Lạm phát

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 33)

Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng. Giá vàng thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng của lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát cao, tiền giấy mất giá người ta có xu hướng đầu tư vào vàng để giữ giá trị tài sản, vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ và giá trị không tùy thuộc vào sức khỏe bất kỳ nền kinh tế nào. Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát. Thông thường để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường có khuynh hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút. Các quỹ đầu tư, đầu cơ cũng mua vàng với mục tiêu là sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị quỹ trong trường hợp lạm phát cao hay kinh tế suy thoái, giá chứng khoán sụt giảm….

Nếu lạm phát thấp dưới một con số thì sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội. Ngược lại, khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kìm hãm tiêu dùng, khiến giá cả hàng hóa tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền. Lạm phát có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến những bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ (nới lỏng quá mức)

hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hóa tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp…

Lo lắng về tình trạng lạm phát có thể gây đột biến về giá cả hàng hóa. Đồng thời, những biện pháp giải quyết sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền khiến các nhà đầu tư thường tìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng tăng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)