1.2.2.1. Nhóm sản phẩm Banking
Đây là nhóm sản phẩm, dịch vụ các ngân hàng cung cấp cho khách hàng cá nhân với mục đích cung cấp cho khách hàng cá nhân công cụ thu lợi từ nguồn vàng nhàn rỗi hoặc phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng thông qua lãi suất.
STT TÊN SẢN PHẨM ĐẶC ĐIỂM 1 2 3 Tiền gửi bằng vàng (Gold deposit)
Lãi suất “call” hoặc cố định cho một kỳ hạn nhất định. Lãi suất vàng trên thị trường quốc tế thường rất thấp do nắm giữ vàng chi phí lớn (gồm cả chi phí lưu kho và chi phí đảm bảo an toàn)
Cho vay vàng (Gold
loan)
Là công cụ tài trợ chủ yếu cho nền công nghiệp tinh chế và chế tác vàng. Đặc điểm của đối tượng khách hàng trong sản phẩm này là tiền của họ thường bị “kẹt lại” trong sản xuất, mà cụ thể là trong vốn lưu động (working capital), như dưới dạng các thỏi vàng, sản phẩm dở dang, thành phẩm chưa bán hoặc phế liệu từ nhà máy. Chẳng hạn như các nhà sản xuất vàng trang sức có thể sử dụng sản phẩm này để tài trợ nguyên liệu cho quá trình sản xuất của họ.
Thông thường lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay tiền. Nhà chế tác sẽ mua vàng giao ngay để trả nợ tại ngày anh ta bán các thành phẩm trang sức của mình, do đó rủi ro biến động giá vàng đã tự động được bảo hiểm.
Thấu chi vàng (Gold
Thấu chi về vàng vận hành như một khoản thấu chi ngân hàng, ngoại trừ việc tài sản ở đây là vàng chứ không phải là tiền tệ. Lãi suất được tính trên cơ sở số dư vàng hàng ngày đối với trạng thái short và được thanh toán vào cuối tháng.
Overdraft) hàng một khả năng kinh hoạt lớn hơn để bảo hiểm trạng thái vàng của họ - khách hàng có thể rút và hoàn trả số tiền thấu chi khi họ thấy nó phù hợp với kế hoạch mua bán của mình.
Thấu chi vàng thường được sử dụng như một công cụ tài trợ ngắn hạn và bảo hiểm cho chu kỳ kinh doanh (mua và bán) trong khi cho vay vàng thường được sử dụng như một công cụ tài trợ dài hạn cho hàng tồn kho (core inventory funding).
1.2.2.2. Nhóm sản phẩm Trading
Đây là nhóm sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu đầu cơ/đầu tư của khách hàng. Các giao dịch trong nhóm này chiếm khối lượng lớn nhất trên thị trường vàng thế giới. STT TÊN SẢN PHẢM ĐẶC ĐIỂM Giao ngay (Spot)
Là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng vàng theo giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo. Là sản phẩm chủ yếu trên thị trường
Kỳ hạn (Foward)
Là một giao dịch mua/bán một số lượng vàng nhất định tại một mức giá cố định vào một ngày xác định trong tương lai.
Gold Forward rate = Libor USD interest rate – Gold lease rate (giải thích cụ thể trong Phụ lục)
Thông thường lãi suất của vàng thấp hơn lãi suất của USD => forward rate là một số dương, tức forward rate là một mức phí (premium) so với giá spot. Bối cảnh này cũng thường được nhắc đến với cái tên contango.
GOFO (Gold Forward Offered Rate) thể hiện mức phí của một giao dịch kỳ hạn, được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất LIBOR hiện hành trừ đi lãi suất vàng hiện hành.
Chẳng hạn, GOFO = 5%, giá vàng ngày hôm nay là 900$, có nghĩa là giá mua/bán vàng kỳ hạn 1 năm là 900*1.05 = 945$.
Đây cũng là mức lãi suất tại đó các NH cho vay vàng trên cơ sở hoán đổi lấy USD. Các mức giá được chào cho các kỳ hạn 1-2-3-6 tháng.
Hoán đổi (Swap)
Đề cập đến 01 giao dịch mua vàng giao ngay kết hợp với 01 giao dịch bán vàng kỳ hạn nếu bạn là người đi vay vàng. Còn nếu bạn là người cho vay vàng, sẽ là một giao dịch bán vàng giao ngay kết hợp với một giao dịch mua vàng kỳ hạn. Tức vàng cho vay/ đi vay so với một loại tiền tệ, mà vẫn được đề cập đến như lending on the swap hoặc borrowing on the swap.
Chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay chính là lãi suất ngầm định
Đối với chính phủ và NHTW của các nước nó đã trở thành một cách để huy động vốn bằng tiền đáp
ứng việc thiếu thanh khoản đột xuất, hoặc đơn giản chỉ là để tối đa hóa lợi tức từ số vàng nắm giữ bằng cách đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao hơn. Thay vào việc bán vàng đứt đoạn họ có thể swap chúng để nhận được thanh khoản ngay lập tức.
Các dạng gold swap khác:
+ Hoán đổi độ tuổi của vàng (fineness swap)
+ Hoán đổi địa điểm (location swap): Đơn giản có nghĩa là sự trao đổi kim loại ở một địa điểm này với kim loại ở địa điểm khác. Chẳng hạn như vàng do FED để ở New York có thể trao đổi với vàng mà BOE giữ tại London; thực tế không một kg vàng nào được chuyển đi.
Dễ thực hiện, giảm đáng kể chi phí giao dịch trong việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau của KH cũng như các yêu cầu khác nhau của từng thị trường. Đặc biệt, location swap cho phép một loại vàng vật chất phù hợp với trường này có thể được bán trên một thị trường khác, với việc chuyển hàng được thực hiện thông qua một giao dịch swap.
Quyền chọn vàng
Giao dịch quyền chọn vàng là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng vàng xác định ở một mức giá xác định (strike price) tại một khoảng xác định trong tương lai (expiry date). Nếu bên mua quyền lựa
(Option) chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng vàng trong hợp đồng theo giá đã thỏa thuận trước.
Quyền chọn vàng cũng có đầy đủ các đặc tính như đối với quyền chọn tiền tệ.
Phí được quote bằng số USD/ ounce.
Việc thanh toán khi một hợp đồng quyền chọn được thực hiện thông thường sẽ được tiến hành bằng một giao dịch giao ngay vàng Loco London vào/ ra khỏi TK Unallocated Account hoặc bằng việc người bán quyền thanh toán cho người nắm giữ quyền số chênh lệch giữa giá thực hiện (strike price) và giá thị trường tại ngày thực hiện nhân với số lượng vàng của giao dịch theo hợp đồng đã ký. (cash settled)
Kinh doanh vàng tài khoản trả chậm (Deferred Trading)
Giao dịch giao ngay trả chậm giống như giao dịch giao ngay theo cách thông thường, tuy nhiên tại ngày giá trị của hợp đồng, không một khoản tiền hoặc vàng nào được chuyển giữa các bên. Thay vào đó, số vàng/USD của từng giao dịch sẽ được ghi nợ/ghi có vào các TK trading vàng/TK vàng USD, làm cơ sở để xác định số lãi phải trả của mỗi bên.
KH do đó sẽ phải trả lãi trên số dư nợ hàng ngày của TK vàng/ tiền, và được nhận lãi từ số dư có hàng ngày của TK tiền/ vàng.
Các bên có thể duy trì trạng thái từ ngày này sang ngày khác mà không phải thanh toán hoặc tất toán trạng thái
vàng tại TK trading vàng bằng việc thực hiện một giao dịch đối ứng.
Lãi suất áp dụng cho các TK này được cố định trong từng khoảng thời gian và sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường.
Lợi ích của sản phẩm này là mang đến KH khả năng linh hoạt trong giao dịch, và thường được sử dụng như công cụ bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh vàng vật chất.
1.2.2.3. Nhóm sản phẩm thanh toán/lƣu ký
Dịch vụ này cho phép các đối tác toàn cầu có thể giao dịch được với nhau. Vận hành y như một tài khoản Nostro USD tại New York. Ghi nợ bằng việc vận chuyển vào, ghi có bằng việc vận chuyển vàng đi. Có cả tài khoản đích danh Allocated (tài khoản lưu ký) và tài khoản không đích danh Unallocated (Vàng tài khoản – paper gold).
1.2.2.4. Nhóm sản phẩm phái sinh lãi suất về vàng
Đây là nhóm sản phẩm, dịch vụ các ngân hàng cung cấp chủ yếu cho khách hàng là định chế tài chính hoặc doanh nghiệp với mục đích chính là cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro/đầu cơ biến động lãi suất vàng.
STT TÊN SP THỊ TRƢỜNG ĐẶC ĐIỂM 1 GOFRA (Gold Forward Rate Agreement)
OTC GOFRA là hợp đồng trong đó một bên sẽ thanh
toán hoặc được thanh toán một số lượng vàng dựa trên chênh lệch lãi suất cố định và lãi suất thả nổi của một khoản cho vay bằng vàng với kỳ hạn trong tương lai thỏa thuận trước.
GOFRA được áp dụng kết hợp với khoản cho vay bằng vàng tương ứng. Trong đó bên cho vay
vàng là bên bán GOFRA, bên vay vàng là bên mua GOFRA.
Tại ngày ký GOFRA, các bên đồng ý với một mức lãi suất cố định tương ứng với một khoản cho vay bằng vàng tương ứng, đồng thời xác định ngày tính lãi suất thả nổi, ngày bắt đầu và ngày kết thúc của khoản cho vay nói trên.
Tới ngày tính lãi suất thả nổi, bên mua sẽ được thanh toán một khoản dựa trên chênh lệch lãi suất thả nổi và lãi suất cố định.
Khoản thanh toán thường được thực hiện vào đầu kỳ hạn của khoản cho vay tương ứng.
Lợi ích: GOFAR là công cụ phái sinh lãi suất vàng và có thể được sử dụng để hạn chế rủi ro biến động lãi suất hoặc để đầu cơ dựa trên biến động lãi suất vàng. Về lý thuyết, bên mua/bán GOFAR cố định lãi suất thực tế của khoản cho vay do lợi nhuận/chi phí từ GOFAR sẽ bù trừ với chi phí/lợi nhuận phát sinh từ chênh lệch giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
2 Gold IRS
(Gold
Interest Rate Swap)
OTC Gold IRS - Gold Interest Rate Swap – là hợp
đồng hoán đổi trong đó định kỳ bên mua sẽ trả lãi cho bên bán dựa trên lãi suất cố định và được bên bán trả lãi dựa trên lãi suất thả nổi tương ứng với một khoản cho vay bằng vàng.
Gold IRS được áp dụng kết hợp với khoản cho vay bằng vàng tương ứng với lãi suất thả nổi được tính định kỳ. Trong đó bên cho vay vàng là bên bán Gold IRS, bên vay vàng là bên mua Gold IRS.
suất cố định tương ứng với một khoản cho vay bằng vàng, đồng thời xác định các kỳ hạn thanh toán của hợp đồng IRS tương ứng với các kỳ tính lãi suất thả nổi của khoản cho vay nói trên.
Tới ngày tính lãi suất thả nổi tại đầu mỗi kỳ thanh toán, hai bên xác định được khoản trả lãi dựa trên lãi suất cố định bên mua nhận được từ bên bán và khoản trả lãi dựa trên lãi suất thả nổi bên mua trả cho bên bán.
Thông thường, khoản thanh toán được thực hiện vào cuối mỗi kỳ thanh toán. Điều này cũng giống như trường hợp của bên mua GOFRA, vì vậy, về bản chất có thể coi một hợp đồng Gold IRS là một chuỗi các hợp đồng GOFRA với duy nhất một mức lãi suất cố định đã được thỏa thuận từ khi ký Gold IRS.
Lợi ích: Tương tự như GOFRA, Gold IRS là công cụ phái sinh lãi suất vàng và có thể được sử dụng để hạn chế rủi ro biến động lãi suất hoặc để đầu cơ dựa trên sự biến động lãi suất vàng. Các bên tham gia Gold IRS có thể cố định lãi suất thực tế của khoản cho vay do lợi nhuận/chi phí từ Gold IRS sẽ bù trừ chi phí/lợi nhuận phát sinh từ chênh lệch giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi tại mỗi kỳ thanh toán.
1.2.2.5. Nhóm sản phẩm ủy thác vàng
Vàng ký gửi thường được các ngân hàng hoặc các nhà buôn hàng ký gửi tại các khách hàng như các nhà sản xuất, chế tác hoặc các nhà buôn vàng khác. Nhờ hệ thống ký gửi vàng, các khách hàng có thể nhận được vàng vật chất ngày khi có nhu cầu tại mức giá/lãi suất tại thời điểm vàng được lấy ra
khỏi kho. Kỳ hạn ký gửi vàng thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Quá trình ký gửi vàng diễn ra như sau:
Bước 1:
Khi hạn mức ký gửi được xác lập, Bên ký gửi (Consignor) có thể gửi vàng vật chất với hình thức, số lượng theo yêu cầu của Bên nhận ký gửi (Consignee) tới một kho vàng (có thể thực hiện thông qua các hãng vận tải được chỉ định bởi bên ký gửi). Kho vàng trước đó phải được kiểm định và chấp thuận bởi một chuyên gia an ninh của Bên ký gửi. Phí được Bên nhận ký gửi trả trước hoặc trả sau cho mỗi lần chuyển vàng vật chất, bao gồm chi phí chế tác, vận chuyển và bảo hiểm. Quyền sở hữu số vàng ký gửi vẫn thuộc về Bên ký gửi cho tới khi Bên nhận ký gửi mua hoặc vay vàng từ số vàng ký gửi đó. Sau khi mua/vay vàng, Bên nhận ký gửi có quyền chuyển vàng khỏi kho.
Bước 2:
Nếu Bên nhận ký gửi muốn dùng vàng trong kho để bán hoặc cho khách hàng vay, Bên nhận ký gửi liên hệ với Bên ký gửi để nhận chào giá /lãi suất và/hoặc thỏa thuận giá/lãi suất. Bên nhận ký gửi đồng thời thực hiện các giao dịch đối ứng với khách hàng của mình và với Bên ký gửi để loại trừ rủi ro biến động giá/lãi suất. Bên nhận ký gửi có thể điều chỉnh giá/lãi suất trong giao dịch với khách hàng của mình tùy theo hạn mức tín dụng và mục tiêu lợi nhuận. Vàng được yết giá theo USD/ounce và được thanh toán bằng USD.
Bước 3:
Vàng được ký gửi phải được Bên nhận ký gửi bảo hiểm. Văn bản xác nhận việc bảo hiểm của Bên nhận ký gửi phải được lưu giữ và được gia hạn hàng năm. Vào cuối kỳ hạn ký gửi, Bên nhận ký gửi có thể: a) mua toàn bộ số vàng ký gửi còn lại, b) vay số vàng ký gửi còn lại, c) chuyển số vàng ký gửi còn lại cho bên ký gửi, chi phí chuyển vàng do Bên nhận ký gửi chịu.
CHƢƠNG 2
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Ở các thị trường vàng lớn trên thế giới, hoạt động kinh doanh vàng hầu hết chỉ diễn ra thông qua một Sở giao dịch vàng duy nhất tại mỗi quốc gia. Vì vậy, để tìm hiểu kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, người viết tập trung phân tích đặc điểm chính và một số quy định cơ bản của Sở giao dịch vàng tại các quốc gia này, từ đó rút ra những nội dung phát triển, tiến bộ, có thể áp dụng để phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam.
2.1. Hoạt động kinh doanh vàng tại Anh 2.1.1. Tổng quan về thị trƣờng 2.1.1. Tổng quan về thị trƣờng
Thị trường vàng tại Anh (London) là trung tâm giao dịch và thanh toán vàng của thế giới. Thị trường này có hai đặc điểm chính: Thứ nhất, đây là thị trường bán buôn, số lượng tối thiểu cho một giao dịch là 1000 ounces vàng, tương đương 830 cây. Thứ hai, thị trường vàng London là một thị trường OTC, không phải sàn giao dịch.
Thị trường vàng London được vận hành bởi NHTW Anh (Bank of England) cùng với Hiệp hội thị trường vàng London - LBMA (London Bullion Market Association). LBMA được thành lập từ cuối năm 1987 nhằm mục đích đại diện cho lợi ích của các thành viên tham gia trên thị trường bán buôn này. LBMA đóng vai trò như một nhà điều phối các hoạt động của các thành viên và những người tham gia trên thị trường vàng London, đảm bảo sự
phát triển liên tục cũng như sự lành mạnh của thị trường vàng mà tại đó các thành viên có thể tự tin thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.2. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh vàng tại Anh chủ yếu phát triển dựa trên những quy định của LBMA, cụ thể:
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Hiệp hội giám sát hoạt động của các thành viên tham gia trên thị trường bằng Bộ quy tắc nghề nghiệp (Code of Conduct) bao hàm các vấn đề