Các mô hình của các nhà nghiên cứu trên đều vận dụng từ mô hình của Aaker (1991,1996) , là mô hình được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vận dụng để khảo sát sau đó mới điều chỉnh để phù hợp với lĩnh vực mình nghiên cứu. Mô hình của Yoo, Donthu & Lee cũng bao gồm các yếu tố từ mô hình của Aaker, và ngoài ra mô hình nghiên cứu của Yoo, Donthu & Lee còn bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng lòng trung thành thương hiệu giúp cho việc khảo sát có tính khái quát cao. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thành Công và Phạm Ngọc Thuý (2007), mô hình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008) và mô hình của Ngô Vũ Quỳnh Thy ngoài việc kế thừa những yếu tố từ mô hình của Aaker còn khám phá ra những yếu tố khác ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu, đặc biệt là ở Việt Nam, phù hợp với môi trường mà tác giả nghiên cứu. Hơn nữa, những mô hình trên có nhiều biến quan sát giúp cho việc khảo sát của tác giả có mức độ chính xác hơn.
Như vậy, từ những mô hình lý thuyết trước và qua quá trình điều tra “20 ý kiến” của 40 học viên đang theo học tại các trung tâm ngoại ngữ để tìm ra những
Nhận biết thương hiệu Chất lượng cảm nhận Thuộc tính đồng hành Trung thành thương hiệu
điểm chung nhất, và từ kết quả phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm, tác giảđề nghị mô hình nghiên cứu bao gồm 5 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Trong đó, nghiên cứu sử dụng 3 yếu tố : Nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, các thuộc tính đồng hành trong mô hình của Yoo, Donthu & Lee (2000) và mô hình của Ngô Vũ Quỳnh Thy (2010), yếu tố : Thái độ đối với chiêu thị trong mô hình của Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang (2008), yếu tố: Uy tín thương hiệu trong mô hình của nghiên cứu của Nguyễn Thành Công, Phạm Ngọc Thúy (2007).
H1+ H3+ H2+ H4+ H5+
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả