Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối liên hệ giữa chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận; cho phép xác định mức doanh thu với khối lƣợng sản phẩm và thời gian cần đạt đƣợc để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra, nghĩa là đạt hòa vốn.
2.1.7.1 Khái niệm
Điểm hòa vốn là điểm về sản lƣợng tiêu thụ hoặc doanh số mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu cân bằng với biến phí và định phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không có lỗ và lãi.
Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận đƣợc trình bày bằng mô hình:
Bảng 2.1 Mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận Doanh thu (DT)
Biến phí (BP) Số dƣ đảm phí (SDĐP)
Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lãi trƣớc thuế (LT)
Tổng chi phí (TCP) Lãi trƣớc thuê (LT)
Ta thấy:
- Số dƣ đảm phí (SDĐP) = Định phí (ĐP) + Lãi trƣớc thuế (LT).
- Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lãi trƣớc thuế (LT).
Tại điểm hòa vốn, doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lãi trƣớc thuế (LT) bằng 0 hay SDĐP = ĐP.
Phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt đƣợc, cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Từ đó làm cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch nhằm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
2.1.7.2 Phương pháp xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là căn cứ để các nhà quản trị đề ra các quyết định kinh doanh nhƣ chọn phƣơng án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.
a) Phương pháp phương trình
Phƣơng pháp phƣơng trình dựa trên phƣơng trình doanh thu để tìm điểm hòa vốn:
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hòa vốn, lợi nhuân = 0, nên:
Doanh thu = Biến phí + Định phí
=> (Sản lƣợng bán ra x Giá bán) = (Sản lƣợng bán ra x Biến phí đơn vị) + Định phí
=> Sản lƣợng bán ra x (Giá bán – Biến phí đơn vị) = Định phí Từ đó, ta tính đƣợc sản lƣợng hòa vốn
b) Phương pháp đồ thị và phương trình lợi nhuận
Đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn đƣợc gọi là đồ thị hòa vốn. Đồ thị hòa vốn đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Doanh thu hòa vốn =
Định phí Tỉ lệ số dƣ đảm phí Sản lƣợng hòa vốn = Định phí Số dƣ đảm phí đơn vị = Thời gian hòa vốn 360 ngày Doanh thu dự kiến
Doanh thu hòa vốn
Hình 2.6 Đồ thị hòa vốn
-Phương pháp 1: Tính theo mối quan hệ Chi phí - Khối lƣợng - Lợi nhuận
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận gX = aX + b + LN0
Sản lƣợng để đạt lợi nhuận mong muốn:
Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn:
-Phương pháp 2: Đồ thị lợi nhuận
+ Nếu sản lƣợng tiêu thụ x < a: Doanh nghiệp bị lỗ + Nếu sản lƣợng tiêu thụ x = a: Doanh nghiệp hòa vốn + Nếu sản lƣợng tiêu thụ x > a: Doanh nghiệp đạt lợi nhuận
Đƣờng chi phí khả biến Y = aX Đƣờng tổng chi phí Y = aX + b Tổng chi phí, doanh thu
Xn Sản lƣợng hòa vốn
Đƣờngdoanh số Y = gX
Đƣờng định phí Y = b Sản lƣợng
Sản lƣợng để đạt lợi nhuận mong muốn
= x x Đơn giá bán
Doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn Sản lƣợng để đạt lợi
nhuận mong muốn
Định phí + Mức lợi nhuận mong muốn
=
2.1.7.3 Doanh thu an toàn và tỉ lệ doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn còn đƣợc gọi là số dƣ an toàn, là chênh lệch giữa doanh thu và doanh thu hòa vốn. Doanh thu an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí khác nhau.
Doanh thu an toàn = Doanh thu – Doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vƣợt qua mức doanh thu hòa vốn nhƣ thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh thấp và ngƣợc lại. Nhiệm vụ của nhà quản trị là duy trì mức doanh thu an toàn thích hợp.
Tỉ lệ doanh thu an toàn là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tƣơng đối giữa doanh thu an toàn với doanh thu.
2.1.7.4 Ảnh hưởng của giá bán đến điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn cũng đƣợc phân tích trong điều kiện giá bán thay đổi. Khi giá bán thay đổi, khối lƣợng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tƣơng ứng nhƣ thế nào? Nếu muốn có lãi khi bán với đơn giá đã đƣợc xác định thì sản lƣợng bán ra phải lớn hơn sản lƣợng bán ra ở điểm hòa vốn, nếu không doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị vì dựa trên kết quả phân tích có thể dự kiến khi giá thay đổi cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tƣơng ứng đó.
2.1.7.5 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán
Kết cấu hàng bán là tỉ trọng doanh thu của từng loại sản phẩm bán trong tổng doanh thu các loại sản phẩm bán. Kết cấu hàng bán có thể đƣợc đo lƣờng bằng tỉ trọng SDĐP từng mặt hàng trong tổng SDĐP bộ phận, doanh nghiệp. Sự thay đổi của kết cấu hàng bán sẽ kéo theo sự thay đổi điểm hòa vốn, doanh thu an toàn và lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Khi tăng mặt hàng có kết cấu lớn: + Doanh thu hòa vốn giảm.
x 100% Tỉ lệ doanh thu
an toàn
Doanh thu an toàn Tổng doanh thu =
+ Doanh thu an toàn và tỉ lệ doanh thu an toàn tăng. + Lợi nhuận tăng.
- Khi giảm những mặt hàng có kết cấu lớn: + Doanh thu hòa vốn tăng.
+ Doanh thu an toàn và tỉ lệ doanh thu an toàn giảm. + Lợi nhuận giảm.