Cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 79)

Ở Việt Nam, các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng ngày càng được hoàn thiện theo hướng thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư. Từ chỗ cấm kinh doanh vàng (giai đoạn 1975-1986) thể hiện ở hai quyết định 38/CP và 39/CP ban hành ngày 9/2/1979, hạn chế chỉ cho kinh doanh vàng trang sức (quyết định 139) tới chỗ được kinh doanh tất cả các loại vàng chỉ cần giấy phép của NHNN và đến nay đơn giản hơn nhiều là NHNN chỉ cần cấp giấy phép đối với nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động sản xuất vàng miếng, các hoạt động còn lại đều không phải có giấy phép.

Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng chủ yếu và cơ bản có thể kể đến gồm: Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Theo điều 4 khoản 1d tại Nghị định này quy định Ngoại hối là vàng bạc tiêu chuẩn quốc tế, tức là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận(Điều 1 khoản 8). Điều 32 trong Nghị định cũng quy định rõ các mục đích hợp pháp của việc sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế. Tuy

nhiên, Nghị định 63 lại chưa có những quy định chặt chẽ hơn về việc quản lý vàng không phải là tiêu chuẩn quốc tế.

Để triển khai Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam phù hợp với quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP và Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, khắc phục những nhược điểm của Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 3/1/2000), đồng thời để hướng dẫn thi hành Nghị định 174, NHNN đã ban hành thông tư số 07/2000/TT-NH07. Đây là NghỊ định quy định đầy đủ nhất các hoạt động liên quan tới lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vàng từ trước tới nay. Nghị định 174 chỉ điều chỉnh những hoạt động kinh doanh vàng không phải Vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu. Nghị định 174 cũng quy định hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại nước ta. Để phù hợp với sự thay đổi của thị trường, ngày 11/6/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2003/NĐ-CP sửa đổi một số điều khoản quy định trong Nghị định số 174/1999/NĐ-CP, đồng thời NHNN thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 174 và 64 số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/9/2003.

Pháp lệnh ngoại hối 2005 chỉ quy định chủ yếu về ngoại hối và các hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên trong điều 4 khoản 1d của Pháp lệnh có quy định vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cũng là ngoại hối. Do đó, những hoạt động kinh doanh vàng nằm trong các trường hợp này sẽ chịu sự

điều chỉnh của cả Pháp lệnh ngoại hối 2005. Ngoài ra tại điều 31 của Pháp lệnh cũng có quy định NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.

Ngày 18/1/2006 NHNN ban hành quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN về việc kinh doanh vàng ở tài khoản nước ngoài. Quyết định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nhằm giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định xuất/nhập khẩu vàng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh vàng này thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế như các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới đang có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản trong nước, gây ra nhiều biến động trên thị trường vàng. Do đó, ngày 6/1/2010, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ- NHNN và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này.

Trước những biến động giá vàng gây sức ép tiêu cực lên thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường ngoại hối, Chính phủ và NHNN đã có một số giải pháp quản lý, thậm chí giải pháp quyết liệt như đóng cửa sàn giao dịch vàng sau ngày 30/03/2010 (tiếp đó, được gia hạn đến hết ngày 31/07/2010) theo thông tư số 369/TB-VCCP ngày 30/12/2009 của Chính phủ về Chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản. Tuy nhiên, hiệu lực quản lý nhà nước

về hoạt động kinh doanh vàng chưa thật cao, thị trường vàng vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, còn có dấu hiệu đầu cơ, làm giá vàng, gây bất ổn cho nền kinh tế và nhiều rủi ro cho người dân.

3.1.2. Đặc điểm thị trƣờng

3.1.2.1. Cầu trên thịtrƣờng

Nhu cầu tích trữ vàng miếng của Việt Nam lớn thứ 2 thế giới. Một đặc điểm quan trọng của thị trường VN là vàng thường được sử dụng như một công cụ tích trữ, đầu tư của đa số người dân những người tin rằng vàng là một công cụ an toàn chống lại tình trạng lạm phát. Với số lượng dân số hơn 87 triệu người, lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới, lượng tích trữ vàng thỏi của thị trường VN đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau thị trường Ấn Độ), chiếm từ 13% - 21% trong tổng lượng tích trữ vàng thỏi của thị trường toàn cầu (Bảng 3.1). Khi nhu cầu tăng, giá vàng thường có xu hướng tăng và ngược lại.

Ghi chú: Số liệu dưới đây được tính bằng cách lấy tổng lượng mua vàng miếng trừ đi tổng lượng bán vàng miếng trong một năm của mỗi nước. Với trường hợp của VN, với số lượng tích trữ vàng miếng ròng lớn thứ hai thế giới, và chiếm khoảng hơn 20% trong hai năm gần đây cho thấy xu hướng mua vàng để tích trữ của người dân VN là rất lớn.

Bảng 3.1: So sánh lượng tích trữ vàng miếng ròng của VN với các nước trong khu vực và trên thế giới (2001 – 2010)

Nƣớc/Khu vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đông Á, trong đó: 34 179 138 146.8 168.9 81.1 132.9 118.9 54.7 34.1

Việt Nam 26 31 34 33.8 34.9 36 39.2 34 69.5 56.1 Các nước khác 8 148 104 113 134 45.1 93.7 84.9 -14.8 -22

Châu Âu n/a n/a n/a n/a -12 9 -20 -3 4 8

Bắc Mỹ n/a n/a n/a n/a 23 18 21 28 36 17

Mỹ La Tinh 0.2 -3.4 -7 0 -5.2 -6.2 -0.9 -4.3 -3.6 -2

Trung Đông 25 13.7 19.7 21.2 25.8 31.3 33.4 37.8 36.6 46.8

Tiểu lục địa Ấn Độ 110 77.5 89.5 91.4 72.9 71 81.7 107.4 143.1 152.4

Châu Đại Dương 1.3 1.4 1.4 1.5 1.2 1.3 1.4 0.7 0.8 0.9

Cộng đồng các quốc gia độc lập 3 0.5 0 0 0 1.6 8.2 3.3 3.6 4.2

Thê giới n/a n/a n/a n/a 274.6 207 257.6 288.7 275.3 261.4

%Việt Nam/Thế giới n/a n/a n/a n/a 13% 17% 15% 12% 25% 21%

Nhu cầu tiêu dùng vàng trang sức của Việt Nam nằm trong Top 20 thế giới. Trong tập quán tiêu dùng của người dân VN, vàng cũng được coi là công cụ làm đẹp phổ biến nhất, đồng thời cũng được sử dụng như một món quà tặng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi. Với lượng dân số lớn, VN xếp thứ 16 trong số 20 nước có lượng tiêu dùng hàng trang sức lớn nhất thế giới năm 2007.

Bảng 3.2: Lượng tiêu dùng vàng trang sức của VN (2003-2010) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VN 21 23.8 24.7 22.8 26.1 26.9 22.1 21.4 Đông Á 891.4 826.8 773 743.1 802.9 847.3 805.6 863.4 Thế giới 37691 3481.7 3140.8 2996.6 3167.7 3287.3 2931.7 3072.1

Nguồn: Gold Survey 2010 – GFMS.

3.1.2.2. Cung trên thị trƣờng

Cung từ hoạt động khai thác trong nước và phế liệu rất hạn chế. Nguồn cung của thị trường trong nước rất hạn chế xuất phát từ thực tế VN không có nhiều mỏ vàng.

Bảng 3.3: Nguồn cung vàng từ thị trường trong nước

Chỉ tiêu (tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng khai thác 1.8 1.9 1.9 1.9 1.7 2.2 2.3 2.4 2.5 2.7 Cung từ vàng phế liệu 4.5 5.1 6 5.8 6 6.6 5.9 7.8 8.3 9 Tổng 6.3 7 7.9 7.7 7.7 8.8 8.2 10.2 10.8 11.7

Cung vàng của Việt Nam chủ yếu đến từ hoạt động nhập khẩu. Trong khi đó, nhu cầu tích trữ và đầu tư vàng của thị trường VN lại rất lớn, vì vậy nguồn cung chủ yếu cho thị trường VN là từ hoạt động NK vàng. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu vàng của VN đã giảm đáng kể trong vài năm trở lại đây (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Nhu cầu tiêu thụ và doanh số XNK vàng (2008-2010)

Chỉ tiêu (tấn) 2008 2009 2010

Lượng tiêu thụ 86 72,5 81,4

Lượng Nhập khẩu 96,38 12,21 9,15

Lượng Xuất khẩu 28,31 87,25 83,54

Nguồn: Báo cáo về thị trường vàng VN ngày 24/04/2011 của đại diện Hội đồng vàng thế giới tại VN.

3.1.2.3. Vấn đề chất lƣợng vàng

Vấn đề chất lượng vàng trên thị trường VN từ trước tới nay vẫn được nhìn nhận là một vấn đề nổi cộm. Bởi cho đến nay, chưa hề có một hệ thống chuẩn để kiểm định chất lượng vàng, từ vàng NK cho đến vàng sau gia công hiện đang lưu hành trên thị trường. Vàng lưu hành trên thị trường VN không đạt tiêu chuẩn quốc tế (Good Delivery), nếu xuất ra nước ngoài sẽ phải chịu thêm một khoản phí chuyển đổi.

Các thương hiệu vàng miếng trên thị trường VN hiện nay bao gồm: SJC (chiếm 90% thị phần vàng miếng trong nước); Bông lúa của ACB (đang phục hồi lại thương hiệu, chưa xuất hiện lại trên thị trường); AAA của Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam; Phượng Hoàng PNJ – Đông Á (một trong các cổ đông chính của Đông Á chính là Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận nên 2 thương hiệu này đã có sự kết hợp). Tuy nhiên, tất cả các thương hiệu này đều không đạt tiêu chuẩn quốc tế, khi xuất khẩu chỉ được các đối tác nước ngoài

xếp loại thuộc hàng phế liệu.

3.1.2.4. Giá cả trên thị trƣờng

Do nguồn cung trong nước chủ yếu là từ NK nên về mặt lý thuyết giá vàng trong nước theo nguyên tắc “bình thông nhau” với giá vàng thế giới. Nói cách khác, khi giá vàng thế giới tăng hoặc giảm thì giá vàng trong nước cũng tăng hay giảm theo. Tuy nhiên, quan sát giá cả trên thị trường vàng VN, có thể thấy các hiện tượng trong một số giai đoạn, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng quốc tế;

Hình 3.1: So sánh giá vàng trong nước và quốc tế

Nguồn: Reuters Cũng có nhiều thời điểm, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới song với mức độ khác nhau; hoặc giữa giá vàng niêm yết của các DN vàng trong nước với giá vàng quốc tế quy đổi VND có độ chênh nhất định. Như biểu đồ 2 đã cho thấy, những vùng trên trục hoành thể hiện bối cảnh tại đó giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế,

trong khi những vùng dưới trục hoành lại thể hiện bối cảnh tại đó giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế.

Hình 3.2: Chênh lệch giữa giá vàng trong nước với quốc tế quy đổi VND

Nguồn: Reuters Những nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm: Sự liên thông không liên tục giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế: hoạt động XNK vàng hiện nay theo cơ chế giấy phép Ngân hàng Nhà nước VN cấp từng lần nên điều kiện cung cầu trong nước có những khác biệt so với thị trường quốc tế. Hiện tại trên thị trường vàng VN, chủng loại vàng miếng không nhiều, thị trường lại bị “thâu tóm” trong tay của một số DN vàng bạc đặc biệt là Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC đang chiếm đến 90% thị phần, nên việc yết giá còn mang tính chủ quan của các DN này.

3.1.2.5. Các thành viên tham gia thị trƣờng

Các thành viên tham gia thị trường gồm có các cá nhân, các DN kinh doanh vàng bạc và các ngân hàng.

Người dân vừa đóng vai trò là người mua vàng nhằm các mục đích tích trữ, đầu tư, hoặc tiêu dùng hàng trang sức, vừa đóng vai trò là người bán vàng lại cho thị trường. Trong các giai đoạn giá vàng tăng cao, người dân thường có xu hướng bán vàng ra để hiện thực hóa khoản lãi từ hoạt động đầu tư của mình.

 Các DN kinh doanh vàng bạc

Tiêu chí Nội dung

Số lượng 7000

Khu vực tập trung Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội

Mặt hàng kinh doanh Vàng trang sức Vàng miếng

Hoạt động Một số NH và các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn

nhập khẩu vàng từ các đối tác nước ngoài tại HongKong, Singapore, Thụy Sỹ; sau đó bán lại vàng nguyên liệu hoặc vàng thành phẩm (do các cơ sở này tự gia công hoặc thuê gia công) cho các doanh nghiệp bé hơn tại hai địa bàn Hà Nội và Tp. HCM.

Các doanh nghiệp, cửa hàng tại hai thành phố lớn này ngoài hoạt động bán lẻ tại địa bàn của mình còn đóng vai trò bán buôn cho các cửa hàng vàng nhỏ lẻ trên toàn quốc.

Vay vàng để chế tác: Thay bằng việc dùng tiền của mình để mua vàng vật chất theo cách thông thường, doanh

Phương thức phòng ngửa rủi ro biến động giá vàng (helging) trong hoạt động kinh doanh

nghiệp sẽ vay vàng. Như vậy, vốn của doanh nghiệp sẽ không bị “kẹt lại” trong sản xuất, đồng thời cũng tránh được rủi ro thua lỗ trong trường hợp giá vàng giảm. Đến kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp có thể dùng tiền từ việc bán thành phẩm để mua vàng trả nợ, do đó giảm thiểu được rủi ro.

Sử dụng dịch vụ kinh doanh vàng tài khoản để cân bằng trạng thái mua bán hàng ngày theo quy trình:

(1)Doanh nghiệp mua vàng vật chất từ NH

(2)Doanh nghiệp bán lại trên tài khoản với số lượng

tương ứng để hegding

(3)Doanh nghiệp bán hàng vật chất cho NH

(4)Doanh nghiệp đóng trạng thái vàng trên TK (Mua

lại)

(5)Doanh nghiệp mua vàng vật chất từ KH

(6)Trong khi chưa kịp bán số vàng vật chất đã mua

nói trên cho KH khác, DN bán số vàng tương ứng trên TK để phòng ngừa rủi ro biến động giá.

 Các Ngân hàng thương mại

Những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại bắt đầu triển khai khá rộng các sản phẩm kinh doanh vàng. Tuy nhiên mới chỉ tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố HCM. Một số ngân hàng có tên tuổi trong hoạt động này là ngân hàng Nông nghiệp, ACB, Việt Á, Eximbank, Sacombank,… Các hoạt động chủ yếu của các NH này bao gồm: Kinh doanh vàng trên tài khoản

tại nước ngoài. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước VN đã cấp giấy phép kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài theo quyết định 03/2006/QĐ – NHNN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 79)