Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà thế chấp tài sản đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến:
1.3.3.1. Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng
Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà ngƣời đi vay (bên thế chấp) thoả thuận chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho NHTM khi không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Theo hình thức này, khi ngƣời đi vay không thanh toán đƣợc nợ đến hạn, ngân hàng đƣợc toàn quyền đƣợc xử lý tài sản với tƣ cách là chủ sở hữu mà không cần thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của toà án.
Thế chấp công bằng (thế chấp thông thƣờng) là hình thức thế chấp mà trong đó ngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm cho khoản vay. Khi ngƣời đi vay không thực hiện đƣợc nghĩa vụ theo hợp đồng, việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa ngân hàng và bên thế chấp hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của toà án nếu có tranh chấp[54, tr.89].
Hiện nay, ở nƣớc ta, pháp luật mới chỉ thừa nhận hình thức thế chấp công bằng.
Trong trƣờng hợp một tài sản đƣợc thế chấp để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì, thế chấp đƣợc phân thành thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai
Thế chấp thứ nhất là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất. Lƣu ý rằng thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp cho một khoản vay, mà thế chấp thứ nhất đƣợc xác định trong mối tƣơng quan giữa các khoản vay có thế chấp, tức là việc sử dụng một tài sản để bảo đảm cho nhiều khoản vay và thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại là thế chấp thứ nhất.
Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp, trong đó ngƣời đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất đƣợc bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai[54, tr.90].
Tuy phân loại nhƣ vậy, chúng ta cần lƣu ý rằng tài sản thế chấp có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ chứ không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm cho khoản nợ thứ hai.
1.3.3.3. Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp
Thế chấp trực tiếp hay còn gọi là thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức thế chấp mà tài sản thế chấp do vốn vay tạo nên. Ví dụ, ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua nhà và khách hàng dùng chính ngôi nhà đó để bảo đảm cho khoản vay.
Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay là hai tài sản khác nhau[54, tr.91].
1.3.3.4. Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần
Theo quy định của pháp luật, ngƣời vay có thể thế chấp toàn bộ hoặc một phần tài sản. Trong trƣờng hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trƣờng hợp thế chấp một phần tài sản
có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận. Riêng đối với thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng... và các tài sản khác của bên thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận.
Trong thực tế các ngân hàng thƣờng nhận thế chấp toàn bộ tài sản. Thế chấp một phần chỉ áp dụng trong trƣờng hợp phần tài sản thế chấp có thể phát mại riêng mà không ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp[54, tr.92].
1.3.3.5. Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ của chính mình và thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba
Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ của chính mình là trƣờng hợp khách hàng vay dùng tài sản cụ thể thuộc sở hữu cuả mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NHTM.
Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho ngƣời thứ ba (hay thế chấp bằng tài sản của ngƣời thứ ba) là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc cụ thể thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho ngƣời thứ ba là khách hàng vay vốn tại NHTM.
CHƢƠNG II