Các biện pháp BIDV Hải Vân đã triển khai thực hiện công tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3.Các biện pháp BIDV Hải Vân đã triển khai thực hiện công tác

thanh toán tín dụng chứng từ

BIDV Hải Vân đã tiến hành triển khai thực hiện các biện pháp: thiết lập quy trình thực hiện theo quy định, áp dụng chính sách riêng biệt đối với các khách hàng, kiểm soát rủi ro, đầu tƣ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ. Sau đây là nội dung cụ thể:

a.Quy trình thực hiện

Công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh quy trình thực hiện giao dịch chung gồm:

Bước 1: Tiếp nhận giao dịch

Bộ phận TTTM tiếp nhận hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch từ khách hàng Đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi nhận cụ thể thời gian nhận

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

 Kiểm tra tính xác thực, hợp lệ, hợp pháp hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch

 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giao dịch theo từng nghiệp vụ phát sinh

 Kiểm tra các điều kiện thực hiện giao dịch

 Thực hiện ký quỹ đối với đồng tiền ký quỹ khác với đồng tiền giao dịch

 Kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền

Bước 3: Gửi hồ sơ đến TTTN TTTM

Bộ phận TTTM gửi hồ sơ đề nghị thực hiện giao dịch qua chƣơng trình TF+ trừ trƣờng hợp chƣơng trình gặp sự cố có thể gửi qua fax, email

Bước 4: Tiếp nhận và xử lý giao dịch tại TTTN TTTM

 TTTN TTTM tiếp nhận giao dich do chi nhánh gửi tới qua chƣơng trình TF+

 Kiểm tra và xử lý giao dịch trên cơ sở đề nghị của chi nhánh và hồ sơ chứng từ chi nhánh đã gửi theo các nghiệp vụ cụ thể

 Sau khi giao dịch đƣợc duyệt, chứng từ đã tạo trong quá trình thực hiện giao dịch đƣợc tự động gửi về chi nhánh qua chƣơng trình TF để chi nhánh hoàn tất giao dịch

Bước 5: Hoàn tất giao dịch tại chi nhánh

Bộ phận TTTM kiểm tra trạng thái giao dịch đã gửi tới TTTN TTTM để hoàn tất kịp thời. Việc hoàn tất thực hiện khi giao dịch đã đƣợc TTTN TTTM duyệt trên chƣơng trình TF, gồm các nội dung:

In và luân chuyển hồ sơ, chứng từ, điện Swift đến đã đƣợc TTTN TTTM/hệ thống tạo/ chuyển về chi nhánh

Theo dõi phản hồi của khách hàng ( đối với giao dịch chờ ý kiến trả lời từ khách hàng) để chuyển TTTN TTTM xử lý theo quy định của từng nghiệp vụ.

b.Chính sách đối với từng nhóm khách hàng

Mục tiêu chính sách

 Quy định thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân trong mối quan hệ đối với các khách hàng là doanh nghiệp.

 Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân

Nội dung chính sách

Khách hàng được xếp hạng tại hệ thống tín dụng nội bộ

Hiện tại BIDV có chính sách chung về cấp tín dụng doanh nghiệp, theo đó khách hàng sẽ đƣợc BIDV áp dụng tổng thể các chính sách sau:

 Chính sách tiếp thị khách hàng (Phụ lục I);  Chính sách về cấp tín dụng

BIDV Hải Vân cung cấp sản phẩm hiện có đến khách hàng, khi đáp ứng điều kiện cấp tín dụng chung: đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy chế cho vay, mức xếp hạng từ BBB trở lên.Thực tế tại chi nhánh, đối với dịch vụ phát hành L/C chỉ áp dụng đối với khách hàng có xếp hạng tín dụng từ A trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chính sách về bảo đảm tiền vay (Phụ lục I);  Chính sách về giá (Phụ lục II)

c.Biện pháp kiểm soát rủi ro

Hiện tại, BIDV Hải Vân không tiến hành cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ đối với các đối tượng khách hàng không đáp ứng các điều kiện giao dịch, cụ thể:

 Không đáp ứng điều kiện tính pháp lý: năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự, hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ.

 Liên quan đến hoạt động rửa tiền: theo quy định về phòng chống rửa tiền, đối với các giao dịch tài trợ thƣơng mại trƣớc khi thực hiện giao dịch luôn yêu cầu cán bộ quản lý khách hàng tiến hàng kiểm tra khách hàng có thuộc danh sách đen, danh sách cảnh báo hay không, nếu khách hàng thuộc danh sách hay đối tác khách hàng liên quan đến danh sách sẽ tiến hành trình tự từ trì hoãn giao dịch đến báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, trụ sở chính theo đúng quy định. Danh sách này thƣờng xuyên đƣợc cập nhật cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về phòng chống rửa tiền.

 Không đáp ứng năng lực tài chính: đối với nguồn đảm bảo thanh toán là nguồn vay: các doanh nghiệp không đƣợc phép vay theo quy định hệ thống xếp hạng tín dụng…

 Thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành L/C đối với việc phát hành L/C, sửa đổi L/C

 Đối với phát hành L/C bằng nguồn vốn vay, đảm bảo chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng không có nguồn thanh toán, cụ thể chứng từ vận tải là vận đơn đƣờng biển/vận đơn hàng không đều có quyền yêu cầu vận đơn đƣợc lập theo lệnh của ngân hàng/ lập đích danh cho ngân hàng

 Kiểm tra đầy đủ bộ chứng từ xuất trình nhận đƣợc từ bên ngƣời hƣởng theo quy định

 Kiểm tra dự nguồn trƣớc một ngày so với ngày đến hạn thanh toán  Thƣờng xuyên cập nhật danh sách các quốc gia cấm vận, các đối tƣợng liên quan đến hoạt động rửa tiền 1 tháng/1 lần hoặc khi có thông báo đột xuất, chi nhánh thƣờng xuyên kiểm tra thông báo của OFAC,…

chính nhằm báo cáo các trƣờng hợp do lỗi tác nghiệp, có dấu hiệu rủi ro đáp ứng kịp thời cho công tác ngăn ngừa rủi ro. Cụ thể chƣơng trình có báo cáo : danh mục L/C trả ngay có kỳ hạn trả chậm theo ngày, danh mục L/C trả chậm có kỳ hạn trả ngay theo ngày, danh mục bộ chứng từ về trả ngay nhƣng theo L/C trả chậm theo ngày, báo cáo danh mục L/C đã đóng nhƣng vẫn còn số dƣ tài khoản ký quỹ, …

 Chi nhánh thƣờng xuyên cập nhật danh sách cảnh báo, đen, công khai,.. theo quy định phòng chống rửa tiền đến từng phòng ban.

Việc ngăn chặn khả năng xảy ra rủi ro là chưa đủ, khi rủi ro xảy ra có thể gây nên tổn thất do đó, BIDV Hải Vân có những quy định nhằm giảm thiểu tổn thất đảm bảo luôn có một nguồn “Đệm” trước khi rủi ro xảy ra, cụ thể:

 Đảm bảo nguồn thanh toán trƣớc khi phát hành L/C: mở L/C bằng nguồn vốn tự có ký quỹ 100% trị giá L/C cùng loại tiền tệ của L/C hoặc từ nguồn vốn vay đảm bảo thẩm định nhƣ quy định cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

 Áp dụng các điều kiện tài sản bảo đảm khi sử dụng nguồn đảm bảo thanh toán từ tiền vay

Yêu cầu khách hàng phát hành L/C bằng nguồn vốn vay của BIDV mua bảo hiểm đối với lô hàng nhập khẩu giá chƣa gồm phí bảo hiểm. Theo quy định, đối với các giao dịch này, ngƣời nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng. Nếu tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, ngƣời nhập khẩu phải chịu mọi thiệt hại. Khi BIDV thực hiện mở L/C cho lô hàng trên, nếu chứng từ phù hợp, BIDV sẽ bắt buộc phải thực hiện đúng cam kết, thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng cho dù hàng hóa đã bị tổn thất trong quá trình vận chuyển. Do vậy, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu là rất cần thiết để ngƣời nhập khẩu đƣợc bồi thƣờng nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa

trong quá trình vận chuyển, bù đắp các thiệt hại phát sinh, đảm bảo khả năng trả nợ đối với các khoản vay của BIDV, hạn chế rủi ro, tổn thất cho BIDV trong các giao dịch phát hành L/C thanh toán bằng nguồn vốn vay BIDV

Đa dạng hóa

Tỷ trọng trị giá L/C theo ngành nghề của doanh nghiệp nhƣ sau:

Bảng 2.5 Doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề DN từ 2011 – 2014

Ngành nghề 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Giấy 1.25 4.0% 1.5 4.3% 1.8 4.6% 2.2 5.0% Thép 25 80.0% 27 77.7% 31 79.9% 35 78.9% Điện tử 0.72 2.3% 1.72 5.0% 0.8 2.1% 0.95 2.1% Cao su 2.49 8.0% 2.49 7.2% 2.71 7.0% 3.2 7.2% Gỗ 1.8 5.8% 2.02 5.8% 2.5 6.4% 3 6.8% Tổng cộng 31.26 100.0 % 34.73 100.0 % 38.81 100.0% 44.35 100.0 %

( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp tại BIDV Hải Vân qua các năm 2011 - 2014 )

Giấy Thép Điện tử Cao su

Hình 2.2 Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK tại BIDV Hải Vân năm 2011

Hình 2.3 Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK năm 2012

Hình 2.4 Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK năm 2013

Giấy Thép Điện tử Cao su Gỗ

Hình 2.5 Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo ngành nghề XNK năm 2014

Nhận xét

Qua bảng 2.5, doanh số thanh toán L/C đối với các doanh nghiệp thuộc bốn ngành nghề: Giấy, thép, điện tử, cao su, gỗ. Trong đó, ngành nghề Thép chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề, chiếm trung bình trên 77% tổng giá trị L/C thanh toán. Xu hƣớng giảm tỷ trọng ngành thép giảm 2011 từ 80% xuống còn 78.9% năm 2014. Tiếp theo là ngành cao su chiếm tỷ trọng trên 7%, sau đó là ngành gỗ chiếm trên 5.8%, ngành giấy chiếm trên 4%. Nhƣ vậy, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thanh toán L/C của các doanh nghiệp tại chi nhánh chủ yếu tập trung phần lớn ngành nghề thép. Các công ty ngành thép thanh toán bằng L/C bao gồm: công ty Cổ phần Thép DaNa Ý, đầu tƣ Thành Lợi. Đây là hai doanh nghiệp thanh toán L/C chủ yếu tại chi nhánh. Thị trƣờng xuất nhập khẩu chính của hai công ty này là các quốc gia: Ý, Úc, Nhật. Loại tiền tệ trong L/C thƣờng là USD.

d.Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ ngân hàng

BIDV Hải Vân đã thực hiện trang bị máy móc, phần mềm phục vụ công tác thanh toán tín dụng chứng từ. Cụ thể:

Các chư ng trình quản lý

BIDV quản lý giao dịch tài trợ thƣơng mại nói chung và L/C nói riêng dựa trên các chƣơng trình hiện đại sau:

 TF: Chƣơng trình quản lý giao dịch tài trợ thƣơng mại và bảo lãnh  TF plus (TF+): Chƣơng trình gửi/ nhận hồ sơ giữa chi nhánh và TTTN TTTM

 TF swin: Chƣơng trình quản lý điện Swift đến

 TF online: chƣơng trình kiểm tra, lƣu trữ hồ sơ trực tuyến  SA: chƣơng trình Swift alliance

 AML: chƣơng trình lọc điện Swift

Mọi giao dịch phát sinh đều phải đƣợc đăng nhập và quản lý tại chƣơng trình TF trừ các trƣờng hợp phát sinh đặc biệt mà chƣơng trình chƣa hỗ trợ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt riêng.

Chứng từ đƣợc tạo ra/ chuyển về chi nhánh trong quá trình thực hiện giao dịch trên chƣơng trình TF đƣợc chi nhánh in và ký trƣớc khi thực hiện luân chuyển và lƣu trữ. Quản lý danh mục hồ sơ lƣu trữ đƣợc thực hiện bằng chƣơng trình TF Filer.

Đối với các hồ sơ đã hoàn tất tại TTTN TTTM đƣợc lƣu trữ, tiêu hủy trên chƣơng tình TF online. TTCNTT vận hành, quản trị về mặt kỹ thuật chƣơng trình TF online để đảm bảo hồ sơ lữu trữ trên chƣơng trình đƣợc toàn vẹn, an toàn, phục vụ công tác tra cứu thông tin. Do đó, khi các đơn vị có nhu cầu truy cập và vấn tin trực tuyến, phục vụ xử lý công việc phát sinh đối với các hồ sơ có trạng thái “Đóng” dƣới 1 năm và hồ sơ đang hoạt động có thể dễ dàng, hoặc có thể gửi yêu cầu sử dụng hồ sơ có trạng thái “Đóng” từ 1 năm trở lên đến TTCNTT để khôi phục dữ liệu và cung cấp hồ sơ theo yêu cầu

Hình thức phát hành L/C

L/C đƣợc phát hành, sửa đổi bằng điện Swift có tính xác thực. Việc phát hành sửa đổi bằng thƣ chỉ áp dụng giới hạn đối với một số trƣờng hợp : ngƣời thụ hƣởng nhận trực tiếp L/C từ BIDV hoặc BIDV chƣa có quan hệ, trao đổi mã khóa Swift với ngân hàng thông báo hoặc các trƣờng hợp khác mà việc thông báo bằng điện Swift không thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không hiệu quả.

Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ chi nhánh có 96 ngƣời trong đó trình độ đại học và trên đại học là 91 ngƣời chiếm 94,8% tổng số nhân viên. Đối với bộ phận TTTM, chuyển tiền quốc tế cán bộ có trình độ đại học là 100%, trình độ ngoại ngữ bằng C và trình độ tin học bằng B trở lên. Ngoài ra, cán bộ TTTM có thâm niên làm việc trên 5 năm, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

BIDV Hải Vân thƣờng xuyên cử cán bộ TTTM tham gia tổ chức đào tạo qua các lớp học trực tuyến, hội thảo trực tiếp đƣợc BIDV tổ chức. Kết quả thi của cán bộ đƣợc chuyển về chi nhánh nhằm tăng cƣờng giám sát trình độ của cán bộ từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, thay đổi nhân sự để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 56)