Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An (trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nằm trên địa bàn xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội. Trung tâm được thành lập ngày 27/7/1976 theo Quyết định số 452/QĐ-TBXH, với tên gọi ban đầu là Trung tâm phục hồi chức năng lao động con liệt sỹ.
Ngày 28/01/1985 theo Quyết định số 41/QĐ-TBXH Trung tâm được dụng cụ chỉnh hình đối với người khuyết tật.
Tổ chức khám, chữa bệnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cho người kiện toàn cơ cấu tổ chức và đổi tên thành Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Hà Nội, đối tượng tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng là: Con liệt sỹ tàn tật mồ côi, con thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng và con gia đình quân nhân.
Ngày 15/4/1995 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1176/QĐ-LĐTBXH đổi tên thành Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thuỵ An, đối tượng tiếp nhận được mở rộng thêm là trẻ em khuyết tật do di chứng của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật thuộc các gia đình hộ nghèo trong phạm vi các tỉnh thành phía Bắc.
Quyết định 1322/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thuỵ An.
Trung tâm được Bộ giao nhiệm vụ (theo QĐ 1322/QĐ-LĐTBXH ngày 26/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội):
1. Khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật, người có công với cách mạng.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, điều dưỡng người có công với các mạng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức giáo dục, dạy nghề và hướng nghiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Tổ chức sản xuất, lắp ráp dụng cụ trợ giúp và bệnh có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của bộ Y tế.
6. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực được giao. 7. Tham gia đào tạo và đào tạo lại cho viên chức theo sự phân công của Bộ.
8. Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa thương tích và tàn tật.
9. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ phù hợp với chuyên môn, khả năng của Trung tâm đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức, tài chính tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các lĩnh vực công tác của Trung tâm theo yêu cầu của Bộ và quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Hiện nay, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận các trẻ em khuyết tật là đối tượng con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, các cháu bị di chứng
của chất độc da cam và con em các gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam…để nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và công tác xã hội.
Trẻ em khuyết tật phục hồi chức năng tại trung tâm bao gồm các dạng tật:
- Khó khăn về vận động (bại não, dị tật bẩm sinh). - Khó khăn về học: chậm phát triển trí tuệ.
- Trẻ khiếm thính (điếc câm).
- Trẻ động kinh, rối loạn hành vi, rối nhiễu tâm trí, rối loạn tâm thần, tự kỷ.
- Trẻ đa tật.
Lưu lượng trẻ khuyết tật tại Trung tâm thường xuyên từ 180 đến 200, độ tuổi tập trung từ 6- 18 tuổi, một số trường hợp lớn hơn 18 tuổi.
Đây là một Trung tâm phục hồi chức năng khép kín, toàn diện cả về thể chất và tinh thần, kết hợp chặt chẽ giữa phục hồi chức năng về y học, giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và công tác xã hội…trợ giúp các cháu khuyết tật phục hồi chức năng, phát huy khả năng còn lại của bản thân sớm hoà nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.