Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 34)

 Chính trị:

Chiến tranh gây nên những tổn thất không lường và lịch sử đã có thời kỳ chứng kiến Mỹ phải phá giá đồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods để giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam. Giá vàng khi đó đạt mức lịch sử 875 USD/ounce (ngày 21/01/1981). Chính vì vậy, những cuộc xung đột gần đây giữa Mỹ với các quốc gia khác cũng luôn là mối lưu tâm của toàn thế giới. Tình hình hạt nhân tại Iran và Bắc Triều Tiên cũng như xung đột giữa Nga và khối các nước Mỹ - Phương Tây tại Gruzia làm cho tình hình chính trị thế giới nóng lên từng ngày. Giá vàng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi những xung đột đó đem đến chiến tranh và nguy cơ khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu.

 Đầu cơ:

Vàng là một loạn hàng hóa đặc biệt, có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ và là loại hàng hóa bảo toàn tài sản tốt nhất các quỹ đầu tư và kể cả cá nhân trên thế giới luôn xem vàng là một tài sản phải duy trì trong danh mục đầu tư, nhất là trong trường hợp kinh tế thế giới đang trên đà giảm sút và lạm phát tràn lan. Ngày 03/09/2008, giá USD tăng mạnh do khu vực đồng EUR giảm tăng trưởng, quỹ đầu tư SPDR Gold Share – Quỹ tín thác đầu tư vàng số 1 thế giới đã bán ra 9,19 tấn vàng. Chính điều này đã tạo ra tâm lý

bán tháo của các nhà đầu tư và quỹ khác khiến vàng trượt mạnh xuống mức 737 USD/ounce vào ngày 11/09/2008. Nhưng tuần lễ từ 17/09/2008 đến 24/09/2008, quỹ này đã gom vào gần 100 tấn vàng do biến động tình hình tài chính tại Mỹ đã khiến giá vàng trong 1 đêm tăng đến 120 USD/ounce (mức cao nhất trong lịch sử biến động giá). Những quỹ đầu tư này hoạt động vì mục đích lợi nhuận và động thái của họ có thể tác động mạnh mẽ làm cho không những giá vàng mà kể cả giá cả các loại hàng hóa khác chao đảo. Đã có thời điểm các quỹ này bị các tổ chức chính phủ cảnh cáo kiểm tra nếu có các hành động lũng đoạn thị trường.

 Thời tiết – Thiên tai – Chu kỳ lễ hội - Khủng bố

Các nhân tố ảnh hưởng trên tuy không phải là cơ bản và lâu dài nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng đột biến khiến giá vàng biến động. Chu kỳ lễ hội và phong tục tập quán mua vàng làm tài sản hồi môn trong đám cưới tại Ấn Độ khiến giá vàng tăng theo chu kỳ này.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 34)