.1.3. Phân loại hứng thú

Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

 Hứng thú thụ động: là loại hứng thú dừng lại ở ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu sắc đối tượng hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng.

 Hứng thú tích cực: không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nê n hứng thú mà đi vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng đó. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.

Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: chia ra làm 5 loại:

 Hứng thú vật chất: là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng (như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp…).

 Hứng thú nhận thức: ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như: hứng thú Vật lý, hứng thú Triết học, hứng thú Tâm lý học…

 Hứng thú lao động nghề nghiệp: hứng thú một ngành nghề cụ thể: Hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ…

 Hứng thú xã hội – chính trị.

 Hứng thú nghệ thuật.

Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

 Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng thường không sâu.

Trong cuộc sống, cá nhân đòi hỏi phải có cả hứng thú rộng và hứng thú hẹp. Vì nếu chỉ có hứng thú hẹp thì nhân cách của cá nhân sẽ không toàn diện, song nếu chỉ có hứng thú rộng mà không có hứng thú hẹp thì sự phát triển nhân cách sẽ hời hợt, thiếu sự sâu sắc.

Căn cứ vào tính bền vững: Chia ra làm 2 loại:

 Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.

 Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.

Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm 2 loại

 Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm với hoạt động, công việc, mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức để nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

 Hứng thú hời hợt bên ngoài.

Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

 Hứng thú trực tiếp: hứng thú với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.

 Hứng thú gián tiếp: hứng thú với kết quả hoạt động.

2.1.4. Hứng thú nhận thức

Hứng thú nhận thức được coi là sự định hướng có chọn lọc của con người vào những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Sự định hướng đó được đ ặc trưng bởi sự thường xuyên vươn tới những tri thức mỗi ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

Hứng thú nhận thức có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức. Nó có thể rất rộng, liên quan đến việc thu nhận thông tin nói chung, việc nhận biết cái mới trong thế giới xung quanh và đi sâu vào một lĩnh vực xác định của nhận thức, vào những cơ sở lí luận, những mối liên hệ và các qui luật bản chất của nó.

Trong nhà trường, đối tượng hứng thú nhận thức của học sinh là nội dung của môn học. Ở đây, hứng thú nhận thức không chỉ là những tri thức mà là cả quá trình nắm vững tri thức đó, quá trình lĩnh hội những phương thức nhận thức cần thiết.

Các đặc trưng của hứng thú nhận thức làở quan hệ nhận thức phức tạp đối với các đối tượng. Mối quan hệ đặc đặc trưng này được Sukina trình bày: “Quan hệ này được biểu hiện trong sự nghiên cứu sâu sắc, trong sự tìm kiếm thường xuyên và độc lập các tri thức thuộc lĩnh vực hứng thú, trong sự tiếp thu tích cực và năng động những phương

thức cần thiết thuộc lĩnh vực đó, trong sự khắc phục bền bỉ những khó khăn trở ngại trên con đường nắm vững các tri thức và phương thức thu nhận chúng”.

Hạt nhân của hứng thú nhận thức là các quá trình tư duy; nhưng các quá trìn h hứng thú nhận thức luôn nhuộm màu cảm xúc.

Đặc điểm quan trọng của hứng thú nhận thức làở chỗ: trung tâm của nó là nhiệm vụ nhận thức, đòi hỏi ở con người một hoạt động tìm tòi sáng tạo tích cực, chứ không phải là sự định hướng sơ đẳng vào cái mới và cái bất ngờ. Với đặc điểm trên, Sukina định nghĩa: “Hứng thú nhận thức là xu hướng có chọn lọc của nhân cách được hướng vào lĩnh vực nhận thức, vào mặt đối tượng của lĩnh vực đó và vào bản thân của quá trình nắm vững tri thức đó”.

Tóm lại, hứng thú nhận thức là một loại hứng thú đặc biệt của con người biểu hiện xu thế muốn đi sâu vào bản chất của những sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Nó được đặc trưng bởi sự say mê, ham thích và cố gắng cao độ trong quá trình lĩnh hội, tích lũy tri thức của xã hội loài người, làm phong phú thêm lên vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và phương thức tìm kiếm những tri thức đó.

2.1.5. Vai trò của hứng thú.

a. Đối với hoạt động nói chung.

Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người say mê hoạt động, đem lại hiệu quả cao. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2. dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, theo phương pháp giải quyết vấn đề (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)