CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. CÔNG TÁC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM

Nghiên cứu công tác thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thƣơng mại bao gồm nhiều vấn đề từ việc phân tích bối cảnh kinh doanh, mục tiêu của hoạt động đến công tác tổ chức cũng nhƣ việc triển khai các biện pháp và cuối cùng đánh giá các kết quả đạt đƣợc của công tác thanh toán tín dụng chứng từ. Dƣới đây là cụ thể nội dung của những vấn đề đó

1.2.1. Bối cảnh kinh doanh và mục tiêu của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

a. Bối cảnh kinh doanh

Một quốc gia không chỉ sản xuất giao thƣơng trong phạm vi lãnh thổ của nƣớc đó mà còn trao đổi với các quốc gia khác để tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nƣớc. Do đó xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu diễn ra, các doanh nghiệp không chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn xuất khẩu đến các quốc gia khác cũng nhƣ có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nƣớc ngoài. Trong quá trình đàm phán ký hợp đồng có nhiều yếu tố ảnh hƣởng trong đó cách thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng, nó đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên. Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn, nhanh chóng việc thanh toán của các doanh nghiệp cơ sở hình thành nên các dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại. Trƣớc những ƣu điểm vƣợt trội của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ so với

phƣơng thức thanh toán quốc tế khác là tiền đề cho sự phát triển của phƣơng thức này.

Bất kì thị trƣờng nào cũng có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ không ngoại lệ. Sự phát triển về số lƣợng ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài tăng tính cạnh tranh đối với loại hình dịch vụ này.

Nhƣ vậy, nghiên cứu bối cảnh kinh doanh của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ là nghiên cứu cụ thể những yếu tố sau:

 Nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia

 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

 Đối thủ cạnh tranh trong thị trƣờng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ

b. Mục tiêu hoạt động

Công tác thanh toán tín dụng chứng từ là một hoạt động quan trọng trong ngân hàng, do vậy việc xác định mục tiêu rõ ràng là điều hết sức cần thiết, cụ thể các mục tiêu đƣợc trình bày dƣới đây:

 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng quy mô kinh doanh

Khi có giao dịch thƣơng mại với nƣớc ngoài các doanh nghiệp cần tìm ra một phƣơng thức thanh toán đảm bảo an toàn, thuận lợi cho giao dịch. Phƣơng thức tín dụng chứng từ đã đƣợc ra đời từ hơn 160 năm trƣớc đóng vai trò quan trọng trong giao dịch quốc tế. Theo bài viết “DOCUMENTARY RISK IN COMMODITY TRADE” của UNITED NATIONS CONFERENCE ON TRADE AND DEVELOPMENT đã đƣa ra số liệu về tỉ lệ giao dịch thƣơng mại quốc tế thông qua phƣơng thức này là trên 60%. Thƣ tín dụng là một phần quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Nó đóng vai trò đảm bảo cho các giao dịch quốc tế, cụ thể là ngƣời mua và ngƣời bán từ các quốc gia khác

nhau, và đảm bảo những hành động nhƣ phá vỡ hợp đồng và những tình trạng xấu có thể xảy ra đối với hợp đồng thƣơng mại. Phƣơng thức tín dụng chứng từ có thêm bên thứ ba – ngân hàng, ngoài hai bên xuất phát ban đầu là nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Ngân hàng đóng vai trò là bên trung gian, tăng sự đảm bảo cho cả hai bên xuất và nhập khẩu. Bằng cách đảm bảo với nhà xuất khẩu ngân hàng sẽ chi trả vô điều kiện nếu nhà xuất khẩu đƣa ra đầy đủ và chính xác các chứng từ đƣợc yêu cầu trong thƣ tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng đảm bảo bên phía nhà nhập khẩu về việc thanh toán đối với bên xuất khẩu sẽ không đƣợc thực hiện đến khi phía xuất khẩu giao đầy đủ các chứng từ theo quy định. Chính sự đảm bảo này làm cho phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc sử dụng là phƣơng thức thanh toán trong các giao dịch quốc tế ngày càng phổ biến. Trƣớc nhu cầu sử dụng phƣơng thức này, các ngân hàng thƣơng mại phát triển dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. L/C có nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nếu theo thời hạn thanh toán có L/C trả ngay,trả tiền có kỳ hạn ngoài ra còn có các loại L/C nhƣ: L/C đối ứng, L/C giáp lƣng, L/C dự phòng,…Một mặt, phát triển quan hệ kinh doanh với khách hàng giữa môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thƣơng mại, mặt khác mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh của bản thân ngân hàng.

 Tăng trƣởng thị phần

Bài giảng “Quản trị ngân hàng 2” Chƣơng 2, 2009 của PGS.TS Lâm Chí Dũng và Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh có giải thích về tăng trƣởng trong ngân hàng “Tăng trƣởng là một trong những mục tiêu của quản trị ngân hàng. Mức độ tăng trƣởng thể hiện năng lực cơ bản về mở rộng quy mô hoạt động, phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng”.

Nhƣ vậy, tăng trƣởng thị phần thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc đánh giá dựa trên so sánh với thị trƣờng, phạm vi không gian cung cấp của ngân hàng có đến đƣợc từng địa bàn hay không.

 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ

Chất lƣợng của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều ngƣời. Trong khi hàng hoá hiện hữu đƣợc các nhà Marketing kiểm soát và quản trị theo chiến lƣợc Marketing chung thì chất lƣợng của dịch vụ là khó xác định và chƣa có chiến lƣợc quản lý có hiệu quả. Vấn đề nhận thức, kiểm tra và kiểm soát chất lƣợng trong dịch vụ là vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. Chất lƣợng thực tế và những yếu tố chi phối nó hiện nay chƣa lƣợng hoá đƣợc. Tầm quan trọng của chất lƣợng dịch vụ đối với ngân hàng và khách hàng có sự khác nhau rất lớn. Chất lƣợng dịch vụ chi phối mạnh tới việc tăng thị phần của ngân hàng đối với thị trƣờng, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Đó là những lợi ích có chiến lƣợc lâu dài đối với một ngân hàng.

 Kiểm soát rủi ro

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro, nếu chỉ tập trung gia tăng lợi nhuận không quan tâm đến rủi ro sẽ gây ra hậu quả khó lƣờng nếu rủi ro xảy ra. Thực tế, rủi ro đối với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng thƣơng mại nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng đƣợc các ngân hàng chú trọng tuy nhiên các dịch vụ hiện đại nhƣ dịch vụ thanh toán quốc tế rủi ro này còn mới mẻ với các ngân hàng.

Trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT, ngân hàng sẽ đối diện với nhiều loại rủi ro nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro pháp lý...Các rủi ro này khi xảy ra có thể gây ra mức độ tổn thất lớn thậm chí có thể gây ra

phá sản đối với chủ thể là ngân hàng. Do đó việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động này là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

 Gia tăng thu nhập

Đối với một doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thƣơng mại nói riêng tất cả các hoạt động thực hiện đều mong muốn cuối cùng là đạt mục tiêu lợi nhuận, gia tăng tài sản. Tuy nhiên tùy từng chiến lƣợc kinh doanh của từng thời kỳ nhất định, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, ngân hàng vẫn có thể chấp nhận mức sinh lời thấp hơn để ƣu tiên cho mục tiêu cạnh tranh/ tăng trƣởng, mục tiêu an toàn ổn định, kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải vân (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)