6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
2.3.1. Kết quả đạt được
Công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân từ năm 2011 – 2014 đã đạt đƣợc những thành tựu sau:
Đảm bảo tuân thủ quy trình thực hiện theo đúng quy định trụ sở chính
Áp dụng chính sách giá đối với từng nhóm khách hàng
Công tác kiểm soát rủi ro đƣợc chi nhánh thực hiện nghiêm túc, thể hiện qua các quy định: không tiến hành cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ đối với các đối tƣợng khách hàng không đáp ứng các điều kiện; thực hiện biện pháp ngăn ngừa rủi ro nhƣ thẩm định hồ sơ, kiểm tra chứng từ, ..; đồng thời có các biện pháp giảm thiểu tổn thất bằng quy định ký quỹ đảm bảo nguồn thanh toán, yêu cầu khách hàng phát hành L/C bằng nguồn vốn vay của BIDV mua bảo hiểm đối với lô hàng nhập khẩu giá chƣa gồm phí bảo hiểm.
BIDV trang bị đầy đủ và hiện đại phục vụ cho công tác thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng
Nguồn nhân lực chất lƣợng cao: cán bộ có trình độ đại học là 100%, trình độ ngoại ngữ bằng C và trình độ tin học bằng B trở lên, cán bộ TTTM có thâm niên làm việc trên 5 năm, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. BIDV Hải Vân thƣờng xuyên cử cán bộ TTTM tham gia tổ chức đào tạo qua
các lớp học trực tuyến, hội thảo trực tiếp đƣợc BIDV tổ chức.
Doanh số thanh toán quốc tế tại BIDV Hải Vân qua các năm đều tăng, phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu, phƣơng thức này chiếm tỷ trọng trên 85%. Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ có xu hƣớng tăng. Tình hình số lƣợng L/C đƣợc phát hành, thanh toán và gửi chứng từ xuất khẩu đều tăng qua các năm
Biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ bằng cách đặt mục tiêu chất lƣợng về thời gian xử lý nhằm đảm bảo tin cậy về dịch vụ đến khách hàng, thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết về chất lƣợng mà Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã công bố với khách hàng.
Đánh giá rủi ro hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ: Mất khả năng thanh toán đối với trƣờng hợp phát hành L/C nhập khẩu là không có trƣờng hợp nào xảy ra; Khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ L/C để phát hành có nguồn đảm bảo từ vốn vay có mức xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên; Không xảy ra trƣờng hợp bộ chứng từ không đƣợc thanh toán, số lƣợng món có bất đồng có xu hƣớng giảm
Thu nhập từ dịch vụ L/C ngày càng cao, chiếm tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ là trên 13%.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Chƣa thực hiện chú trọng công tác nắm bắt nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ để từ đó triển khai các loại L/C đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vì vậy L/C hiện tại các doanh nghiêp sử dụng tại chi nhánh là L/C không hủy ngang.
Chính sách giá đƣợc thực hiện nhƣng “giá” chỉ là về mặt lãi suất, điều kiện đảm bảo, những yếu tố khác nhƣ tỷ giá, điều kiện ký quỹ, phí vẫn áp dụng theo quy định cứng nhắc ban hành từ trụ sở chính.
Chính sách quảng bá đối với dịch vụ chƣa đƣợc chú trọng
Cơ cấu L/C về ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là Ngành thép chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, chiếm trung bình trên 77% tổng giá trị L/C thanh toán.
Chênh lệch về số lƣợng món và doanh số thanh toán giữa L/C nhập khẩu và xuất khẩu, L/C nhập khẩu có số lƣợng cao hơn hẳn so với L/C xuất khẩu
Tổng số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh là gần 200 doanh nghiệp trong đó số lƣợng doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ L/C qua BIDV Hải Vân chỉ là 8 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 5%. Do đó thị phần thanh toán tín dụng chứng từ còn khiêm tốn so với các ngân hàng thƣơng mại khác trên cùng địa bàn Đà Nẵng
Tồn tại L/C nhập khẩu chƣa đƣợc thanh toán, bộ chứng từ xuất khẩu còn bất đồng;
Thu từ dịch vụ L/C chiếm tỷ trọng ngày càng giảm từ 21.56 % năm 2011 xuống còn 13.86% năm 2014
b. Nguyên nhân
Kiến thức về quy định, thông lệ quốc tế của khách hàng về hoạt động TTQT theo phƣơng thức TDCT còn bất cập
Sự hiểu biết của khách hàng doanh nghiệp về quy định quốc tế còn chƣa cao đôi khi đƣa ra những đề nghị trái với nguyên tắc và thông lệ TTQT, do tâm lý e ngại nên các doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm đến các hình thức L/C khác mặc dù ngân hàng đã tƣ vấn. L/C đƣợc phát hành dựa trên cơ sở hợp đồng thƣơng mại tuy nhiên khi phát hành nó có tính độc lập với hợp đồng. Do đó doanh nghiệp nhập khẩu thƣờng hay mắc lỗi ở chỗ mở L/C không bám sát nội dung của hợp đồng dẫn đến việc phải mất thời gian sửa lại nội dung của L/C hoặc L/C lập ra không chặt chẽ, có kẽ hở để đối tác lợi dụng
gây bất lợi khi thay đổi một số điều khoản hợp đồng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu mới sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng làm phƣơng thức thanh toán quốc tế có những khó khăn trong việc lập bộ chứng từ phù hợp với điều kiện, điều khoản L/C dẫn đến việc có thể bị đối tác từ chối thanh toán hoặc là kiểm tra các điều khoản của L/C không kỹ càng dẫn đến là không nhận ra những điều khoản bất lợi cho mình hoặc những điều khoản khó có thể thực hiện trên thực tế.
Cạnh tranh từ các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn
Dù ở vị thế thuận tiện – cổng vào khu công nghiệp Hòa Khánh, địa điểm gần các doanh nghiệp nhƣng số lƣợng các ngân hàng đóng tại đây là không ít. Ba ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank đều có chi nhánh, phòng giao dịch tạo điều kiện tiếp xúc khách hàng và lôi kéo khách hàng truyền thống của chi nhánh cũng nhƣ tạo nên áp lực cạnh tranh thu hút khách hàng tiềm năng. Các ngân hàng đƣa ra chính sách khách hàng đối với phí dịch vụ, thời gian xử lý, thủ tục nhanh chóng,… tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu và chƣa đồng bộ
Chính phủ chƣa ban hành văn bản pháp lý về hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là những quy định cụ thể về việc hƣớng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế nhƣ UCP, INCOTERMS, hoạt động thanh toán quốc tế chƣa thực sự đƣợc bảo vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.
Chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nƣớc
Hiện tại Việt Nam thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nƣớc. Chế độ tỷ giá này vừa đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo đƣợc tính linh hoạt và tiên liệu đƣợc. Về điều hành chính sách tỷ giá, NHNN đã điều hành
chính sách tỷ giá theo hƣớng giảm giá đồng Việt Nam ở mức vừa phải đã có tác động làm giá bán hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới cạnh tranh hơntuy nhiên lại làm tăng chi phí đối với các DN phải nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, gây bất lợi cho ngay cả các DN xuất khẩu nếu các DN này phải nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất cho hàng xuất khẩu của mình. Nhƣ vậy với hƣớng điều hành nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đi kèm với kiềm chế lạm phát mặc dù hai mục tiêu này mâu thuẫn nhau, làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu chịu tổn thất về chi phí cao đối với lô hàng nhập khẩu. Hơn nữa tác động từ những nỗ lực trong điều hành chính sách tỷ giá đối với mục tiêu xuất khẩu là không lớn do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô và có độ co giãn theo giá thấp trên thị trƣờng thế giới hoặc lại phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu.
Công tác marketing đối với dịch vụ này chƣa đƣợc chú trọng, chính sách khách hàng chƣa đƣợc cạnh tranh.
Công tác khách hàng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức
Chi nhánh chƣa thực sự chú trọng việc phân loại khách hàng từ đó đƣa ra những chính sách đúng hƣớng để tạo các biện pháp ƣu đãi khuyến khích nhằm thu hút những khách hàng tiềm năng
L/C đƣợc xử lý tập trung tại trụ sở chính, bộ phận TTTM tại chi nhánh tiếp nhận, thẩm định và chuyển hồ sơ đến trụ sở, do đó thời gian xử lý giao dịch cho khách hàng còn chậm
Chênh lệch doanh số thanh toán giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn lớn. Nguyên nhân là do chi nhánh chủ yếu tập trung khách hàng lớn là công ty cổ phần Thép DaNa Ý hoạt động trong ngành nghề thép, công ty này thƣờng xuyên nhập khẩu nguyên liệu từ nƣớc ngoài, hoạt động kinh doanh của công ty tốt nên nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất lớn do đó giá trị L/C phát hành mà công ty này thực hiện khá lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chƣơng 2 luận văn đã trình bày khái quát về BIDV nói chung và BIDV Hải Vân nói riêng, tiếp theo phân tích rõ thực trạng công tác thanh toán tín dụng chứng từ đang diễn ra tại BIDV Hải Vân. Phân tích thực trạng bao gồm : Xem xét bối cảnh kinh doanh từ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn Đà Nẵng
Xác định mục tiêu định hƣớng của BIDV Hải Vân đối với công tác thanh toán tín dụng chứng từ,
Trình bày cách thức tổ chức thực hiện công tác này tại chi nhánh Các biện pháp BIDV Hải Vân đã triển khai thực hiện
Phân tích các kết quả đạt đƣợc, đƣa ra đánh giá chung đối với công tác thanh toán tín dụng chứng từ của BIDV Hải Vân
Từ các nội dung phân tích thực trạng đề tài xác định đƣợc những kết quả đạt đƣợc và các hạn chế, nguyên nhân trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ của BIDV Hải Vân là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân ở chƣơng 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
Đề xuất giải pháp của luận văn ngoài dựa vào hạn chế của chƣơng hai còn dựa trên kế hoạch kinh doanh của BIDV Hải Vân năm 2015 và định hƣớng đối với công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân.
3.1.1. Chiến lược kinh doanh BIDV Hải Vân năm 2015
Bảng 3.1. Kế hoạch kinh doanh 2015 TSC phân giao chi nhánh Hải Vân
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp tại BIDV Hải Vân)
Chỉ tiêu Kê hoạch 2015
1 Huy động vốn cuối k (tỷ đồng) a.Định chế tài chính 390 b.Khách hàng doanh nghiệp 1010 c. Khách hàng cá nhân 1300 2 Dư nợ tín dụng cuối k (tỷ đồng) a.Khách hàng doanh nghiệp 2580 b.Khách hàng cá nhân 470 3 Nhóm nợ a.Tỉ lệ nợ xấu 0.5% b.Tỉ lệ nợ nhóm 2 5% 4 Thu dịch vụ ròng (tỷ đồng) a.Khối bán buôn 21.5 b.Khối bán lẻ 10.5
5 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)
Về hoạt động tín dụng: Tăng trƣởng tín dụng thận trọng, có hiệu quả gắn với cải thiện cơ cấu nền khách hàng và kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng. Chi nhánh chủ động nắm bắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế/ngành theo định hƣớng phát triển của địa phƣơng, của thị trƣờng để kịp thời phát hiện những ngành nghề có lợi thế, tiềm năng phát triển trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, Chi nhánh chủ động tiếp cận, tiếp thị, có kế hoạch phát triển những khách hàng tốt, mở rộng quy mô.
Về hoạt động huy động vốn: Tập trung đẩy mạnh huy động vốn trên địa bàn, tạo lập nền vốn ổn định trên cơ sở tăng trƣởng bền vững nguồn vốn dân cƣ, tăng cƣờng tiếp cận các khách hàng tổ chức mới trên địa bàn để khai thác nguồn vốn có chi phí hợp lý.
Về cơ cấu – chất lƣợng tín dụng: Tiếp tục duy trì tỷ trọng nợ trung dài hạn, nợ xấu ở mức thấp theo mục tiêu, phấn đấu giảm dần mức độ tập trung tín dụng theo đối tƣợng khách hàng. Đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, gia tăng tỷ trọng hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh.
Về hoạt động dịch vụ: Khai thác tối đa nền khách hàng của Chi nhánh để gia tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; phát triển ổn định nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống và đẩy mạnh thu các dòng dịch vụ bán lẻ.
Về hiệu quả hoạt động: Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động trên cơ sở gia tăng các nguồn thu và quản lý chi phí ở mức hợp lý, tiết kiệm: gia tăng các nguồn thu có chất lƣợng (tăng tỷ trọng khách hàng có NIM tín dụng, huy động vốn tốt, tăng thu từ các nguồn thu ngoài lãi….), quyết liệt thu nợ lãi treo và nợ hạch toán ngoại bảng; kiểm soát tốc độ tăng trƣởng chi phí thấp hơn tốc độ tăng trƣởng nguồn thu, nâng cao hiệu quả các điểm mạng lƣới trực thuộc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
3.1.2. Định hướng BIDV Hải Vân đối với công tác thanh toán tín dụng chứng từ
Theo định hƣớng trụ sở chính đến chi nhánh năm 2015, Chi nhánh đã đƣa ra định hƣớng nhằm hoàn thành công tác thanh toán tín dụng chứng từ. Với mục tiêu đảm bảo duy trì sự tin cậy của khách hàng đối với chi nhánh, duy trì và phát triển dịch vụ đối với khách hàng hiện hữu, thu hút khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh. Chi nhánh đã đƣa ra định hƣớng cụ thể sau:
Đảm bảo cung cấp sản phẩm L/C nhập khẩu, xuất khẩu cho các doanh nghiệp ổn định về chất lƣợng
Hoàn thiện sản phẩm hiện có và đa dạng hóa dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Tăng cƣờng tiếp thị khách hàng doanh nghiệp tiềm năng sử dụng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh
Đảm bảo kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh.
Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong tổng thu nhập của ngân hàng để cơ cấu lại nguồn thu nhập giữa hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ, phù hợp với mục tiêu phấn đấu đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tại chi nhánh.
Tăng cƣờng tổ chức đào tạo cán bộ tài trợ thƣơng mại, đảm bảo cán bộ nắm vững quy trình nghiệp vụ, các sản phẩm hiện có liên quan đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của BIDV cũng nhƣ bồi dƣỡng đạo đức, đảm bảo mỗi cán bộ thể hiện là hình ảnh của chi nhánh theo đúng cam kết của chi nhánh với khách hàng “Thân thiện, chuyên nghiệp, tuân thủ”.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
Từ phân tích thực trạng xác định kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, phân tích nguyên nhân và cơ sở định hƣớng của chi nhánh, dƣới đây là các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh: