nhau và thuộc các chuyên ngành luật khác nhau, trong đó các văn bản pháp lý có giá trị cao nhất phải kể đến là: BLDS 2005, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, Luật Đất đai năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Bộ luật Hàng hải năm 2005... Ngoài ra, còn rất nhiều các văn bản dƣới luật nhƣ: nghị định của Chính phủ, thông tƣ, quyết định của các bộ ngành (Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng...) cũng chứa đựng các quy định về thế chấp tài sản liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM. Các văn bản này đã tạo khung pháp lý làm cơ sở để các NHTM thực hiện bảo đảm tiền vay, lành mạnh hoá hoạt động cho vay, góp phần bảo đảm sự an toàn và phát triển của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, nội dung của các văn bản pháp luật này còn chƣa nhất quán, một số quy định tỏ ra không phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các NHTM, một số quy định bộc lộ sự không tƣơng thích với pháp luật của nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, với sự ra đời của BLDS 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) quan niệm về thế chấp tài sản thay đổi nhƣng nhiều văn bản dƣới luật chƣa có sự sửa đổi kịp thời. Chính vì vậy, việc chỉ ra những ƣu điểm, tiến bộ để tiếp tục phát huy cũng nhƣ phát hiện ra các điểm lạc hậu, mâu thuẫn hoặc chƣa phù hợp từ đó đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản nói riêng
trong hoạt động cho vay của NHTM là rất cần thiết và cần sớm thực hiện.
3.1.4. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề đặt ra trƣớc mắt đối với các NHTM trong khi đó pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay