PHCN trẻ tàn tật Thụy An
2.2.2.1. Thực trạng thực hiện GDKNS của phòng GDCB
Đặc điểm tình hình hoạt động của phòng Giáo dục.
Hàng năm tổ chức cho 60 - 70 trẻ em khuyết tật khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ và các cháu khuyết tật vận động nặng học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giáo dục đặc biệt; dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng giao tiếp, cụ thể:
- 05 lớp dạy văn hóa cho học sinh khiếm thính.
- 02 lớp dạy văn hóa cho học sinh chậm phát triển trí tuệ.
- 02 lớp dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt cho học sinh chậm phát triển trí tuệ.
- 04 lớp can thiệp cho trẻ tự kỷ.
Nội dung chương trình dạy văn hoá dựa trên chương trình tiểu học có sự điều chỉnh một số nội dung. Việc điều chỉnh nội dung chương trình và xây dựng chương trình học do giáo viên tự chủ động chưa có chương trình chung nhất trong Trung tâm.
Để đánh giá thực trạng giáo dục tại phòng giáo dục chuyên biệt, tác giả tiến hành điều tra 15 giáo viên bằng phiếu hỏi, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Ý kiến của giáo viên về hiệu quả thực hiện GDKNS cho HS khuyết tật tại phòng GDCB (n=15) Nội dung Mức độ Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt % % % %
Xây dựng nội dung chương trình GDKNS phù hợp với đối tượng HS khuyết tật.
0 20 53,3 26,7
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học
KNS đầy đủ. 0 13,3 60 26,7
Có kế hoạch GDKNS cụ thể cho
từng lớp. 0 20 60 20
Tiêu chí đánh giá kết quả nhận thức
KNS của học sinh sau giờ học. 0 13,3 66,7 20 GDKNS thông qua tích hợp vào
nội dung chương trình của các môn học khác
0 20 66,7 13,3
Có đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp lên lớp hiệu quả
0 13,3 53,3 26,6
Qua bảng 2.3 chúng tôi nhận thấy nội dung chương trình GDKNS được đánh giá ở mức độ trung bình và chưa tốt còn chiếm tỉ lệ lớn 80% (trung bình 53,3% – chưa tốt 26,7%). Việc để giáo viên tự lựa chọn và xây dựng chương trình cho lớp mình cũng gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên. Mặc dù giáo viên dạy trực tiếp là người hiểu được các khó khăn đặc thù, nhu cầu và khả năng của các em HS trong lớp nhất, nhưng kỹ năng xây dựng chương trình không phải giáo viên nào cũng có thể làm tốt, đặc biệt là những giáo viên không được đào tạo về giáo dục đặc biệt.
Đây cũng là thực trạng chung của nhiều cơ sở giáo dục học sinh khuyết tật.
Trên thực tế giáo dục HS khuyết tật ở nước ta vẫn chưa có một chương trình giáo dục chung thống nhất mang tính chất quy chuẩn. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng chương trình song chưa có hệ thống chương trình khung cơ bản. Việc áp dụng chương trình phụ thuộc vào từng cơ sở giáo dục. Đây cũng là một điểm khó khăn cho công tác giáo dục HS khuyết tật.
2.2.2.2. Thực trạng dạy KNS thông qua tư vấn, tham vấn
Học sinh khuyết tật tại trung tâm đa phần đến từ gia đình nghèo và dân tộc thiểu số, các em thường có tâm lý tự ti, sống khép mình. Do phải sống xa bố mẹ, các em phải tự lập và nhờ sự giúp đỡ, chăm sóc của nhân viên, cán bộ tại Trung tâm. Các em cần được PHCN về thể chất, tinh thần và chức năng lao động.
Trong quá trình thực hiện PHCN khép kín, toàn diện, CTXH truyền thống và CTXH hiện đại đã được áp dụng song hành. Năm 2010, Trung tâm thành lập tổ CTXH của Trung tâm gồm 8 thành viên: Giám đốc, cán bộ tổ chức, bác sỹ, trưởng khoa, giáo viên chuyên biệt, giáo viên dạy nghề, nhân viên CTXH chuyên trách.
Nhiệm vụ của Tổ CTXH: Tư vấn, trợ giúp gia đình các em; trợ giúp PHCN thể chất, trí tuệ (Giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp - dạy nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, giáo dục đạo đức, lối sống, tình cảm, sức khỏe sinh sản, hỗ trợ HS phát huy những sở trường và khả năng còn lại của các êm), kết nối các nguồn lực xã hội trợ giúp HS khuyết tật, trợ giúp chính sách và các hoạt động khác. Hoạt động của tổ công tác xã hội có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động GDKNS cho các em. Thông qua
hoạt động tư vấn giúp các em biết cách giải quyết các khó khăn vướng mắc trong các tình huống cụ thể đồng thời củng cố cho các em sự tự tin và vốn kiến thức cần thiết trong cuộc sống.
Qua phỏng vấn cán bộ chuyên trách tại tổ công tác xã hội dược biết: Công tác tư vấn, tham vấn cho các em HS khuyết tật còn gặp phải một số khó khăn nhất định, cán bộ công tác xã hội kinh nghiệm công tác chưa nhiều. Đối tượng học sinh khuyết tật tại trung tâm rất nhiều dạng khuyết tật, nên đặc điểm tâm sinh lý và những khó khăn riêng biệt cũng rất đa dạng. Dẫn đến việc xây dựng nội dung và phương pháp tiếp cận các em cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt với nhóm học sinh khiếm thính do các em sử dụng ngôn ngữ kí hiệu nên việc giao tiếp với các em còn gặp phải khó khăn. Tổ công tác xã hội mới thành lập và đa số là cán bộ kiêm nhiệm nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động. Thực tế tổ CTXH chưa thật sự phát huy hết vai trò và hiệu quả công việc. Tổ CTXH chưa chủ động trong việc lên kế hoạch GDKNS cho các em theo các chủ đề, chủ điểm, hoạt động tư vấn mang hình thức phát hiện các vấn đề của các em và tư vấn cho các em hướng giải quyết.
2.2.2.3. Thực trạng thực hiện giáo dục KNS của cán bộ bảo trợ
HS khuyết tật tại trung tâm ở nội trú, nên để có sự quan tâm gần gũi giúp đỡ các em trung tâm có phương án mỗi cán bộ nhân viên chịu trách nhiệm bảo trợ cho 3 – 5 học sinh. Trách nhiệm của người bảo trợ sẽ gần gũi, giúp đỡ các em trong cuộc sinh hoạt và học tập. Để tìm hiểu hoạt động GDKNS của cán bộ bảo trợ, tác giả tiến hành điều tra 60 cán bộ, nhân viên ở các phòng ban và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Ý kiến về việc thực hiện GDKNS cho HS khuyết tật của cán bộ bảo trợ GDCB (n=60) Nội dung Mức độ đạt đƣợc Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt % % % %
Cán bộ bảo trợ thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện học sinh mình phụ trách.
0 66,7 13,3 20
Cán bộ bảo trợ chuẩn bị trước nội dung GDKNS trong những lần gặp HS (có kế hoạch).
0 26,6 53,3 13,3
Cán bộ bảo trợ kịp thời phát hiện những khó khăn của HS mình phụ trách. 0 53,3 13,3 26,6 Cán bộ bỏ trợ có kỹ năng trợ giúp HS mình phụ trách khi gặp khó khăn. 0 20 53,3 26,7
Cán bộ bảo trợ tạo được sự tin tưởng của học sinh và là người để các em tìm đến khi gặp khó khăn.
0 66,7 13,3 20
Qua kết quả điều tra cho thấy việc phân công cán bộ bảo trợ cho HS cũng là một hình thức tốt trong công tác GDKNS cho HS khuyết tật. Đặc điểm HSKT có nhiều khó khăn đặc thù lại ở nội trú xa gia đình nên việc có người gần gũi, hướng dẫn các em rất hiệu quả 67,7% ý kiến cho rằng thường xuyên gặp gỡ các em đạt mức độ khá. Cán bộ bảo trợ chính là người gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ các
em khi các em gặp khó khăn, do đó 67% ý kiến cho rằng cán bộ bảo trợ đã tạo được niềm tin ở các em đạt mức độ khá. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nội dung giáo dục của cán bộ bảo trợ vẫn đạt ở mức độ trung bình (53,3%), điều này một phần do hoạt động này mang tính chất kiêm nhiệm nên chủ yếu cán bộ bảo trợ phải tranh thủ thời gian để gặp gỡ và giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn.
2.2.2.4. Thực trạng giáo dục KNS thông qua các hoạt động ngoại khóa
Trung tâm luôn quan tâm chú trọng đến các hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể thao cho các em. Hàng năm, tổ chức nhiều chuyến tham quan, nghỉ mát cho các học sinh như đi nghỉ mát tại Sầm Sơn, Hạ Long, tham quan tại các khu du lịch như: Thiên Đường Bảo Sơn, Đầm Long… Đặc biệt là mỗi năm tổ chức từ 60 đến 70 cuộc giao lưu với các tổ chức trong và ngoài nước, sinh viên tình nguyện các trường đến từ Hà Nội.
Học sinh khuyết tật thường mặc cảm với khiếm khuyết của mình nhưng lại có những khả năng rất đặc biệt và có thể phát huy tốt nếu được tư vấn tích cực. Nhiều năm qua, Trung tâm luôn quan tâm, tạo điều kiện để học sinh khuyết tật được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tạo điều kiện để các em có cơ hội hòa nhập cuộc sống xã hội và có cơ hội thể hiện mình. Một số HS có năng khiếu đã được tham gia nhiều chương trình do các tổ chức và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Năm 2012, Trung tâm đã tổ chức cho nhóm học sinh khiếm thính (9 cháu) tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s Got Talent), đã lọt vào top 3 của vòng bán kết.
Những hoạt động này đã giúp các cháu tích cực trong học tập, PHCN và tự tin hơn để hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này mới thu hút được nhóm trẻ có năng khiếu, chưa thu hút và chưa có các hình thức tổ chức đa dạng phong phú để tiếp cận tất cả các đối tượng trẻ. Các chương trình giao lưu văn hoá văn nghệ vẫn phụ thuộc vào kế hoạch của đơn vị bạn, hình thức giao lưu chủ yếu tập trung vào
văn nghệ chưa đa dạng phong phú, nên đôi lúc cũng không tạo được hứng thú cho các em.
2.2.2.5. Thực trạng phối giáo dục KNS qua hoạt động HN - DN
Hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề là một trong những nội dung quan trọng của GDKNS cho HS khuyết tật. Qua hoạt động này giúp các em có những định hướng lựa chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân, đây là một định hướng đúng đắn của trung tâm. Tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho HS khuyết tật, nhằm phát triển trí tuệ giúp người khuyết tật có việc làm, nhiều cơ hội hòa nhập cộng đồng. Các thầy cô giáo đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dạy nghề cho HS khuyết tật. Để tìm hiểu tực trạng GDKNS cho HS trung tâm thông qua hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 15 giáo viên phòng hướng nghiệp dạy nghề và thu được kết quả như sau.
Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện GDKNS cho HS khuyết tật tại phòng HN - DN (n=15)
Nội dung
Đánh giá hiệu quả thực hiện
Tốt Khá Trung bình Chƣa tốt % % % % Phòng có lựa chọn dạy các nghề phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật. 0
66,7
13,3 20 Phòng tiếp cận dạy nghề cho tất cả các
dạng khuyết tật trong trung tâm. 0 13,3 53,3 26,6 Các nghề đang dạy HS khuyết tật
tại trung tâm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Nhìn bảng trên ta nhận thấy việc lựa chọn nghề để dạy cho các em học sinh khuyết tật khá phù hợp (66,7%). Qua điều tra được biết phòng tổ chức dạy các nghề may, thêu, dệt, làm hoa giả, làm tranh đá quý, làm hương thơm cho các cháu khuyết khiếm thính và khuyết tật vận động. Tuy nhiên việc tiếp cận dạy nghề mới chỉ thực hiện được ở nhóm trẻ khiếm thính và nhóm trẻ khuyết tật vận động mà chưa có các nghề để dạy cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ... chính vì vậy hơn 80% ý kiến cho rằng tiếp cận dạy nghề cho các dạng khuyết tật mới đạt ở mức độ trung bình và chưa tốt (trung bình - 53,3%, chưa tốt -26,2%).
2.2.2.6. Thực trạng phối hợp giáo dục KNS với các lực lượng khác
Để tìm hiểu thực trạng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong việc GDKNS cho các em. Chúng tôi, tiến hành phỏng vấn đồng chí Bí thư đoàn thanh niên và được biết: Giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật là một hoạt cần sự chung tay giúp sức của rất nhiều ngành. Trong những năm qua trung tâm luôn quan tâm đến sự phối hợp của các nguồn lực từ bên ngoài, chẳng hạn tìm hướng đi mới cho hoạt động dạy nghề bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề miễn phí cho các em. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ thể thao nhằm tạo môi trường hoạt động ngoại khoá cho các em. Thông qua các hoạt động này, đã tạo được môi trường giao lưu giúp các em tự tin hơn, giảm sự mặc cảm về bệnh tật.