Phối hợp các lực lượng giáo dục Gia đình – Nhà trường – Trung tâm – Xã

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật thụy an (Trang 98)

2. Khuyến nghị

3.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục Gia đình – Nhà trường – Trung tâm – Xã

Xã hội

* Ý nghĩa của biện pháp

Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt việc phối hợp các lực lượng Gia đình – Trung tâm - Xã hội hay xã hội hóa giáo dục. Trong đó yêu cầu quan trọng là xây dựng được Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh biết và hiểu về giáo dục, đặc biệt về giáo dục trẻ khuyết tật, về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có điều kiện cả về vật chất và tinh thần để hỗ trợ Trung tâm, động viên cán bộ giáo viên, học sinh tham gia giáo dục hòa nhập cộng đồng. Tóm lại là phải dựa vào cộng đồng cả về trí tuệ trong công tác giáo dục và huy động nguồn lực.

* Nội dung biện pháp

Việc phối hợp các lực lượng Gia đình – Trung tâm - Xã hội đã xác định: môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục và hiệu quả thiết thực.

Tập thể sư phạm trong Trung tâm là đội ngũ cán bộ - giáo viên - công nhân viên luôn có trình độ về chuyên môn, có lòng yêu nghề, trách nhiệm, tận tụy với học sinh. Hầu hết các thầy, cô giáo đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó luôn quan tâm thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên chưa sâu sát và quan tâm triệt để tới việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Trên thực tế, trên địa bàn xã Thụy An cơ bản luôn có tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội bảo đảm tốt, môi trường sống thuận lợi cho việc giáo dục, can thiệp và trang bị kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên do đặc thù của trẻ khuyết tật nên đòi hỏi công tác giáo dục không chỉ đơn thuần là sự tham gia chỉ của Trung tâm, Bộ lao động, thương binh và xã hội mà đòi hỏi đặt ra đó chính là sự phối hợp chặt chẽ của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức cá nhân. Trong đó vai trò của gia đình là đặc biệt quan trọng.

Gia đình, Trung tâm và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với học sinh khuyết tật nói riêng và học sinh nói chung. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong việc giáo dục học sinh ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.

Đối với gia đình có trẻ khuyết tật thì rào cản đầu tiên và lớn nhất đó chính là sự tự ti, mặc cảm. Đồng thời, đại đa số những gia đình đó đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình - trung tâm gặp rất nhiều hạn chế. Ngoài ra, khi học sinh theo học tại Trung tâm thì cơ bản ít có điều kiện gần gũi, chăm sóc và phối hợp cùng trị liệu, phục hồi. Đặc biệt là trong học tập, trong việc dạy dỗ con mình thì "trăm sự nhờ thầy cô"... có lẽ là tình trạng phổ biến trong các gia đình hiện nay. Có rất nhiều học sinh nghịch ngợm, quậy phá nhưng qua tìm hiểu thì mới rõ là các em rất đáng thương, thiếu thốn tình cảm, khao khát được quan tâm chia

sẻ. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ 1 hoặc 2 buổi họp phụ huynh học sinh, thậm chí không trò chuyện với giáo viên phụ trách của con mình không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn, vì đại đa số học sinh ở các địa phương khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trước thực tế ấy, việc đẩy mạnh phối hợp giữa Trung tâm - gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực trong đó Trung tâm phải đóng vai trò chủ động trong sự phối hợp này.

3.2.6. Tăng cường nguồn lực trong giáo dục KNS cho học sinh khuyết tật

* Ý nghĩa của biện pháp

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước chưa có điều kiện đáp ứng mục tiêu của các Trung tâm phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật; về hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại..., nên vai trò của xã hội, của cộng đồng tham gia đóng góp cho giáo dục đạt được mục tiêu quản lý giáo dục kỹ năng sống là vô cùng quan trọng. Chính các nguồn lực về vật chất và tinh thần từ phía xã hội và cộng đồng là sự động viên lớn lao giúp cho các cơ sở giáo dục hoàn thành sứ mệnh của mình.

* Nội dung biện pháp

Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An cần có các biện pháp nâng cao nhận thức trong tập thể cán bộ nhân viên về quan hệ qua lại giữa nhà

trường và cộng đồng. Tránh tình trạng chỉ hiểu một chiều là xã hội hóa giáo dục chỉ đem lợi ích đến cho Trung tâm, chỉ tận dụng các nguồn lực và tiềm năng của xã hội cho Trung tâm. Cần tạo sự đồng thuận cao giữa Trung tâmvà cộng đồng để xã hội tập trung sức lực cho Trung tâm cũng như Trung tâm thể hiện chức năng của mình đối với xã hội. Huy động sự tham gia của Hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục. Ngày nay, xã hội càng phát triển, bên cạnh những thuận lợi dân trí được nâng cao, đời sống được cải thiện... thì những nguy cơ tiêu cực trong xã hội cũng nảy sinh. Nhiều bậc cha mẹ học sinh rất lo lắng và lúng túng trong việc hỗ trợ giáo dục, can thiệp, phục hồi chức năng cho con em mình. Chính và vậy, lãnh đạo trung tâm cần phát huy năng lực quản lý, huy động và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để giáo viên tư vấn cho cha mẹ học sinh, là nhịp cầu nối giữa Trung tâm và gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Hàng năm, ban giám đốc chỉ đạo tốt các kỳ họp giữa Trung tâmvà cha mẹ học sinh với sự chủ trì trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm để thống nhất mục tiêu, kế hoạch giáo dục, bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh, phân công phụ trách từng địa bàn để tiện liên hệ. Trung tâm yêu cầu cha mẹ học sinh có trách nhiệm: hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục, cung cấp những thông tin cần thiết để tối ưu hóa việc can thiệp, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng phục hồi và củng cố kĩ năng cho các em. Sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhất là của cha mẹ học sinh chính là yếu tố quan trọng giúp học sinh rèn luyện và hình thành các kỹ năng sống tốt cho mình.

* Cách tiến hành

Kết hợp giữa Trung tâm với gia đình. Tổ chức cam kết trách nhiệm giữa gia đình và Trung tâm cũng như các lực lượng ở địa phương. Củng cố, tổ chức, nâng cao vai trò Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh của Trung tâm.

Thành lập Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh; lên kế hoạch hoạt động nêu rõ vai trò và hiệu quả hỗ trợ công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhà trường trong suốt năm học. Hoạt động của tổ chức hội Cha mẹ học sinh góp phần vào thành công trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của Trung tâm. Xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của Trung tâm, tham khảo lấy ý kiến thảo luận từ ban chấp hành hội cha mẹ học sinh; Các chương trình và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phải được in thành văn bản, gửi đến chi hội cha mẹ học sinh để được ghi nhận những đóng góp, trách nhiệm của cha mẹ.

Thống nhất lịch làm việc và xác định rõ để cha mẹ học sinh nhận thức rõ trách nhiệm mà họ cần chia sẻ và cộng tác với Trung tâm để học sinh được giáo dục kỹ năng sống, trở thành những người công dân thích ứng với cuộc sống, như nội dung "học để làm; học để cùng chung sống".

Thường xuyên trao đổi thông tin về kết quả rèn luyện kỹ năng sống của học sinh với cha mẹ học sinh thông qua trao đổi trực tiếp, điện thoại...

Kết hợp giữa Trung tâm với các tổ chức xã hội

Duy trì mối quan hệ giữa Trung tâm với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan và các tổ chức xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của các cấp chính quyền và toàn xã hội. Ban giám đốc Trung tâm chủ động tạo ra những mối quan hệ tốt với các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn để tạo nên tác động giáo dục nói chung và tác động giáo dục kỹ năng sống thống nhất để thực sự giáo dục mang tính xã hội và xã hội hóa giáo dục.

Trong xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa, công tác xã hội hóa giáo dục Trung tâm hết sức quan tâm. Đó là, phối hợp chặt chẽ trong quản lý giáo dục với bậc Tiểu học, nhất là công tác quản lý nắm bắt số lượng các em học sinh giỏi, học sinh có năng lực hoạt động xã hội; đồng thời cũng có mối liên hệ tốt

với các trung tâm học tập cộng đồng để làm tốt hơn công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

3.3. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tập hợp ý kiến của các đối tượng sau:

Bảng 3.1. Đối tƣợng khảo sát

TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng

1 Cán bộ quản lý trung tâm (phó phòng trử lên) 14 2 Giáo viên, cán bộ nhân viên trung tâm 60

3 Cha mẹ học sinh 30

4 Ban chấp hành Đoàn trung tâm 6

5 Học sinh 10

6 Cán bộ địa phương 10

Tổng cộng 130

Các đối tượng được khảo sát là những người liên quan trực tiếp đến công tác kỹ năng sống cho học sinh, là khách thể và chủ thể trong hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An.

3.3.2.Cách thức tiến hành khảo sát:

Qua trao đổi phỏng vấn và sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi.

3.3.3. Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Xác định tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm giáo dục KNS đối với học sinh khuyết tật của các lực lượng trong và ngoài Trung tâm

Biện pháp 2: Bồi dưỡng, phát triển năng lực tổ chức giáo dục KNS cho đội ngũ cán bộ Trung tâm

Biện pháp 3: Đổi mới công tác lập kế hoạch nội dung giáo dục KNS trong các môn học và các mặt giáo dục

Biện pháp 4 :Tăng cường giám sát, đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống

Biện pháp 5: Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục Gia đình – Nhà trường – Trung tâm – Xã hội

Biện pháp 6: Tăng cường nguồn lực trong giáo dục KNS cho học sinh khuyết tật

3.3.5. Nội dung khảo sát

Đánh giá về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Rất cần thiết (RCT); Cần thiết (CT); Không cần thiết (KCT) Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Rất khả thi (RKT); Khả thi (KT); Không khả thi (KKT)

3.3.6. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thống kê ở bảng 3.2 dưới đây

Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp RCT CT KCT Xếp thứ RKT KT KKT Xếp thứ % % % % % % Biện pháp 1 30 67 3.0 3 36 60 4.0 2

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp

Tỷ lệ % Tính cần thiết Tính khả thi Biện pháp 2 37 61 2.0 2 38 57 5.0 3 Biện pháp 3 50 45 5.0 4 39 59 2.0 1 Biện pháp 4 38 62 0 1 36 58 6.0 4 Biện pháp 5 34 57 9.0 6 33 54 13. 6 Biện pháp 6 37 57 6.0 5 32 57 11 5

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và tính khả thi (%) Từ kết quả khảo sát ta có thể kết luận:

- Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Trong đó, biện pháp 4 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết cao nhất, biện pháp 3 có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi cao nhất. Biện pháp 5 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết thấp nhất cũng đạt 91%, biện pháp 5 có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi thấp nhất cũng đạt 87 %.

- Chứng tỏ 6 biện pháp được đề xuất là phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay. - Trong các ý kiến của các đối tượng khảo nghiệm vẫn có những ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là không cần thiết và không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 5 có tới 9% cho rằng không cần thiết, 13% cho rằng không khả thi. Đây cũng là biểu hiện bình thường, vì trình độ xem xét vấn đề của các đối tượng là khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất, phương tiện ở mỗi gia đình và mỗi địa phương, mỗi cá nhân là khác nhau.

Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, ta thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ cao nhất là 100%, thấp nhất là 86%, Chứng tỏ các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay. Đây là kết quả khá khả quan. Mặc dù cách nhìn nhận của các đối tượng cũng có đôi chút khác nhau song cũng đều thống nhất cao sự cần thiết và khả thi của các biện pháp trên.

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu chương 3 cho thấy, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã đề xuất sáu biện pháp.

Các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý công tác GDKNS cho trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thuỵ An là hệ thống đồng bộ trong đó mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khuyết tật tại trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật thụy an (Trang 98)