8. Các chữ viết tắt trong luận văn
3.6.2. Các kiểu tình huống học tập
a) Tình huống phát triển hoàn chỉnh
Học sinh đứng trước một vấn đề chỉ mới được giải quyết một phần, một bộ phận, trong một phạm vi hẹp, cần phải tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng thê m sang những phạm vi mới, lĩnh vực mới.
Phát triển, hoàn chỉnh vốn kiến thức của mình luôn luôn là niềm khát khao của tuổi trẻ đồng thời “đó cũng là con đường phát triển khoa học” (Feynman). Quá trình phát triển, hoàn thiện kiến thức sẽ đem lại những kết quả mới (kiến thức, kĩ năng, phương pháp mới) nhưng trong quá trìnhđó, vẫn có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp đã biết.
b) Tình huống lựa chọn
HS đứng trước một vấn đề có mang một số dấu hiệu quen thuộc, có liên quan tới một số kiến thức hay một số phương pháp giải quyết đã biết, nhưng chưa chắc chắn là có thể dung kiến thức nào, phương pháp nào để giải quyết vấn đề thì sẽ có hiệu quả. HS cần phải lựa chọn, thậm chí thử làm xem kiến thức nào, phương pháp nào có hiệu quả để giải quyết vấn đề đặt ra.
Ở các lớp cuối bậc trung học phổ thông, học sinh đã biết kha nhiều kiến thức Vật lý và Toán học nên nhiều tình huống học tập là tình huống lựa chọn. Ngay cả khi đã chọn phương án thí nghiệm rồi, cũng còn có thể xảy ra việc phải lựa chọn thí nghiệm cụ thể nào khả thi, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
c) Tình huống bế tắt
HS đứng trước một vấn đề mà trước đây chưa gặp một vấn đề tương tự. Vấn đề cần giải quyết không có một dấu hiệu nào liên quan tới một số kiến thức hoặc một phương pháp đã biết. HS bắt buộc phải xây dựng kiến thức mới hay phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Tình huống này thường gặp khi bắt đầu nghiên cứu một lĩnh vực kiến thức mới.
d) Tình huống “tại sao”?
Trong nhiều trường hợp, HS quan sát thấy hiện tượng Vật lý nào đó xảy ra trái với những suy nghĩ thông thường, trái với những kiến thức mà HS đã biết hoặc chưa bao giờ gặp nên không biết dựa vào đâu mà lí giải. HS cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao lại có sự trái ngược đó, sự lạ lùng đó. Để trả lời câu hỏi này cần phải xây dựng kiến thức mới. Cũng có nhiều trường hợp HS không nhận thấy ngay mối liên hệ giữa hiện tượng xảy ra với những kiến thức đã biết hoặc thoạt mới nhìn thấy hình như hiện tượng xảy ra trái với những điều đã biết nhưng xét kĩ lại thấy không có gì trái cả, chỉ vì hiện tượng xảy ra phức tạp khiến ta bị nhầm lẫn.
e) Tình huống lạ
HS đứng trước một vấn đề hoàn toàn mới, không phù hợp với những gì mà các emđã biết, không biết phải dùng kiến thức và phương pháp nào để giải quyết.
Cách phân loại các tình huống học tập như trên chỉ là tương đối. Tùy theo cách đặt câu hỏi, cách dẫn dắt, cách tổ chức tình huống mà HS sẽ r ơi vào tình huống này hay tình huống khác.
Để tăng sự hấp dẫn của bài học và sự mềm dẻo của tư duy HS, GV nên thường xuyên thay đổi tình huống học tập.