Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thanh toán tín dụng chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thanh toán tín dụng chứng

trò hết sức quan trọng. Công tác thanh toán L/C đòi hỏi cần sự am hiểu về nghiệp vụ nhƣ các chính sách quy định của ngân hàng, các thông lệ luật pháp quốc tế, thẩm định khách hàng, trình độ ngoại ngữ, tin học … của cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, đạo đức của nhân viên ngân hàng tác động đến rủi ro của hoạt động này. Nhƣ vậy, trình độ và đạo đức nhân viên ngân hàng sẽ tác động đến chất lƣợng của dịch vụ này. Do đó công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là hết sức cần thiết.

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thanh toán tín dụng chứng từ chứng từ

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng

 Tăng trƣởng về doanh số thanh toán tín dụng chứng từ

Chỉ tiêu này sẽ giúp ta nhận biết đƣợc quy mô hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu tổng giá trị thanh toán tín dụng chứng từ thấp trong nhiều năm liền chứng tỏ ngân hàng chƣa phát triển tốt sản phẩm này. Bên cạnh đó,

chỉ tiêu này còn giúp ta nhận biết đƣợc phƣơng thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng nhƣ thế nào trong toàn bộ các phƣơng thức thanh toán tại ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể có những hƣớng đầu tƣ cụ thể cho việc hoàn thiện phƣơng thức này.

 Tăng trƣởng số món thanh toán tín dụng chứng từ

Đây là yếu tố cơ bản, then chốt phản ánh khả năng mở rộng thanh toán của ngân hàng. Số món càng nhiều thì doanh số thanh toán quốc tế cũng sẽ tăng lên tƣơng ứng.

 Tăng trƣởng thị phần hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

Chỉ tiêu này phản ánh về phần thị trƣờng TTQT theo phƣơng thức tín dụng chứng từ mà ngân hàng đang chiếm lĩnh và giúp ngân hàng xác định đƣợc vị thế của mình trong thị trƣờng.

Theo bài giảng “Quản trị ngân hàng 2” Chƣơng 2, 2009 của PGS. TS Lâm Chí Dũng và Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh để đánh giá tăng trƣởng năng lực chiếm lĩnh thị trƣờng dựa trên chỉ tiêu

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ

Chất lƣợng dịch vụ là một tiêu chí phản ánh sự phát triển của dịch vụ TTQT bằng phƣơng thức TDCT theo chiều sâu. Chất lƣợng dịch vụ phản ánh mức độ thỏa mãn của khách hàng về các dịch vụ TTQT bằng phƣơng thức TDCT mà ngân hàng cung cấp. Khi xem xét đến chất lƣợng dịch vụ thƣờng chú trọng đến những yếu tố nhƣ: tính tin cậy hàm ý là sự thực hiện thích hợp và có độ tin cậy. Thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu; tính sẵn sàng bảo đảm dịch vụ khi nào cũng có để thoả mãn nhu cầu của khách hàng bao gồm: quy chế, thủ tục có thuận lợi dễ dàng không, giao dịch dịch vu nhanh chóng,

Công thức 1.1 Thị phần hoạt động thanh toán TDCT

Doanh số TTQT bằng phƣơng thức TDCT/ Tổng doanh số TTQT của thị trƣờng mục tiêu

khách hàng tới trong mọi tình huống, dịch vụ nhanh thoả mãn tức thời; ứng xử giao tiếp của nhân viên với khách hàng,…Để đánh giá tiêu chí này ngƣời ta có thể thực hiện bằng phƣơng pháp tự đánh giá của Ngân hàng hoặc qua khảo sát đánh giá của khách hàng.

c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kiểm soát rủi ro

Tỷ lệ doanh số L/C chƣa thanh toán = doanh số L/C chƣa thanh toán/ Tổng L/C thanh toán. Tiêu chí này là cần thiết xuất phát từ nội dung phải kiểm soát rủi ro trong quá trình hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng.

d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập

Khi thực hiện hoạt động thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ, ngân hàng sẽ thu đƣợc một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của NHTM. Đây là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, phí thu đƣợc càng cao thì hiệu quả hoạt động càng lớn, càng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng công tác thanh toán tín dụng chứng từ

Nhƣ các công tác khác trong ngân hàng, công tác thanh toán tín dụng chứng từ chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố tác động, đó có thể là nhân tố bên ngoài cũng có thể là nhân tố bên trong ngân hàng hoặc kết hợp cả hai, cụ thể đƣợc phân tích dƣới đây:

a. Nhân tố bên ngoài ngân hàng

 Khách hàng

Trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín và am hiểu về sản phẩm L/C trong hoạt động mua bán ngoại thƣơng ảnh hƣởng lớn đến tiến trình thanh toán tín dụng chứng từ. Cụ thể:

Về phía người nhập khẩu: Ngƣời nhập khẩu có ảnh hƣởng lớn tới quá trình thanh toán, bởi chính họ là ngƣời phải trả tiền cho ngƣời xuất khẩu

(ngƣời hƣởng lợi) thông qua các ngân hàng. Nghĩa vụ của họ trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế là phải thông qua ngân hàng để mở thƣ tín dụng hợp lệ, chủ động trong việc thanh toán, nhận hàng, mua bảo hiểm, thuê tàu (nếu có). Nếu ngƣời nhập khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ trên thì quá trình thanh toán sẽ diễn ra không thuận lợi.

Về phía người xuất khẩu: Ngƣời xuất khẩu thƣờng đƣợc coi là gặp nhiều vấn đề nhất trong việc thực hiện hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Nghĩa vụ của ngƣời xuất khẩu khi thực hiện hợp đồng thƣơng mại quốc tế là kiểm tra thƣ tín dụng do ngƣời nhập khẩu mở, giao hàng đúng chất lƣợng, số lƣợng, đúng thời gian và địa điểm... và đặc biệt quan trọng là phải lập đƣợc bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của thƣ tín dụng. Đây đƣợc coi là một vấn đề gặp nhiều trở ngại nhất. Nếu ngƣời xuất khẩu thực hiện không tốt một trong các điều khoản của thƣ tín dụng thì có thể dẫn tới việc thanh toán chậm lại, có khi còn phải hủy bỏ hợp đồng đã ký.

Ngƣời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu có kiến thức và có kinh nghiệm tham gia quan hệ thƣơng mại quốc tế thì trách nhiệm của ngân hàng sẽ nhẹ hơn và thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ sẽ diễn ra thuận lợi hơn, có chất lƣợng cao hơn

 Cạnh tranh từ các ngân hàng thƣơng mại

Ngành ngân hàng nhƣ các ngành khác, các ngân hàng thƣơng mại ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Cạnh tranh từ ngân hàng đối thủ có thể thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành của một ngân hàng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về tình hình cạnh tranh của ngành, đối thủ hiện tại và tiềm năng để đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh nhằm thu hút và giữ chân khách hàng giúp củng cố vị trí của mình trong ngành là điều quan trọng mà bất kì ngân hàng nào muốn tồn tại trong ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ đƣợc sử dụng chủ yếu trong thanh toán xuất nhập khẩu, mà quan hệ xuất nhập khẩu lại phụ thuộc vào môi trƣờng vĩ mô của hai nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể, nó phụ thuộc vào chính trị, xã hội, môi trƣờng kinh tế, tình hình an ninh... của hai nƣớc. Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nƣớc đƣợc ra nhằm mục đích điều tiết, định hƣớng phát triển nền kinh tế của nƣớc đó. Trong các chính sách này, có một số chính sách ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thƣơng và ảnh hƣởng gián tiếp đến hoạt động Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, nhƣ chính sách về thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối.

 Tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ, có quy định đồng tiền nào dùng thanh toán và thời gian thanh toán. Vì thế, trong thời gian thanh toán, nếu tỷ giá tăng hay đồng nội tệ giảm giá trị, khi đó ngƣời nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải mua ngoại tệ với giá cao và xu hƣớng là ngƣời nhập khẩu sẽ hạn chế mở L/C nhập nhằm giảm bớt chi phí do mua với giá cao, kết quả là L/C nhập khẩu giảm. Ngƣợc lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, nhu cầu mở L/C nhập khẩu tăng. Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm. Sự biến động lên xuống của nó sẽ ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động trong nền kinh tế thế giới trong đó có hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phƣơng thức tín dụng chứng từ nói riêng của ngân hàng.

b.Nhân tố bên trong ngân hàng

 Tiềm lực tài chính và uy tín ngân hàng

Thƣ tín dụng chứng từ theo định nghĩa là một cam kết trong đó NH mở L/C cam kểt trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình đƣợc một bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C nhƣ vậy từ “cam kết” đã thể hiện rõ uy tín của ngân hàng mở L/C ảnh hƣởng đến việc chấp nhận hay không của ngƣời xuất khẩu/ngân hàng xuất khẩu đến việc lựa chọn có sử dụng phƣơng thức

thanh toán tín dụng chứng từ làm phƣơng thức thanh toán cho hợp đồng mua bán ngoại thƣơng.

Uy tín ngân hàng xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó tiềm lực tài chính của ngân hàng là một nhân tố quan trọng. Khi thƣ tín dụng chứng từ đƣợc phát hành, ngƣời xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu, sau đó gửi bộ chứng từ kèm theo yêu cầu đòi tiền trực tiếp từ ngân hàng nhập khẩu hoặc chuyển đến cho ngân hàng chỉ định. Nhƣ vậy, việc thu tiền hàng của ngƣời xuất khẩu không phụ thuộc vào tình hình tài chính của ngƣời mua, thay vào đó là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận L/C. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, việc thanh toán nhanh chóng đáp ứng đúng thời gian theo thỏa thuận trong L/C cho ngƣời xuất khẩu sẽ đảm bảo quyền lợi của họ. Do đó, một ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh thể hiện qua báo cáo kinh doanh, xếp hạng tín nhiệm đƣợc đánh giá cao từ các tổ chức uy tín sẽ là cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng mở L/C về phía ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhập khẩu.

 Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng

Chiến lƣợc kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hƣớng đi tốt cho ngân hàng, chiến lƣợc kinh doanh có thể coi nhƣ kim chỉ nam dẫn đƣờng cho ngân hàng đi đúng hƣớng.

Chiến lƣợc kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng, tầm quan trọng của nó đƣợc thể hiện ở những mặt sau:

Chiến lƣợc kinh doanh giúp ngân hàng định hƣớng cho hoạt động của mình trong tƣơng lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lƣợc kinh doanh giúp ngân hàng vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trƣờng, đồng thời còn đảm bảo cho ngân hàng hoạt động và phát triển theo đúng hƣớng. Điều đó có

thể giúp ngân hàng phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng.

Chiến lƣợc kinh doanh giúp ngân hàng nắm bắt đƣợc các cơ hội cũng nhƣ đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của ngân hàng.

 Hệ thống thông tin của ngân hàng

Một nhân tố không thể không kể đến là hệ thống thông tin. Ngân hàng với thông tin đầy đủ nội bộ và bên ngoài là cơ sở để thực hiện tốt các dịch vụ mà ngân hàng triển khai đồng thời đảm bảo kiểm soát rủi ro.

Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt đƣợc sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của ngân hàng, đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt đƣợc nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.

 Các chính sách của ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác liên quan

Các chính sách của ngân hàng nhƣ chính sách khách hàng, chính sách phát triển dịch vụ, chính sách đối ngoại của ngân hàng… có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động TTQT. Các chính sách đúng đắn sẽ thu hút đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Các hoạt động kinh doanh khác nhƣ hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ… là các hoạt động có tác dụng bổ trợ, thúc đẩy hoạt động TTQT của NHTM. Phát triển nghiệp vụ này là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển nghiệp vụ kia và ngƣợc lại. Đồng thời các hoạt động này cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chƣơng 1 luận văn đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận về các phƣơng thức thanh toán quốc tế nói chung và phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, các nội dung công tác thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thƣơng mại. Về nội dung công tác thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thƣơng mại luận văn đã nêu rõ ý nghĩa phân tích bối cảnh kinh doanh, xác định các mục tiêu hoạt động, công tác tổ chức và các hoạt động triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, luận văn còn đƣa ra các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thanh toán tín dụng chứng từ gồm các chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng, chất lƣợng dịch vụ, kiểm soát rủi ro, thu nhập và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thƣơng mại.

Dựa trên cơ sở lý luận của chƣơng 1 là nền tảng cho việc phân tích thực trạng công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV Hải Vân ở chƣơng 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ đối với BIDV Hải Vân ở chƣơng 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN

Tổng quan về ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

Tên tiếng Việt : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

Tên gọi tắt : BIDV

Tên giao dịch quốc tế :Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một ngân hàng chuyên doanh đƣợc thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của BIDV đạt 650,340tỷ VND, tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản bình quân 16.8%; vốn chủ sở hữu đạt 33,271 tỷ đồng; ROE đạt 15.15%; lợi nhuận trƣớc thuế đạt trên 6,297 tỷ VNĐ.

Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn:

Khối ngân hàng thƣơng mại gồm hội sở chính với 28 ban, phòng nghiệp vụ và 118 chi nhánh đóng tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nƣớc;

Khối hỗ trợ nghiệp vụ gồm 05 Trung tâm: Trung tâm Thanh toán, Trung tâm Tác nghiệp và tài trợ thƣơng mại, Trung tâm Dịch vụ khách hàng, Trung tâm Thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin và Trƣờng đào tạo;

Khối Công ty thành viên gồm 8 Công ty: Công ty Bảo hiểm, Công ty Chứng khoán, Công ty Đầu tƣ quốc tế, Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Cho thuê máy bay, Công ty Đầu tƣ tài chính, Công ty Mua bán nợ và Công ty Cổ phần đầu tƣ Công đoàn;

Khối liên doanh với nƣớc ngoài tại Việt Nam: 04 Liên doanh: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 38)