3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
- Ban Giám đốc
+ Giám đốc: là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty.
+ Kế toán trƣởng: : Giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệnh tổ chức kế toán nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Phòng kinh doanh: Dƣới sự chỉ đạo của ban giám đốc, triển khai và đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Công ty, báo cáo kết quả cho cấp trên. Quản lí, trực tiếp nhận các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu hoặc các mặt hàng của công ty trong và ngoài nƣớc.
- Phòng kế toán: giúp việc cho Ban Giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán, ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các chế độ báo cáo thống kê, hạch toán kế toán phục vụ sản xuất kinh doanh toàn công ty.
- Phòng nhân sự: tổ chức, quản lý lao động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của công ty.
BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG NHÂN SỰ XƢỞNG SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƢỞNG CÁC PHÒNG BAN
- Xƣởng sản xuất: tổ chức chế biến nguyên liệu, sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đã đƣợc đề ra ở phòng Kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3.2 Bộ máy kế toán
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.
- Áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam đƣợc Bộ Tài chính ban hàng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các thông tƣ sửa đổi bổ sung.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung. - Các chính sách kế toán áp dụng:
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc ghi nhận và lập báo cáo theo đơn vị tiền tệ là VNĐ. Nếu sử dụng theo các đồng tiền khác thì ghi sổ kế toán theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
+ Tính giá trị hàng tồn kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.
+ Thuế giá trị gia tăng đƣợc tính theo phƣơng pháp khấu trừ.
3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Để việc xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai cho công ty đạt đƣợc kết quả tốt nhất thì phân tích, đánh giá số liệu kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm đã qua là công việc vô cùng quan trọng vì nó thể hiện cho nhà quản trị thấy đƣợc sự biến động của doanh thu, chi phí và từ đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận ra sao.
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 6T2012/6T2013 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 26.299 37.886 52.997 22.517 24.590 11.587 44,06 15.111 39,89 2.073 9,21 Doanh thu thuần 26.299 37.886 52.997 22.517 24.590 11.587 44,06 15.111 39,89 2.073 9,21 Giá vốn hàng bán 20.733 33.525 47.049 20.074 21.723 12.792 61,70 13.524 40,34 1.649 8,21 LN gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 5.565 4.360 5.948 2.442 2.666 -1.205 -21,65 1.588 36,42 224 9,17 Chi phí bán hàng 481 593 2.789 1.263 1.314 112 23,28 2.196 370,32 51 4,04 Chi phí quản lí doanh
nghiệp 3.017 2.625 2.061 972 956 -392 -12,99 -564 -21,49 -16 -1,65 LN thuần về hoạt động
kinh doanh 2.067 1.141 1.096 206 596 -926 -44,80 -45 3,94 390 189,32 Chi phí khác 77 5 - - - -72 -93,51 - - - - Lợi nhuận khác (77) (5) - - - 72 -93,51 - - - - Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 1.989 1.136 1.096 206 596 -853 -42,89 -40 -3,52 390 189,32 Thuế thu nhập doanh
nghiệp - 39 38 - - - - -1 -2,56 - - Lợi nhuận sau thuế 1.989 1.097 1.057 206 596 -892 -44,85 -40 -3,65 390 189,32
3.4.1 Chỉ tiêu doanh thu
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu của công ty chỉ gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Theo số liệu đã có, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kì sau luôn cao hơn kì trƣớc.
Trong năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh so với năm 2010, cụ thể doanh thu đã tăng 11.587 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với 44,06%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế trong nƣớc đã dần phục hồi sau một thời gian suy thoái, công ty đã chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc cũng nhƣ thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm với thời gian bảo quản sản phẩm lâu hơn. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng doanh thu này là sự phát triển của Câu lạc bộ bánh Pía - Lạp xƣởng Sóc Trăng cũng nhƣ sự thu hút khách du lịch của Làng nghề bánh Pía - Lạp xƣởng tại địa phƣơng làm cho doanh số bán của công ty tăng lên một cách vƣợt bậc.
Đến năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tiếp tục tăng 15.111 triệu đồng tƣơng ứng với 39,89% so với năm 2011 và trong năm 2013 doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng trƣởng.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 24.590 triệu đồng, tăng 9,21% so với cùng kì năm trƣớc. Yếu tố ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng về doanh thu chính là công ty đã mạnh dạn đầu tƣ Trạm dừng chân Tân Huê Viên với nhiều dịch vụ chăm sóc tốt cho khách hàng, thu hút đƣợc sự quan tâm không những của các khách hàng thân quen mà còn của khách du lịch nơi khác tới. Công ty cũng ra mắt sản phẩm mới ở dòng sản phẩm Lạp xƣởng, góp phần làm đa dạng thêm các mặt hàng của Công ty. Ngoài ra, trong năm 2012, công ty đã kí thêm đƣợc một số hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trƣờng tiềm năng nhƣ Mĩ, Canada …
3.4.2 Chỉ tiêu chi phí
Từ các số liệu đƣợc trình bày ở báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy các khoản chi phí phát sinh ở công ty có sự biến động rõ rệt qua các năm.
Giá vốn hàng bán là khoản chi phí có sự tăng (giảm) phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, giá vốn hàng bán trong năm 2011 đạt 33.525 triệu đồng, tăng 61,7% so với năm 2010. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 13.524 triệu đồng tƣơng ứng 40,34% so với năm trƣớc. Bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2013, khoản chi phí này tăng 8,21% tƣơng ứng với số tiền là 1.649 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. Mức tăng giá vốn hàng bán là tƣơng ứng với mức tăng trƣởng của doanh thu.
Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của giá cả thị trƣờng nên giá nguồn nguyên liệu đầu vào cũng tăng lên và lƣơng công nhận trực tiếp sản xuất cũng ngày càng tăng.
Chi phí bán hàng có sự thay đổi tùy thuộc vào sự tăng (giảm) của sản lƣợng tiêu thụ. Qua các năm, CP BH của công ty đều tăng. Năm 2011, CP BH tăng 23,28% tƣơng ứng với số tiền là 112 triệu đồng. Đến năm 2012, CP BH tăng lên rất nhiều, đạt đến 2.789 triệu đồng, tăng 370,32% so với năm 2011. Sở dĩ CP BH trong năm 2012 phát sinh tăng một cách đáng kể là do công ty đầu tƣ nhiều vào Trạm dừng chân Tân Huê Viên với các khoản chi phí chi cho việc thuê mƣớn nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ tại các quầy hàng trong Trạm dừng chân cũng nhƣ mua sắm tài sản, trang thiết bị cần thiết tại Trạm dừng chân. Ngoài ra, công ty cũng kí thêm hợp đồng với một số đại lí với mức hoa hồng ƣu đãi nhằm mở rộng thị trƣờng. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013, do hoạt động của Trạm dừng chân dần đi vào ổn định nên CP BH cũng đƣợc giữ ở mức tăng chậm với số tăng là 51 triệu đồng tƣơng ứng 4,04% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Ngƣợc lại với sự gia tăng của Giá vốn hàng bán và CP BH, chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty lại giảm qua các năm. Cụ thể, CP QLDN của năm 2011 giảm 12,99% và của năm 2012 giảm 21,49% so với năm trƣớc. CP QLDN của 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm 1,65% so với cùng kì năm trƣớc. Giải thích cho việc giảm chi phí này chính là cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty đã đi vào ổn định với đội ngũ nhân viên quản lí có trình độ chuyên môn tƣơng đối cao, không cần phải thuê mƣớn thêm nhân viên quản lí theo hợp đồng hay dịch vụ kế toán ở bên ngoài, tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí không nhỏ.
3.4.3 Chỉ tiêu lợi nhuận
Tuy doanh thu đều tăng qua các kì nhƣng lợi nhuận của công ty có xu hƣớng giảm. Trong đó, so với năm 2010 thì lợi nhuận của năm 2011 giảm 44,85% ứng với 892 triệu đồng. Đến năm 2012, lợi nhuận của công ty vẫn giảm nhƣng tỉ lệ giảm đã thấp xuống rất nhiều, cụ thể đã giảm 40 triệu đồng tƣơng ứng 3,65%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tuy doanh thu tăng nhƣng chi phí cũng tăng và mức tăng của chi phí cao hơn mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên, khi bƣớc sang đầu năm 2013, nhu cầu thị trƣờng tăng làm cho sản lƣợng tiêu thụ tăng theo, song song đó giá bán của các dòng sản phẩm cũng đƣợc nâng cao nên lợi nhuận của công ty đã có một bƣớc vƣợt bậc đáng kể, tăng 390 triệu đồng ứng với tăng 189,32% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm đều có xu hƣớng phát triển tốt do công ty ngoài giữ chân đƣợc các khách hàng cũ thì vẫn tiếp tục mở rộng đƣợc việc kinh doanh ở thị trƣờng mới. Bên cạnh đó công ty luôn giữ vững và phát triển đƣợc thƣơng hiệu truyền thống vốn có của mình. N ếu xây dựng đƣợc một chính sách phát triển, thúc đẩy tốc độ tiêu thụ cũng nhƣ tiết giảm chi phí một cách hợp lí thì tình hình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ rất khả quan trong tƣơng lai.
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi
- Chủ động đƣợc nguyên liệu do có nguồn cung cấp lâu năm, uy tín. - Có cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng và cải tiến liên tục nhằm đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đặt ra.
- Nguồn nhân công tƣơng đối rẻ, từ đó làm giảm chi phí nhân công, góp phần hạ giá thành.
- Có kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong nghề, sản phẩm là đặc sản địa phƣơng nên đƣợc khách hàng ở địa phƣơng khác ƣa thích.
3.5.2 Khó khăn
- Giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định, có xu hƣớng tăng dẫn đến giá thành tăng, làm ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ.
- Việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn do các đại lí chiếm dụng vốn, ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
- Trình độ chuyên môn của các nhân viên phòng ban, phân xƣởng còn thấp.
- Bị cạnh tranh gay gắt bởi những sản phẩm cùng loại của các công ty khác.
3.5.3 Định hƣớng phát triển
Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trƣờng, công ty có các định hƣớng phát triển trong những năm tới :
- Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.
- Đảm bảo chất lƣợng đã có và không ngừng nâng cao chất lƣợng và thời gian bảo quản sản phẩm.
- Đầu tƣ mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cấp xƣởng sản xuất, thay thế dần các thiết bị thủ công.
- Tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu.
- Tổ chức đào tạo tay nghề cho công nhân.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
BÁNH PÍA – LẠP XƢỞNG TÂN HUÊ VIÊN
4.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ 4.1.1 Căn cứ ứng xử của chi phí 4.1.1 Căn cứ ứng xử của chi phí
Để phân tích mối quan hệ C.V.P thì cần phải nắm vững căn cứ ứng xử của từng loại chi phí. Chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí và căn cứ ứng xử giúp kế toán tách các khoản chi phí phát sinh của công ty thành chi phí khả biến và chi phí bất biến một cách chính xác hơn.
Công ty Tân Huê Viên sản xuất nhiều sản phẩm từ các loại nguyên liệu khác nhau. Do tính phức tạp của quá trình sản xuất kinh doanh nên chủ yếu phân tích các loại chi phí theo từng dòng sản phẩm sản xuất ra:
- Dòng sản phẩm Lạp xƣởng bao gồm các sản phẩm nhƣ Lạp xƣởng tôm, Lạp xƣởng gà, Lạp xƣởng nạc, Lạp xƣởng Mai Quế Lộ …
- Dòng sản phẩm bánh Pía gồm các loại: Pía sầu riêng, Pía môn, Pía đậu, Pía thịt lạp, Pía chay … với các kích cỡ khác nhau.
- Dòng sản phẩm bánh in có các loại sản phẩm nhƣ bánh in nhân dứa, bánh in nhân đậu sầu riêng, bánh in đậu xanh, bánh in môn …
Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa chi phí và căn cứ ứng xử cần nắm vững phạm vi phù hợp của chi phí. Nếu nằm trong phạm vi phù hợp thì chi phí sẽ biến đổi tuyến tính theo căn cứ ứng xử và nếu vƣợt qua phạm vi phù hợp thì cần phải đánh giá lại khoản chi phí đó. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm CP NVL, CP NC, CP SXC, CP BH và CP QLN. Cụ thể, căn cứ ứng xử của CP NVL, CP NC và CP SXC cùng là số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra, 3 khoản chi phí này tăng (giảm) theo sự biến động của số lƣợng sản phẩm sản xuất. CP BH và CP QLDN chủ yếu biến động theo số lƣợng sản phẩm tiêu thụ đƣợc. Bên cạnh đó, phân tích CVP có giả định sản lƣợng sản xuất và sản lƣợng tiêu thụ bằng nhau nên căn cứ ứng xử của các khoản chi phí đều là số lƣợng sản phẩm.
4.1.2 Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu của các dòng sản phẩm khác nhau chủ yếu là do sự khác nhau về giá cả và tỉ lệ mua vào của các nguyên vật liệu. Giá cả nguyên vật liệu mua vào không chỉ phụ thuộc vào chất lƣợng nguyên vật liệu mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ thời điểm mua, nhà cung cấp, khoảng cách từ địa điểm mua về đến nơi sản xuất … Ngoài ra, tỉ lệ mua vào của nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm góp phần ảnh hƣởng không nhỏ đến chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu nếu xét dƣới khía cạnh 1 đơn vị sản lƣợng sản xuất thì không thay đổi; còn nếu xét dƣới khía cạnh tổng số thì nó thay đổi tuyến tính theo lƣợng sản phẩm sản xuất.
Bảng 4.1 Định mức nguyên liệu của các dòng sản phẩm
Dòng sản phẩm Thành phần nguyên liệu Định lƣợng Dòng Lạp xƣởng (cây) Thịt 850g Mỡ thịt lạp 550g Ruột khô 0,150g Nguyên liệu khác 30,37g