Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật thụy an (Trang 63)

Ban lãnh đạo trung tâm đã nhận thức tốt ý nghĩa của hoạt động GDKNS cho HS trong trung tâm, chính vì vậy BLĐ đã có sự chỉ đạo các phòng ban lồng ghép GDKNS trong hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên BLĐ chưa có kế hoạch cụ thể cho hoạt động GDKNS, thực hiện GDKNS được quản lý thông qua việc phân công nhiệm vụ. Mặc dù được phân công nhiệm vụ nhưng BLĐ chưa tiến

hành công tác kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ một cách thường xuyên, liên tục.

BLĐ chưa thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kế hoạch thực hiện của các phòng ban. Các phòng ban trong trung tâm được đào tạo ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và chức năng, nhiệm vụ cũng khác nhau, nên việc tiến hành kiểm tra chéo không thể thực hiện được. Bản thân trong một phòng ban cũng không có sự đánh giá thi đua, kiểm tra mặt nội dung thực hiện GDKNS. Bản thân phòng giáo dục là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý giáo dục các em thì hoạt động này vẫn có những mặt hạn chế. Các lớp khác nhau về đối tượng, trình độ, nội dung chương trình và không có khối lớp giống nhau, không có chương trình khung nên việc thực hiện hoạt động GD cho HS phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và sự nhiệt tình của từng giáo viên, trong khi nhiều giáo viên không được đào tạo đúng chuyên môn giáo dục chuyên biệt nên phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GDKNS nói riêng và hoạt động quản lý GDKNS nói chung.

BLĐ không có các tiêu chí đánh giá cụ thể hoạt động GDKNS của các phòng ban, không có sự thi đua khen thưởng kịp thời. Bên cạnh đó, để thực hiện giáo dục KNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn viên tham gia kiêm nghiệm trong khi không có chế tài hợp lý nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động này.

Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hồ sơ sổ sách chưa được quan tâm. Mặc dù trung tâm tiến hành thực hiện nhiệm giáo dục cho học sinh khuyết tật từ rất lâu nhưng việc xây dựng và lưu giữ hồ sơ không được thực hiện. Việc thực hiện công tác giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng vẫn mang tính chất dựa vào kinh nghiệm thực tế. Việc đánh giá và lưu trữ hồ sơ như chương trình, giáo án, đánh giá sự tiến bộ của HS hầu như là không có.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý và tổ chức hoạt động GDKNS thông cho HS khuyết tật tại Trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thuỵ An cho phép chúng tôi rút ra một số nhận định sau đây:

- Đội ngũ CBQL, GV đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động GDKNS cho HS khuyết tật.

- Hoạt động GDKNS được xác định là một trong những nhiệm vụ nhằm phục hồi chức năng toàn diện về thể chất và tinh thần cho HS khuyết tật.

- Trung tâm đã triển khai nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong từng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban có liên quan.

- Công tác giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật nói riêng trong những năm qua đã được quan tâm chú trọng và đạt được một số thành tựu đánh ghi nhận.

Mặc dù đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận, song đây thực tế hoạt động GDKNS và QLGD KNS cho học sinh khuyết tật tai Trung tâm vẫn còn những hạn chế nhất định và chất lượng chưa thật cao. Đây cũng là một nội dung mới trong chương trình GD học sinh khuyết tật nên cần phải có những nghiên cứu áp dụng những phương pháp quản lý hoạt động GDKNS phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI

CHƢ́C NĂNG TRẺ TÀN TẬT THỤY AN 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nội dung : Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp phải tiến hành một cách lâu dài , có hệ thống , phải dựa vào những tri thức , kỹ năng, kỹ xảo , thói quen , kinh nghiệm sống của cán bộ nhân viên trong đơn vị để tiến hành xây d ựng các biện pháp phù hợp. Trong đó đặc biệt chú trọng đến kinh nghiệm, thành quả từ những biện pháp quản lý đã thực hiện. Phải thực hiện theo từng bước, từng cấp, phải tiến hành liên tục, thường xuyên.

Biê ̣n pháp:

Nô ̣i dung quản lý phải được xây dựng the o kiểu hệ thống cấu trúc và mang tính cấu trúc chă ̣t chẽ .

Trong suốt quá trình thực hiện , các nội dung và biện pháp quản lí được hình thành phải luôn luôn củng cố , duy trì và vận dụng hiệu quả và liên tu ̣c.

Cần phải giáo dục nâng cao nhận thức vị t rí, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp một cách liên tục , thường xuyên ở mọi nơi , mọi lúc cho mọi người , qua mọi việc , kết hợp chặt chẽ trên lớp và ngoài giờ lên lớp , trong và ngoài Trung tâm . Nâng cao nhận thức cho cả phụ huynh họ c sinh và xã hô ̣i .

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nội dung : Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục khi lựa chọn nội dung, phương pháp , phương tiện , hình thức tổ chức quản lí phải tính đến

những đặc điểm sinh lý , tâm lý ở từng lứa tuổi của từng dạng khuyết tật , nghĩa là phải chú ý đến khả năng và nhu cầu của từng cá nhân học sinh

khuyết tâ ̣t . Đồng thời cũng phải chú ý đến nhu cầu, động cơ, nguyện vọng, vốn kinh nghiệm, trình độ được giáo dục, sự trưởng thành về mặt xã hội, trình độ phát triển của chủ thể và khách thể . Các biện pháp quản lí giáo dục phải được áp dụng tùy thuộc vào đối tượng , cấp quản lí để xác định cho phù hợp. Vận dụng lý luận quản lí phải có cơ sở khoa học , không máy móc, phải lấy yêu cầu của thực tiễn để xác định nội dung quản lí . Xây dựng các nguyên tắc quản lí phải phù hợp với đă ̣c điểm tình hình của đơn vi ̣ và yêu cầu của xã hô ̣i .

Quản lí giáo dục kỹ năng sống phải nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ , đặc biệt là việc trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho ho ̣c sinh khuyết tâ ̣t nói chung và từng dạng khuyết tật nói riêng .

Biê ̣n pháp thực hiê ̣n :

Tích cực nghiên cứu bổ sung lý luận quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn, nhiệm vụ quản lý. Luôn quán triệt tốt phương châm “cơ bản , thiết thực , hiệu quả , chống cách quản lý chung chung , xuôi chiều , lý luận suông , coi nhẹ hoạt động thực tiễn .

Nhà quản lý giáo dục phải nắm chắc đặc điểm của từng đối tượng

quản lý, từng nội dung quản lý và những điều kiện khách quan, chủ quan cụ thể.

Tiến hành giáo dục thường xuyên liên tục thông qua các hoạt động hàng ngày, thông qua tập thể, thông qua hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nội dung:

Các biện pháp quản lý giáo dục được thực hiện có trình tự, kế tiếp khoa học theo đúng trình tự nhận thức, đi từ các biện pháp sơ bộ đến tổng thể, từ dễ

đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo nguyễn tắc: biện pháp trước là cơ sở, là tiền đề để xác định các biện pháp tiếp theo, các biện pháp sau vừa kế thừa, vừa củng cố nội dung của biện pháp trước.

Biện pháp thực hiện:

Xác định các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật phải được thực hiện thường xuyên liên tục theo trình tự logic chặt chẽ.

Theo dõi chặt chẽ tiến trình quản lý giáo dục, đánh giá kết quả công tác quản lý khoa học và kịp thời.

Tổ chức tiến hành phổ biến tri thức khoa học quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp can thiệp trẻ.

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm giáo dục KNS đối với học sinh khuyết tật của các lực lượng trong và ngoài Trung tâm

3.2.1.1. Mục tiêu

Vốn nhân lực là yếu tố thành công của mọi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng. Qua tìm hiểu, điều tra thực tế ta nhận thấy cán bộ, giáo viên trong Trung tâm đều cho rằng cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, việc làm này tuy không còn mới mẻ với các cơ sở giáo dục HS khuyết tật, nhưng đại đa số cán bộ quản lý và giáo viên cũng chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động, hơn thế nữa Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội chưa có văn bản quy định rõ ràng về nội dung tổ chức, phương pháp hoạt động của công tác quản lý giáo dục kĩ năng sống. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, rất cần phải tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ nhân viên, giáo viên, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện tốt hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật. Đồng thời khơi dậy lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cho toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong Trung tâm.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, CMHS về vị trí ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là nghĩa vụ cao cả của cán bộ, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật. Trên thực tế, công tác giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm luôn là yếu tố mang tính quyết định. Công tác giáo dục sẽ thúc đẩy mọi hoạt động quản lý cũng như giáo dục. Làm tốt công tác này sẽ làm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, gia đình học sinh hiểu được vị trí ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh khuyết tật nói riêng.

Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ nhân viên, giáo viên trong Trung tâm.

Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên, giáo viên, sự tích cực tham gia hoạt động của học sinh.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp * Đối với cán bộ quản lý:

Để tiến hành công tác giáo dục đạt hiệu quả tốt thì đội ngũ cán bộ các cấp luôn là lực lượng cơ bản và hiệu quả nhất. Các biện pháp thường áp dụng là:

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức ngay trong nghị quyết của chi bộ, chương trình hành động của Đoàn thanh niên, kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở…

Tiến hành tuyên truyền giáo dục mọi lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động thiết thực như tổ chức hội thảo, tập huấn, hội nghị hoặc trực tiếp tác động đến tập thể cán bộ quản lý, giáo viên bằng kế hoạch, chỉ thị…Đồng thời, đẩy mạnh các hình thức giáo dục khác như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, băngzôn, pano, áp phích...

Quán triệt và hướng dẫn cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên thực hiện nghiêm túc các nội dung, biện pháp giáo dục kĩ năng

sống. Gắn kết quả thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống với kết quả phân tích chất lượng Đảng viên, kết quả phân loại, bình xét thi đua quý, năm.

Kết hợp chặt chẽ các hoạt động của Trung tâm với các hoạt động của công đoàn, đoàn thanh niên. Tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

Giám đốc cần phải tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay. Xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, giữa hoạt động phục hồi chức năng về mặt thể chất và phục hồi chức năng về mặt tinh thần, không xem nhẹ chức năng nào, như vậy mới có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình giáo dục, phục hồi chức năng của Trung tâm.

* Đối với giáo viên

Đối với giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật thì giáo viên là lực lượng nòng cốt của mọi hoạt động và giữ vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác. Trong đó, trình độ nghiệp vụ và tình thương yêu học sinh chưa đủ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, yêu cầu giáo viên cần phải có nhận thức đầy đủ về mọi mặt hoạt động của công tác giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật. Trong đó, giáo dục kĩ năng sống cho các em là một nội dung quan trọng. Trên thực tế, công tác này còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy cần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa vai trò cũng như tầm quan trọng trong công việc mà họ đang đảm nhận. Thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên nhân viên học tập và thảo luận thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, qua đó mọi người thấy được vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Thông qua các hội nghị bồi

dưỡng chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Hoạt động quản lý của cán bộ và hoạt động giảng dạy của giáo viên có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số yêu cầu đặt ra là:

Là người sống mẫu mực, trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, có chuyên môn vững vàng. Đây là yêu cầu sư phạm có tính quyết định sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có giảng dạy tốt thì mới cảm hoá, thuyết phục và tạo niềm tin cho học sinh.

Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và cá tính, sở thích của học sinh, mức độ khuyết tật cũng như khả năng nhận thức của từng học sinh; biết cách giáo dục khéo léo; nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh. Phải đặt tình thương yêu, vì sự tiến bộ của các em lên trên hết.

Do đó người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của Trung tâm.

* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong Trung tâm.

Mục tiêu

Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong Trung tâm là rất quan trọng, giúp giám đốc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và chỉ đạo thực hiện, xây dựng được mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với tổ chức Đoàn thanh niên, với giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục địa phương phù hợp. Giám đốc phải bố trí sắp xếp cán bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật thụy an (Trang 63)