Trong mỗi doanh nghiệp thì hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn là hoạt động chủ lực, do đó lợi nhuận mang lại từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. Qua bảng 4.8 ta thấy doanh thu thuần năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.443,54 triệu đồng, tương đương 9,69%, năm 2012 doanh thu thuần giảm với tốc độ 27,98% tương đương mức biến động tuyệt đối là 4.570,98 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng giảm. Tuy doanh thu thuần có tăng vào năm 2011 nhưng tỷ lệ tăng đó không bằng tỷ lệ giảm mạnh năm 2012. Do doanh thu thuần giảm mạnh nên kéo theo đó giá vốn hàng bán năm 2012 cũng giảm theo với mức giảm là 4.138,87 triệu đồng. Điều này làm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng giảm không ổn định từ năm 2010- 2012. Cụ thể năm 2011 mức lợi nhuận của doanh nghiệp là 1.418,20 triệu đồng tăng 452,10 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 46,80%. Năm 2012 là 986,09 triệu đồng giảm mạnh 432,11 triệu so với năm 2011 tương đương 30,47%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn từ năm 2011-2012 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng, người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng hạn chế chi tiêu, các công trình xây dựng giãn tiến độ hoặc tạm ngưng thi công khiến doanh thu giảm đẫn đến lợi nhuận cũng giảm theo, mà đặc biệt là ảnh hưởng mạnh năm 2012 đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp ở mức âm. Tuy nhiên do lợi nhuận từ hoạt động này khá cao nhưng các khoản chi phí trong doanh nghiệp quá lớn nên làm cho mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thấp mà đặc biệt vào năm 2012 không đủ bù đắp các khoản chi phí dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế ở mức âm. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận kế toán trước thuế là 192,16 triệu đồng tăng 115,79 triệu so với năm 2010, con số này đang ở mức thấp, nhưng đến năm 2012 do hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng gặp khó khăn nên lợi nhuận kế toán trước thuế giảm xuống ở mức âm là 615,50 triệu đồng. Vì doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nên năm 2012 không phát sinh khoảng thuế TNDN, nên khoản lỗ 615,50 triệu đồng cũng là lợi nhuận sau thuế. Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những biện pháp tối ưu nhất để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong thời buổi kinh tế đang khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản đang trầm lắng.
65
4.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 1.699,60 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng tỷ lệ giảm 28,89%. Ở doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần năm 2013 giảm so với năm 2012 cũng tương ứng với tỷ lệ giảm của doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ năm 2011- 2012 nhu cầu về tiêu thụ vật liệu xây dựng tụt dốc một cách thê thảm, đó là phản ứng dây chuyền từ sự đóng băng của thị trường bất động sản. Cung lớn hơn cầu khiến lượng hàng tồn kho tăng cao, đầu ra không ổn định, chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm nhập khẩu...Nên tình hình doanh thu ngành vật liệu xây dựng nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng vẫn chưa khả quan.
Kéo theo đó làm cho giá vốn hàng bán cũng giảm theo với khối lượng bán ra trong 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể giảm 1.456,63 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 27,02%.
Tuy doanh nghiệp không có các khoản giảm trừ doanh thu nhưng không vì thế mà làm khoản lợi nhuận gộp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu tăng lên, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 giảm 49,28% so với năm 2011 tương ứng với số tiền giảm là 242,97 triệu đồng.
Chi phí tài chính của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 không phát sinh, doanh nghiệp đã giảm được 176,47 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó chi phí quản lý kinh doanh cũng giảm được một khoản tiền 9,25 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,53%. Còn chi phí khác cũng giảm được một khoảng 50,04 triệu đồng. Điều này chứng tỏ trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh nghiệp đã giảm thiểu các khoản mục chi phí một cách hợp lý.
Thu nhập khác giảm nhưng không nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 1,77 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,65%. Từ đó dẫn đến lợi nhuận khác của doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (18,69) triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng lên 29,58 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 258,27%.
Mặc dù 6 tháng đầu năm 2013 doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản chi phí so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng do lợi nhuận gộp của doanh nghiệp không đủ để bù đắp các khoản chi phí nên dẫn đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 vẫn âm và có tăng thêm mức lỗ so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể là doanh nghiệp bị lỗ thêm một khoảng tiền là 8,98 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,9%.
66
Bảng 4.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013
Số tiền (%)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.883,57 4.183,97 (1.699,60) (28,89)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu _ _ _ _
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3=1-2) 5.883,57 4.183,97 (1.699,60) (28,89)
4. Giá vốn hàng bán 5.390,53 3.933,90 (1.456,63) (27,02)
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5=3-4) 493,04 250,07 (242,97) (49,28)
6. Doanh thu hoạt động tài chính _ _ _ _
7. Chi phí tài chính 176,47 _ (176,47) _
- Trong đó: Chi phí lãi vay 176,47 _ (176,47) _
8. Chi phí quản lý kinh doanh 605,63 596,38 (9,25) (1,53)
9. Lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh (9=5+6-7-8) (289,06) (346,31) (57,25) 19,81
10. Thu nhập khác 31,35 29,58 (1,77) (5,65)
11. Chi phí khác 50,04 _ (50,04) _
12. Lợi nhuận khác (12=10-11) (18,69) 29,58 48,27 (258,27)
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (13=9+12) (307,75) (316,73) (8,98) 2,92
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp _ _ _ _
67
Do kinh doanh thua lỗ nên khoản thuế TNDN hiện hành không có phát sinh so với 6 tháng đầu năm 2012
Nhìn chung qua các phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân từ năm 2010- 2012 và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy rằng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất là năm 2011, nhưng đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì lại có xu hướng giảm mạnh, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2012 của doanh nghiệp lỗ là 615,50 đồng và lại tăng mức lỗ này trong 6 tháng đầu năm 2013 tương ứng với số tiền lỗ là 316,73 triệu đồng. Vì vậy doanh nghiệp nên đề ra các biện pháp để có thể giải quyết được tình trạng kinh doanh không khả quan trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
4.7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN. NHÂN LÊ QUÂN.
Các tỷ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm, tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân cũng vậy. Chủ doanh nghiệp coi đây là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là luận cứ quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng khả năng sinh lời của Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân thì khó có thể đánh giá được mức độ phát triển cũng như khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Vì vậy ngoài những phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp tư nhân Lê Quân, bài viết còn đề cập đến khả năng sinh lời của Công Ty TNHH MTV Xây Dựng và Thương Mại Sơn Mỹ để làm nổi bật điểm mạnh cũng như điểm yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Sơn Mỹ được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1500490643 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 15/05/2009. Công Ty TNHH MTV Xây Dựng và Thương Mại Sơn Mỹ được chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân Thương Mại Sơn Mỹ theo quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Long ngày 02/12/2010.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng – công nghiệp hạ tầng kỹ thuật).
68
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, bán buôn kim loại và quặng kim loại: chi tiết sắt, thép.
Bán buôn vật liệu, thiết bị khác trong xây dựng.
Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa, đường bộ.
Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
Mặc dù Công Ty TNHH MTV Xây Dựng và Thương Mại Sơn Mỹ không có thời gian hoạt động lâu dài như Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân nhưng Công Ty TNHH MTV Xây Dựng và Thương Mại Sơn hoạt động cùng lĩnh vực tại Thành Phố Vĩnh Long nên cũng được xem là đối thủ cạnh tranh lớn trong hiện tại và tương lai của Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân và rất đáng được quan tâm.
4.7.1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu (ROS)
Tỷ số này thể hiện mức sinh lợi thực sự của doanh nghiệp được hưởng. Qua những thông tin từ bảng 4.12 và bảng 4.13 cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu qua 3 năm có mức độ tăng, giảm không đồng đều giảm mạnh tăng nhẹ. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0,38% trong khi đó tỷ số này ở công ty đối thủ là 20,21% cao hơn nhiều so với doanh nghiệp. Sang năm 2011 tỷ suất này tiếp tục tăng nhưng không nhiều, ở mức 0,97%, so với năm 2010 thì ROS tăng 0,59 % nhưng so với công ty đối thủ thì vẫn còn rất thấp, cụ thể tỷ số này ở công ty đối thủ đã tăng lên 21,19%, tương ứng với mức thấp hơn là 20,22% so với công ty đối thủ, một tỷ số khá cao. Sự tăng nhẹ tỷ số này ở doanh nghiệp chủ yếu là lãi ròng và doanh thu thuần đều tăng, doanh thu thuần tăng 9,65% so với năm 2010 thấp hơn so với mức tăng của lãi ròng tăng 176,76% so với năm 2010 tương ứng với số tiền 101,25 triệu đồng nên làm cho tỷ số này tăng 0,59% so với năm 2010 ROS là 0,38%. Nhưng tỷ suất này ở doanh nghiệp rất nhỏ là do lợi nhuận sau thuế thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần. Năm 2012 tỷ suất này của doanh nghiệp và công ty đối thủ đều giảm. Nhưng ở công ty đối thủ chỉ giảm nhẹ 0,8%, còn ở doanh nghiệp thì tỷ suất này đã giảm xuống với mức âm là 5,23%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh ở mức âm, mức giảm của doanh thu thuần là 27,98% thấp hơn mức giảm của lợi nhuận sau thuế rất nhiều là 448,25% tương ứng với số tiền giảm là 774,03 triệu đồng, với mức giảm cao này đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 giảm mức đáng kể. Qua 3 năm tỷ số này ở doanh nghiệp không quá 4% tổng doanh thu thuần, quá thấp lại còn giảm mạnh vào năm 2012. Việc đầu tư của doanh nghiệp chưa mang lại lợi nhuận cao mà còn lỗ
69
vào năm 2012, do áp lực chi phí tăng: chủ yếu tăng chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí lãi vay, đồng thời mặc dù doanh thu thuần cao nhưng giá vốn hàng bán cũng cao sắp sỉ doanh thu thuần nên sau khi trừ đi giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức thấp so với doanh thu thuần, sau khi trừ đi các khoản chi phí nữa thì lợi nhuận sau thuế còn ở mức thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần. Do đó doanh nghiệp cần có chính sách cắt giảm chi tiêu không cần thiết nhằm nâng cao khoảng mục này.
4.7.2 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư khá quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư. Qua bảng phân tích cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là khá tốt trong 2 năm 2010 đến năm 2011 nhưng lại rất xấu vào năm 2012 với tỷ suất ở mức âm. Điều này được chứng minh qua sự tăng giảm không ổn định tăng nhẹ giảm mạnh, cụ thể năm 2010 tỷ số này là 0,57%. Tỷ số này nói lên rằng cứ 100 đồng vốn tự có mà doanh nghiệp sử dụng mang về 0,57 đồng lợi nhuận. Tỷ số này hơi thấp so với con số 0,78% của công ty đối thủ. Tuy nhiên khả năng sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp tiếp tục tăng vào năm 2011 là 1,57%, cao hơn 1% so với năm 2010 và vượt ROE của công ty đối thủ là 0,52%. Nhưng đến 2012, ROE của doanh nghiệp là âm 6,47% thấp hơn 8,04% so với năm 2011, mặc dù ROE của công ty đối thủ năm 2012 cũng giảm nhưng chỉ giảm 0,25% so với năm 2011 chứ không giảm mạnh như ở doanh nghiệp xuống còn mức âm, cụ thể ROE của doanh nghiệp thấp hơn 7,27% so với ROE của công ty đối thủ. Nguyên nhân ROE ở doanh nghiệp giảm xuống ở mức âm là do vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế đều giảm nhưng vốn chủ sở hữu chỉ giảm 6,08% so với năm 2011 thấp hơn nhiều so với mức giảm của lợi nhuận sau thuế là 488,25%, nên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đã giảm xuống ở mức âm. Ta thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ở doanh nghiệp chưa thật sự cao và còn giảm xuống mức âm vào năm 2012, điều này cho thấy việc đầu tư vốn chủ sở hữu chưa thật sự mang lại lợi nhuận tương xứng. Do đó cần có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu một cách hợp lý hơn để quản lý tốt vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao lợi nhuận.
70
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân qua 3 năm (2010- 2012)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 14.894,58 16.338,12 11.767,14
2. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 9.964,25 10.122,78 9.507,28
3. Giá trị tài sản bình quân Triệu đồng 11.756,04 12.170,92 12.821,86
4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 57,28 158,53 (615,50)
5. ROS (5=4/1) % 0,38 0,97 (5,23)
6. ROE (6=4/2) % 0,57 1,57 (6,47)
7. ROA (7=4/3) % 0,49 1,30 (4,80)
71
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công Ty TNHH MTV Xây Dựng và Thương Mại Sơn Mỹ qua 3 năm (2010- 2012)
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 781,72 1.018,55 793,84
2. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 20.161,90 20.563,44 20.237,19
3. Giá trị tài sản bình quân Triệu đồng 20.361,90 20.715,48 20.437,19
4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 158,01 215,87 161,90