Chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 32)

Chính sách tài chính – tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của Chính phủ đối với nền kinh tế của đất nước đó. Trong thời gian qua, kể từ tháng 9/2007 đến nay, FED đã mười lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn xấp xỉ 0% như hiện nay. Mỗi lần cắt giảm lãi suất đều có những mục đích nhất định, thời gian vừa qua là do tình hình suy thoái của Mỹ bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn, do đó FED buộc phải có những biện pháp để kích thích tiêu dùng và đầu tư cho tăng trưởng, mỗi lần cắt giảm lãi suất thì giá vàng lại biến động tăng cao, do lo sợ tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát tăng nên các nhà đầu tư đổ vào vàng như một giải pháp cuối cùng.

Bảng 1.2: Các đợt cắt giảm lãi suất của FED

Đơn vị tính: %

Ngày Giảm Lãi suất

18/09/2007 -50 4,75 31/10/2007 -25 4,50 11/12/2007 -25 4,25 22/01/2008 -75 3,50 30/01/2008 -50 3,00 18/03/2008 -75 2,25 30/04/2008 -25 2,00 08/10/2008 -50 1,50 29/10/2008 -50 1,00 16/12/2008 -75 0% - 0,25

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu ở đây bắt nguồn từ việc cung tiền bị mở rộng quá mức khiến nguy cơ lạm phát luôn rình rập nền kinh tế Mỹ bởi cung tiền trên phần lớn không dành cho hoạt động đầu tư mà chủ yếu để giải quyết tình trạng sụp đổ của các tổ chức tài chính đang trong tình trạng chờ phá sản.

Ngược lại, lãi suất tăng cao quá mức cũng không phải thể hiện một nền kinh tế mạnh. Việt Nam là một ví dụ điển hình cho thấy lãi suất cao nhưng giá trị đồng tiền không mạnh. Nguyên nhân là vì Việt Nam duy trì lãi suất cao để bù đắp cho sự trượt giá của đồng tiền và nhằm mục đích thu hẹp cung tiền, hạn chế lạm phát do tình trạng đầu tư không hiệu quả, năng suất thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)