2. Khuyến nghị
1.7.2. Yếu tố ngoài cơ sở giáo dục
Gia đình luôn giữ vai trò là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Gia đình giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em học sinh, cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết thường xuyên ở bên cạnh các em, chính vì vậy để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho các em học tập và làm theo. Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
Đối với HS khuyết tật do ảnh hưởng của khuyết tật khiến các em tự ti, mặc cảm, chính vì vậy những thành viên trong gia đình càng phải gần gũi, động viên các em, giúp các
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong giáo dục gia đình. Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Tiểu kết chƣơng 1
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trong các cơ sở giáo dục HS khuyết tật là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác phục hồi chức năng toàn diện cho các em. Thông qua hoạt động này giúp các em ngày càng phát triển về mặt nhận thức, thành thạo về mặt kĩ năng và đó chính là tiền đề quan trọng giúp các em có thể hoà nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Chính vì vậy các cơ sở giáo dục HS khuyết tật cần chú trọng đến nhiệm vụ này.
Để đạt được chất lượng trong hoạt động giáo dục KNS cho HS khuyết tật tại các cơ sở giáo dục HS khuyết tật thì công tác quản lý hoạt động GDKNS đóng vai trò chủ đạo. Gám đốc hay người đứng đầu các cơ sở giáo dục cho HS khuyết tật cần phải thực hiện tốt các chức năng của quản lý, chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống trong cơ sở. Người quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho tập thể đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong cơ sở, đồng thời trang cấp các cơ sở vật đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục KNS, tầm quan trọng và các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh cũng như công tác quản lý GDKNS cho học sinh khuyết tật tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An. Tuy nhiên muốn đề ra được các giải pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì đòi hỏi người cán bộ quản lý ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt lý luận đã trình bày ở trên thì phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay của các cơ sở giáo dục chuyên biệt.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG TRẺ TÀN TẬT THỤY AN 2.1. Vài nét về Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An
2.1.1. Đặc điểm, tình hình
Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An (trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nằm trên địa bàn xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội. Trung tâm được thành lập ngày 27/7/1976 theo Quyết định số 452/QĐ-TBXH, với tên gọi ban đầu là Trung tâm phục hồi chức năng lao động con liệt sỹ.
Ngày 28/01/1985 theo Quyết định số 41/QĐ-TBXH Trung tâm được dụng cụ chỉnh hình đối với người khuyết tật.
Tổ chức khám, chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cho người kiện toàn cơ cấu tổ chức và đổi tên thành Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Hà Nội, đối tượng tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng là: Con liệt sỹ tàn tật mồ côi, con thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và con gia đình quân nhân.
Ngày 15/4/1995 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1176/QĐ-LĐTBXH đổi tên thành Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thuỵ An, đối tượng tiếp nhận được mở rộng thêm là trẻ em khuyết tật do di chứng của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật thuộc các gia đình hộ nghèo trong phạm vi các tỉnh thành phía Bắc.
Quyết định 1322/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thuỵ An.
Trung tâm được Bộ giao nhiệm vụ (theo QĐ 1322/QĐ-LĐTBXH ngày 26/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội):
1. Khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật, người có công với cách mạng.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, điều dưỡng người có công với các mạng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức giáo dục, dạy nghề và hướng nghiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Tổ chức sản xuất, lắp ráp dụng cụ trợ giúp và bệnh có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của bộ Y tế.
6. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực được giao. 7. Tham gia đào tạo và đào tạo lại cho viên chức theo sự phân công của Bộ.
8. Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa thương tích và tàn tật.
9. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ phù hợp với chuyên môn, khả năng của Trung tâm đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức, tài chính tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các lĩnh vực công tác của Trung tâm theo yêu cầu của Bộ và quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Hiện nay, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận các trẻ em khuyết tật là đối tượng con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, các cháu bị di chứng
của chất độc da cam và con em các gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam…để nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và công tác xã hội.
Trẻ em khuyết tật phục hồi chức năng tại trung tâm bao gồm các dạng tật:
- Khó khăn về vận động (bại não, dị tật bẩm sinh). - Khó khăn về học: chậm phát triển trí tuệ.
- Trẻ khiếm thính (điếc câm).
- Trẻ động kinh, rối loạn hành vi, rối nhiễu tâm trí, rối loạn tâm thần, tự kỷ.
- Trẻ đa tật.
Lưu lượng trẻ khuyết tật tại Trung tâm thường xuyên từ 180 đến 200, độ tuổi tập trung từ 6- 18 tuổi, một số trường hợp lớn hơn 18 tuổi.
Đây là một Trung tâm phục hồi chức năng khép kín, toàn diện cả về thể chất và tinh thần, kết hợp chặt chẽ giữa phục hồi chức năng về y học, giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và công tác xã hội…trợ giúp các cháu khuyết tật phục hồi chức năng, phát huy khả năng còn lại của bản thân sớm hoà nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy và nhân sự
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Ban giám đốc: 02 + Khoa Khám bệnh - Dược - Cận lâm sàng: 18 + Khoa Phục hồi chức năng: 17 + Phòng Giáo dục đặc biệt – Công tác xã hội: 12 + Phòng Hướng nghiệp dạy nghề: 09
+ Phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp: 17 + Phòng Kế toán - Tài vụ: 04
2.1.2.2. Nhân sự
- Tổng số công chức, viên chức, người lao động: 80
- Trình độ đào tạo: + Sau đại học: 04 = 5,3% + Đại học: 20 = 25% + Cao đẳng: 06 = 7,9%
+ Trung cấp: 25 (03 đang học đại học) = 34%
+ Sơ cấp, CN kỹ thuật: 13 = 17%
+ Lao động phổ thông: 12 =
15,8%
2.1.2.3. Tổ chức Đảng và các đoàn thể
a. Tổ chức Đảng
- Trung tâm có 01 chi bộ Đảng với 20 đảng viên, - Trình độ đào tạo: + Sau đại học: 03 = 15% + Đại học, cao đẳng: 09 = 45% + Trung cấp: 05 = 25% + Sơ cấp: 03 = 15% - Cấp ủy: 03
Trình độ chính trị:
+ Cao cấp lý luận chính trị: 02 = 76,6% + Trung cấp lý luận chính trị: 01 = 33,4%
Trình độ chuyên môn:
+ Đại học 01 = 33%
+ Sơ cấp 01 = 33%
(Trích nguồn: Báo cáo thống kê cán bộ công chức trung tâm năm 2013)
b. Đoàn thể:
Trung tâm có 01 tổ chức công đoàn, 01 tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An
2.2.1. Nhận thức vai trò của giáo dục kỹ năng sống
2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế, nh ân viên hành chính
Để đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý , giáo viên , nhân viên y tế , nhân viên hành chính về GDKNS cho HSKT tại Trung tâm, tác giả tiến hành điều tra 60 cán bộ nhân viên gồm: giáo viên dạy văn hoá, giáo viên dạy nghề, bác sĩ, kĩ thuật viên, y tá, nhân viên hộ lý (nhân viên chăm sóc), nhân viên hành chính (kế toán, văn thư, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên công tác xã hội) và phỏng vấn sâu 6 cán bộ quản lý (Giám đốc, trưởng phòng GD, trưởng phòng Y tế, trưởng phòng Hành chính, trưởng phòng Hướng nghiệp – Dạy nghề, bí thư chi đoàn) với nội dung các câu hỏi liên quan đến vai trò GDKNS.
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ nhân viên về vai trò của GDKNS
PHÒNG MỨC ĐỘ RCT (%) CT (%) ICT (%) KCT (%)
Phòng GD 86,7 13,3 0 0
Phòng HN - DN 73,3 26,7 0 0
Phòng Y tế 73,3 26,7 0 0
Phòng HC 53,3 26,7 13,3 6,7
Qua số liệu thống kê của bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy:
Cán bộ nhân viên tại trung tâm có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của GDKN sống cho các em học sinh khuyết tật. Đa số ý kiến cho rằng GDKNS là rất cần thiết (Phòng GD – 86,7%, HN – DN là 73,3%).
Nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS cho HS khuyết tật ở các phòng ban tương đối đồng đều, tuy nhiên phòng hành chính tỉ lệ cán bộ cho rằng GDKNS cho HS khuyết tật là rất cần thiết còn ít hơn so với các phòng ban khác (Giáo dục 86,7%, Hành chính 53,3%), thậm trí vẫn còn các ý kiến cho rằng GDNS cho các em ít cần thiết (13,3%) và không cầm thiết (6,7%). Cán bộ nhân viên phòng hành chính do đặc thù công việc không làm việc trực tiếp với HS nhiều nên phần nào chưa hiểu hết khó khăn của các em.
Qua phỏng vấn trực tiếp các đồng chí lãnh đa ̣o ở trung tâm với những câu hỏi tìm hiểu về nhận thức vai trò và tầm quan trọng của GDKNS cho HS trong trung tâm. Kết quả thu được , 100% cán bộ quản lý đều cho rằng GDKNS cho HSKT tại Trung tâm có vai trò quan tro ̣ng và là mô ̣t viê ̣c làm cần thiết. Nó vừa phù hợp với xu hướng giáo dục của thời đại nói chung và thực tế của các cơ ở giáo dục chuyên biệt . Các ý kiến đều cho rằng GDKNS cho HSKT tại trung tâm cần xây dựng những nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm khó khăn của từng loại khuyết tật, trên cơ sở đó có những phương pháp phù hợp nhằm giúp các em lĩnh hội được các kĩ năng một cách hiệu quả nhất.
Để đánh giá thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh (CMHS) tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 30 cha mẹ học sinh khiếm thính (CMHSKT) và 30 cha mẹ học sinh chậm phát triển trí tuệ (CMHSCPTTT) tại Trung tâm kết quả thu được ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nhận thức của cha mẹ học sinh về mức độ cần thiết của GDKNS (n = 60) CHA MẸ HỌC SINH MỨC ĐỘ RCT (%) CT (%) ICT (%) KCT (%) CMHS KHIẾM THÍNH 0 6,7 73,3 20 CMHS CHẬM PHÁT TRIỂN TT 0 10 80 10
Qua số liệu thống kê điều tra, nhận thấy:
Cha mẹ học sinh khuyết tật tại Trung tâm chưa nhận thức tốt về vai trò giáo dục KNS cho các em. Đa số các ý kiến đều cho rằng GDKNS cho các em là ít cần thiết hoặc chưa cần thiết. 80% cha mẹ trẻ chậm phát triển trí tuệ và 73% cha mẹ của trẻ khiếm thính đều cho rằng việc GDKNS cho các em là ít cần thiết. Điều này một phần do cha mẹ HS tại trung tâm đa phần ở miền núi và là đồng bào dân tộc và khi gửi con xuống trung tâm vẫn mang tư tưởng đưa con đi chữa bệnh và tìm nơi nuôi dưỡng cho con là chủ yếu. Nhận thức của cha mẹ học sinh chưa cao phần nào đó do điều kiện họ đa phần ở xa trung tâm nên việc gặp gỡ trao đổi thông tin giữa trung tâm và cha mẹ HS còn gặp khó khăn nhất định.
Qua trao đổi được biết, hàng năm trung tâm có cho các em về nghỉ tết (15 ngày) và nghỉ hè (1 tháng) và trung tâm có tổ chức họp phụ huynh học sinh vào dịp này, tuy nhiên số lượng phụ huynh tham gia chưa nhiều. Đây
cũng là một khó khăn lớn đối với trung tâm trong việc phối hợp giáo dục giữa gia đình và trung tâm.
2.2.2. Thực trạng việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An PHCN trẻ tàn tật Thụy An PHCN trẻ tàn tật Thụy An
2.2.2.1. Thực trạng thực hiện GDKNS của phòng GDCB
Đặc điểm tình hình hoạt động của phòng Giáo dục.
Hàng năm tổ chức cho 60 - 70 trẻ em khuyết tật khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ và các cháu khuyết tật vận động nặng học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giáo dục đặc biệt;