Theo Chaudhuri (1999), lòng trung thành thương hiệu của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nói lên xu hướng của người tiêu dùng mua và sử dụng một thương hiệu trong một tập sản phẩm và lặp lại hành vi này.
Lòng trung thành thương hiệu được đo lường bởi ý định tiếp tục mua, lòng tin và sự giới thiệu với người khác về sản phẩm mà họ đang dùng hay là sự sẵn lòng lựa chọn sản phẩm, thương hiệu của người sản xuất trước những cám dỗ của đối thủ cạnh tranh.
Lòng trung thành thương hiệu có thể được phân chia thành hai loại: thái độ trung thành và hành vi trung thành (Kim,2008). Thái độ trung thành liên quan đến những gì diễn ra bên trong tâm trí của khách hàng, thể hiện dựđịnh trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng. Hành vi trung thành được thể hiện bằng việc mua lặp lại một sản phẩm hay dịch vụ hay hành vi tích cực khác như lời truyền miệng tốt về sản phẩm. Theo Gounaris & Stathakopoulos, sự gia tăng thái độ trung thành đối với thương hiệu sẽ dẫn đến sựgia tăng hành vi trung thành.
Có thể không riêng gì lĩnh vục giáo dục và đào tạo, ở tất cả các lĩnh vực, thương hiệu nào tạo được lòng trung thành của người tiêu dùng càng cao thì lợi nhuận đem lại cho công ty càng cao. (Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang,2008, tr.16).
Đối với các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, lòng trung thành của học viên thể hiện ở việc tiếp tục theo học những chương trình trung tâm cung cấp hoặc truyền miệng tốt về trung tâm…Lòng trung thành của khách hàng được xem tài sản quý giá nhất của trung tâm. Vì chỉ có những học viên trung thành mới gắn bó lâu dài với trung tâm.