Ảnh hưởng của trung tâm học đến lòng trung thành thương hiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU CỦA HỌC VIÊN ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 72)

Từ kết quả phân tích (phụ lục 10) cho thấy giá trị sig ở kiểm định Levene = 0 và giá trị sig ở kiểm định ANNOVA=0 cho phép ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độtrung thành thương hiệu đối với các học viên theo học 3 trung tâm trên.

Để biết rõ hơn về sự khác biệt trên, tác giả tiến hành phân tích Post Hoc với phương pháp kiểm định ‘Turkey” để xem xét cụ thể sự khác biệt trên.

Kết quả phân tích bảng 4.11 cho thấy giá trịsig đều bằng 0. Như vậy, ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa cho từng cặp giữa các trung tâm với nhau: (1) Trung tâm ngoại ngữ ILA và trung tâm ngoại ngữ Không Gian, (2) Trung tâm ngoại ngữ ILA và Hội Việt Mỹ, (3) Trung tâm ngoại ngữ Không Gian và HộiViệt Mỹ. Trong đó khác biệt nhiều nhất là cặp so sánh thứ 2 : Trung tâm ngoại ngữ ILA và Hội Việt Mỹ với mức độ khác biệt trung bình là 0.91670.

Bảng 4.11. Bảng so sánh sự khác biệt lòng trung thành thương hiệu của học viên theo trung tâm học

(I) Trường học (J) Trường học Khác biệt trung bình

Sai số

chuẩn

Sig. Độ tin cậy 95%

Cận dưới Cận trên

ILA OUT SPACE .52859

* .09464 .000 .3054 .7517 VUS .91670* .09552 .000 .6915 1.1419 OUTSPACE ILA -.52859 * .09464 .000 -.7517 -.3054 VUS .38812* .09607 .000 .1616 .6146 VUS ILA -.91670 * .09552 .000 -1.1419 -.6915 OUTSPACE -.38812* .09607 .000 -.6146 -.1616 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu gồm các nội dung: thông tin mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo, điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy. Tác giả cũng xem xét ảnh hưởng của các biến định tính đến lòng trung thành thương hiệu của các trung tâm ngoại ngữ. Ngoài ra, tác giả còn so sánh ảnh hưởng của biến loại trung tâm ngoại ngữ: có yếu tố nước ngoài và không có yếu tốnước ngoài để kiểm định có sự khác biệt về lòng trung thành thương hiệu hay không.

Qua kết quả nghiêu cứu định lượng cho thấy, các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu đạt độ tin cậy ở mức cao. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu sơ bộđịnh tính ban đầu.

Đặc biệt quan trọng, chương này đã cho thấy mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu của học viên đối với các trung tâm ngoại ngữ bao gồm 5 yếu tố chính là: Chất lượng cảm nhận, uy tín thương hiệu, thái độ đối với khuyến mại, nhận biết thương hiệu và các thuộc tính đồng hành thương hiệu. Song song đó, nghiên cứu cũng đã làm nổi bật lên yếu tố chất lượng cảm nhận là quan trọng nhất trong 5 yếu tố. Những kết quả rút ra từ chương này là cơ sở cho một sốđề xuất và kết luận mà tác giả sẽ trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu, mục đích chính của chương này là tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính của đềtài thông qua đó, tác giả nêu lên một số kiến nghị cho các nhà quản lý các trung tâm ngoại ngữ nhằm góp phần nâng cao lòng trung thành của học viên.

Chương này bao gồm 2 phần chính: (1) Tóm tắt kết quả chủ yếu và một số kiến nghị cho các nhà đầu tư, quản lý, (2) Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Tóm tắt kết quả chính của đề tài và một sốđề xuất: 5.1.1. Kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU CỦA HỌC VIÊN ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 72)