Nội dung thế chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Luận văn ThS Luật (Trang 50)

Với tính chất là một quan hệ pháp luật, nội dung thế chấp chính là quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp tài sản. Khi tham gia vào quan hệ thế chấp tài sản, các bên thoả thuận để xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình, các thoả thuận này không đƣợc trái quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp mà pháp luật quy định. Quan hệ thế chấp bao gồm 2 chủ thể là bên thế chấp là khách hàng vay hoặc ngƣời dùng sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng vay và bên nhận thế chấp là NHTM, do đó, nội dung của thế chấp là những quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và NHTM trong quan hệ thế chấp. Ngoài ra, theo thoả thuận của các bên, trong quan hệ thế chấp còn có thể tồn tại ngƣời thứ ba, đó là ngƣời mà các bên thoả thuận giao cho giữ tài sản.

Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp đƣợc quy định nhiều văn bản khác nhau nhƣ: BLDS 2005, Nghị định số 165, Nghị định số 178 và các văn bản sửa đổi, bổ sung và hƣớng dẫn... Về cơ bản, các

bên tham gia quan hệ thế chấp có các quyền và nghĩa vụ nhƣ sau:

2.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp

a) Quyền của bên thế chấp

(1) Đƣợc khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trƣờng hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận. Nếu các bên không thoả thuận giao tài sản thế chấp cho ngƣời thứ ba thì bên thế chấp sẽ là ngƣời giữ tài sản. Họ đƣợc quyền sử dụng, khai thác, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp. Trong trƣờng hợp các bên thoả thuận tài sản thế chấp do ngƣời thứ ba giữ, hoặc hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, thì bên thế chấp không có các quyền này.

(2) Đƣợc đầu tƣ để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp, đây là một quyền chính đáng vì tài sản mặc dù đƣợc đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhƣng nó vẫn thuộc sở hữu của bên thế chấp do đó bên thế chấp có quyền đầu tƣ làm tăng giá trị của tài sản của mình. Hơn nữa, việc thực hiện quyền này không những không đe doạ đến quyền lợi của bên nhận thế chấp mà càng làm tăng độ chắc chắn cho nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.

(3) Đƣợc bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là một quyền mới so với quy định của BLDS 1995, trƣớc đây đối tƣợng của thế chấp chỉ là bất động sản thì quyền này không đƣợc đặt ra. Việc pháp luật quy định cho bên thế chấp đƣợc bán, thay thế tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh vừa tạo điều kiện cho bên thế chấp đƣợc luân chuyển vốn thu lợi nhuận, mặt khác cũng bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp vì nếu hàng hoá bị ứ đọng thì sẽ mau chóng bị mất hoặc giảm sút giá trị và do đó không còn vật bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay. Pháp luật cũng quy định trong trƣờng hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá

luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu đƣợc hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu đƣợc trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

(4) Đƣợc bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu đƣợc bên nhận thế chấp đồng ý. Khi thực hiện các quyền này, bên thế chấp không còn là chủ sở hữu đối với tài sản thế chấp nữa, do đó việc thực hiện quyền này đòi hỏi phải đƣợc sự đồng ý của bên nhận thế chấp, sau khi bên thế chấp thực hiện các quyền này, quan hệ thế chấp giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp sẽ chấm dứt. Thông thƣờng, NHTM chỉ cho phép bán tài sản thế chấp để thu hồi chính khoản nợ đƣợc bảo đảm.

(5) Đƣợc cho thuê, cho mƣợn tài sản thế chấp nhƣng phải thông báo cho bên thuê, bên mƣợn biết về việc tài sản cho thuê, cho mƣợn đang đƣợc dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Theo quy định của BLDS 1995 thì bên thế chấp chỉ đƣợc cho thuê, cho mƣợn tài sản thế chấp nếu có thoả thuận với bên nhận thế chấp hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định mới này thì bên thế chấp có thể cho thuê, cho mƣợn tài sản thế chấp mà không cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp, mà chỉ có nghĩa vụ phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết việc cho thuê, cho mƣợn đó. Sở dĩ pháp luật quy định nhƣ vậy là vì việc thực hiện các hành vi này không chuyển giao quyền sở hữu của bên thế chấp, việc chuyển giao tài sản trong trƣờng hợp này chỉ mang tính tạm thời, không ảnh hƣởng đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp.

(6) Nhận lại tài sản thế chấp do ngƣời thứ ba giữ, khi nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đƣợc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

(1) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. Về nguyên tắc, tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ, do đó, bên thế chấp phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp để bảo đảm tài sản thế chấp không bị mất/ giảm sút giá trị, từ đó, ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp.

(2) Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Pháp luật quy định nghĩa vụ này của bên thế chấp cũng vì mục đích nêu trên.

(3) Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của ngƣời thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trƣờng hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của ngƣời thứ ba đối với tài sản thế chấp. Trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba có quyền đối với tài sản thế chấp thì các bên không thể có những thoả thuận mà không đƣợc sự đồng ý của ngƣời thứ ba. Do đó, nếu bên thế chấp không thông báo quyền của ngƣời thứ ba với bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng và yêu cầu bên thế chấp bồi thƣờng thiệt hại, nếu bên nhận thế chấp vẫn muốn duy trì hợp đồng thế chấp thì phải chấp nhận quyền của ngƣời thứ ba đối với tài sản thế chấp đó.

(4) Không đƣợc bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

a) Quyền của bên nhận thế chấp.

(1) Yêu cầu bên thuê, bên mƣợn tài sản thế chấp trong trƣờng hợp tài sản thế chấp đƣợc đem cho thuê, cho mƣợn chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó.

Mặc dù bên thế chấp có quyền cho thuê, cho mƣợn tài sản thế chấp nhƣng nếu việc cho thuê, cho mƣợn làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc cho thuê, cho mƣợn này.

(2) Đƣợc xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhƣng không đƣợc cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. Đây là quyền của bên nhận thế chấp nhằm đánh giá hiện trạng tài sản thế chấp và mức độ an toàn của khoản cho vay. Nếu trong quá trình kiểm tra, bên nhận thế chấp thấy tài sản bị mất hoặc giảm sút giá trị, bên nhận thế chấp có thể thu hồi khoản nợ vay trƣớc hạn hoặc yêu cầu bên thế chấp bổ sung tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm khác.

(3) Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. Hay bên thế chấp có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin với bên nhận thế chấp về thực trạng của tài sản thế chấp để bên nhận thế chấp xem xét, đƣa ra các quyết định xử lý thích hợp.

(4) Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trƣờng hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

(5) Yêu cầu bên thế chấp hoặc ngƣời thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trƣờng hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng, do đó, nếu khách hàng vay khi đến hạn mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì NHTM có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc ngƣời thứ ba giữ tài sản giao tài sản cho mình để xử lý theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai.

(7) Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp trong trƣờng hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

b) Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.

(1) Trong trƣờng hợp các bên thoả thuận bên nhận thế chấp giữa giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả lại cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp.

(2) Yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký khi chấm dứt thế chấp. Việc thế chấp chấm dứt trong các trƣờng hợp: nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt, việc thế chấp đƣợc huỷ bỏ hoặc đƣợc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, tài sản thế chấp đã đƣợc xử lý hoặc các trƣờng hợp khác theo thoả thuận của các bên. Khi đó, bên nhận thế chấp phải có trách nhiệm làm các thủ tục cần thiết để xoá đăng ký thế chấp.

2.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp

a) Quyền của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp:

(1) Đƣợc khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận.

(2) Đƣợc trả thù lao và đƣợc thanh toán chi phí giữ gìn, bảo quản tài sản, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.

b) Nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp:

(1) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thƣờng.

tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Luận văn ThS Luật (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)