6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SO VỚI THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.7.1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu (ROS)
Tỷ số này thể hiện mức sinh lợi thực sự của doanh nghiệp được hưởng. Qua những thông tin từ bảng 4.12 và bảng 4.13 cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu qua 3 năm có mức độ tăng, giảm không đồng đều giảm mạnh tăng nhẹ. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0,38% trong khi đó tỷ số này ở công ty đối thủ là 20,21% cao hơn nhiều so với doanh nghiệp. Sang năm 2011 tỷ suất này tiếp tục tăng nhưng không nhiều, ở mức 0,97%, so với năm 2010 thì ROS tăng 0,59 % nhưng so với công ty đối thủ thì vẫn còn rất thấp, cụ thể tỷ số này ở công ty đối thủ đã tăng lên 21,19%, tương ứng với mức thấp hơn là 20,22% so với công ty đối thủ, một tỷ số khá cao. Sự tăng nhẹ tỷ số này ở doanh nghiệp chủ yếu là lãi ròng và doanh thu thuần đều tăng, doanh thu thuần tăng 9,65% so với năm 2010 thấp hơn so với mức tăng của lãi ròng tăng 176,76% so với năm 2010 tương ứng với số tiền 101,25 triệu đồng nên làm cho tỷ số này tăng 0,59% so với năm 2010 ROS là 0,38%. Nhưng tỷ suất này ở doanh nghiệp rất nhỏ là do lợi nhuận sau thuế thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần. Năm 2012 tỷ suất này của doanh nghiệp và công ty đối thủ đều giảm. Nhưng ở công ty đối thủ chỉ giảm nhẹ 0,8%, còn ở doanh nghiệp thì tỷ suất này đã giảm xuống với mức âm là 5,23%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh ở mức âm, mức giảm của doanh thu thuần là 27,98% thấp hơn mức giảm của lợi nhuận sau thuế rất nhiều là 448,25% tương ứng với số tiền giảm là 774,03 triệu đồng, với mức giảm cao này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 giảm mức đáng kể. Qua 3 năm tỷ số này ở doanh nghiệp không quá 4% tổng doanh thu thuần, quá thấp lại còn giảm mạnh vào năm 2012. Việc đầu tư của doanh nghiệp chưa mang lại lợi nhuận cao mà còn lỗ
69
vào năm 2012, do áp lực chi phí tăng: chủ yếu tăng chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí lãi vay, đồng thời mặc dù doanh thu thuần cao nhưng giá vốn hàng bán cũng cao sắp sỉ doanh thu thuần nên sau khi trừ đi giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức thấp so với doanh thu thuần, sau khi trừ đi các khoản chi phí nữa thì lợi nhuận sau thuế còn ở mức thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần. Do đó doanh nghiệp cần có chính sách cắt giảm chi tiêu không cần thiết nhằm nâng cao khoảng mục này.