Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 94)

3.1.3.1 Kết quả

 Các hoạt động kinh doanh vàng đã/đang được triển khai ở Việt Nam tương đối đa dạng, phong phú, giúp doanh nghiệp và người dân dần quen với các sản phẩm trên thị trường quốc tế, nắm vững hơn về xu hướng thị trường trong nước và quốc tế.

 Nhiều ngân hàng đã có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng (chương trình giao dịch, quản lý các tài khoản ký quỹ, quản lý rủi ro…), là cơ sở để triển khai các sản phẩm/dịch vụ này trong tương lai theo hình thức mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép.

 Một số ngân hàng/doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu vàng cho riêng mình như SJC, Bảo Tín Minh Châu, ACB… Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu vàng của các tổ chức này là rất hữu ích cho việc hướng đến xây dựng một thương hiệu vàng Việt Nam được chấp nhận trên toàn thế giới.

3.1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

 Thị trường nhiều thời điểm biến động bất thường, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong đó hiện tượng đầu cơ vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản pháp luật chưa phù hợp với giai đoạn mới, thiếu một đề án mang tính tổng thể đối với thị trường, đồng thời không có cơ chế, công cụ giám sát cung cầu thị trường và kiểm soát biến động giá hàng ngày, do đó chưa thể mang lại khả năng chủ động cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Tốc độ gia tăng về nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý còn chậm so với tốc độ phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam.

 Các hoạt động giao dịch vàng biến tướng đang gây ra những ảnh hưởng xấu nhưng rất khó kiểm soát. Mặc dù việc kinh doanh vàng trên tài khoản hiện nay là hoạt động trái phép, hoạt động này vẫn đang được thực hiện dưới các hình thức biến tướng như ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất; thành lập các công ty liên doanh mở sàn giao dịch vàng ở Campuchia; kinh doanh vàng tài khoản tại nước ngoài trái phép mà hạn chế lớn nhất chính là tình trạng chuyển vốn trái phép ra nước ngoài, vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý ngoại hối. Các hoạt động này diễn ra hết sức tinh vi, khiến cho các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc dẹp bỏ chúng.

3.2. Dự báo

Trong khi nhiều dự báo vàng sẽ liên tiếp đi lên và có mức cao kỷ lục vào cuối năm, một số tổ chức khác lại đưa ra dự báo giá sẽ giảm vào cuối năm khi kinh tế Mỹ và thế giới ổn định dần và các Quỹ đầu tư bán mạnh vàng. Có khả năng giá sẽ xuống dưới 1.500 USD/ounce vào cuối năm 2011, nếu những vấn đề trên được giải quyết và Mỹ giải quyết được vấn đề tâm lý của người dân đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ảm đạm hiện nay.

Quỹ đầu tư Sprott Asset Management đưa ra dự báo, vàng đi lên 1.650 USD/ounce trong quý 3, trước khi lập đỉnh 1.800 USD/ounce vào cuối năm. Trong khi đó Ngân hàng Bank of America Merrill Lych lại cho dự báo khá ngược, giá vàng sẽ tăng khoảng 5,3% trong năm 2011, từ mức 1.423 USD/ounce lên 1.498 USD/ounce. Gold Sachs cũng cho rằng, quý 3/2011 giá vàng sẽ ở trong khoảng giá 1.565 USD/ounce- 1.480 USD/ounce; cuối năm sẽ là 1.635 USD/ounce-1.565 USD/ounce. Vào cuối quý 3 này xu hướng giá vàng thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng lên mức 1.650 USD/ounce.

Trong 7 tháng đầu năm 2011, giá vàng thế giới đã có sự biến động trong xu hướng tăng, do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự phục hồi chậm chạm của nền kinh tế thế giới, thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn; Áp lực lạm phát toàn cầu cũng khiến vàng trở thành tài sản an toàn. Bên cạnh đó, bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi cũng là nguyên nhân đẩy giá vàng đi lên và đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu.

“Do các kênh đầu tư khác chưa khai thông, ngoài ra còn ảnh hưởng bởi khả năng tỷ giá USD, trong quý 3/2011 giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức cao hơn vàng thế giới, trên 40 triệu đồng/lượng vào cuối quý. Tuy nhiên, khả năng cuối năm giá vàng thế giới giảm xuống dưới 1.500 USD/ounce thì giá vàng trong nước sẽ quay lại mức 38 triệu đồng/lượng”, đây là nhận định mới nhất của Tiến sỹ Đinh Thế Hiển – Giám đốc Nghiên cứu tin học – Kinh tế ứng dụng.

Từ đầu năm đến nay giá vàng trong nước đã tăng khoảng 12% và tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá vàng trong nước vẫn luôn có khảng cách so so với giá vàng thế giới. Cũng theo Tiến sỹ Hiển, Việt Nam sẽ thiếu hụt vàng do xuất khẩu mạnh trong tháng 6 và tháng 7. Trong khi đó, bất động sản vẫn trong giai đoạn khó khăn, đồng USD có khả năng tăng sẽ có tác

động tăng giá vàng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của tỷ giá.

Một trong những nguồn cung ngoại tệ cho Việt Nam là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong 7 tháng qua số liệu lại chưa mấy khả quan. Nhập siêu (nếu không tính mặt hàng vàng) vẫn ở mức cao; Vốn FDI giải ngân 7 tháng ước đạt 6,3 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này sẽ tạo áp lực cho tỷ giá tăng vào cuối năm nay.

Trong trường hợp tỷ giá vẫn duy trì ở mức ổn định ở mức khoảng 20.550 đồng/USD thì giá vàng có khả năng giảm xuống 38 triệu đồng/lượng. Nhưng nếu tỷ giá có biến động leo lên 22.500 đồng/USD thì khả năng giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức như hiện nay (trên 40 triệu đồng/lượng) vào cuối năm.

Mới đây, tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn bình đã cho biết với lượng dự trữ ngoại hối lớn, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có cơ sở, công cụ để đảm bảo tỷ giá bình ổn từ nay đến hết năm. Tính đến ngày 20/7/2011, NHNN đã mua vào khoảng 4,8 tỷ USD. Ước lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vào khoảng 17-17,5 tỷ USD, bằng khoảng 2 tháng nhập khẩu. Như vậy, nếu NHNN giữ ổn định được tỷ giá và giá vàng thế giới sẽ giảm như dự báo, giá vàng trong nước sẽ không còn cơ hội vọt tăng hơn 40 triệu đồng/lượng mà sẽ quay về mốc 38 triệu đồng/lượng như dự báo.

3.3. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh vàng của Việt Nam từ nay đến 2015

Định hướng của Chính phủ và NHNN đối với hoạt động kinh doanh vàng của Việt Nam từ nay đến 2015 như sau:

 Tôn trọng tập quán, quyền lợi của người dân khi sử dụng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị, nhưng tuyệt đối không khuyến khích người dân

đầu tư vàng, đặc biệt cần chống doanh nghiệp và dân cư đầu cơ vàng bằng nguồn vốn huy động ngoài xã hội;

 Về kỹ thuật, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn/tiêu chí rõ ràng, cụ thể phân biệt vàng là đồ trang sức, mỹ nghệ với vàng có tính chất tiền tệ, ví dụ vàng miếng;

 Tôn trọng quy luật thị trường trong điều tiết hoạt động kinh doanh vàng, đồng thời cần có sự quản lý, định hướng của Nhà nước;

 Có cơ chế linh hoạt để thị trường vàng trong nước liên thông được với thị trường vàng quốc tế;

 Có cơ chế phù hợp để nguồn vốn tiết kiệm trong nước không bị điều chuyển vào hoạt động kinh doanh vàng;

 Loại bỏ vàng khỏi chức năng thước đo giá trị, phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, không để thị trường vàng tác động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô.

 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ hình thức kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.

 Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công An, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kinh doanh vàng. Ban hành quy định về chế tài xử lý vi phạm, kể cả đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản, quy định khen thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm đối với hoạt động mua bán vàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi cố tình vi phạm.

3.4. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm từ Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản Bản

3.4.1. Xây dựng mô hình sàn vàng tập trung

Nhu cầu kinh doanh vàng đã trở thành tâm lý và thói quen của người dân Việt Nam. Dù thị trường chưa thực sự được tổ chức đồng bộ, tổ chức sàn vàng còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu tính công bằng cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân vẫn ồ ạt tham gia đẩy doanh số giao dịch tại các sàn vàng tăng cao (khoảng 35 ngàn tỷ VND/ngày) và dù các sàn vàng đã bị đóng cửa, các nhà đầu tư vẫn tham gia dưới các hình thức biến tướng khác. Việc cá nhân đầu tư vào vàng xuất phát từ nhu cầu chính đáng nhằm đa dạng hóa các kênh đầu tư, đặc biệt là khi giá vàng liên tục tăng cao qua các năm.

Vì vậy, để phát triển và quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng tài khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam nói chung, bên cạnh việc xây dựng một hành lang pháp lý có tính đồng bộ và chặt chẽ, biện pháp duy nhất có tính bước ngoặt vào thời điểm hiện tại chính là việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia như bài học từ các quốc gia trên để tạo ra sân chơi chung cho các nhà đầu tư, đồng thời chính là công cụ để cơ quan nhà nước thực hiện giám sát và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả. Sở giao dịch ra đời sẽ góp phần loại bỏ được các bất cập hiện tại của thị trường vàng Việt Nam, đồng thời hỗ trợ khai thác nguồn lực vàng còn đang được găm giữ trong dân.

3.4.2. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ

Thanh toán bù trừ là hình thức thanh toán rất phổ biến trên thế giới với nhiều lợi ích mang lại như giảm thiểu rủi ro thanh toán, tiết kiệm chi phí chuyển tiền... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về hoạt động thanh toán bù trừ, ngay cả trong hoạt động đã phát

triển lâu đời là kinh doanh ngoại tệ. Những kinh nghiệm về hoạt động thanh toán tại các Sở/sàn giao dịch vàng trên thế giới một lần nữa khẳng định Việt Nam cần xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ cho hoạt động kinh doanh vàng trong trường hợp thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia. Khi đó, Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ là thị trường vàng tập trung đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, đồng thời tại Việt Nam chưa hình thành các Sở giao dịch hàng hóa khác nên để đảm bảo hiệu quả và cơ động trong quản lý, trung tâm thanh toán bù trừ nên là một bộ phận thuộc Sở giao dịch vàng, tương tự như trường hợp của SGE thực hiện chức năng thanh toán bù trừ, quản lý ký quỹ, đánh giá lại theo thị trường.

3.4.3. Xây dựng tiêu chuẩn về chất lƣợng vàng

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có thể áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo chuẩn hóa về chất lượng, kích cỡ để thống nhất về giá đối với vàng được giao trên sàn hoặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế: (i) Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật về trọng lượng, độ tuổi vàng, và hình thức bên ngoài cho một miếng vàng có thể được chấp nhận khi giao hàng qua sàn hoặc xuất khẩu; (ii)Chỉ định nhãn hiệu vàng được chấp nhận để đưa vào danh sách “Vàng có thể giao hàng”. Nhà tinh chế được chấp nhận phải đảm bảo dài hạn đối với chất lượng sản phẩm của mình; (iii) Ủy thác cho tổ chức kiểm định chất lượng được chấp nhận để thực hiện việc kiểm tra chất lượng, cấp giấy chứng nhận chất lượng cho các nhà máy tinh chế và cấp chứng nhận, trọng lượng, độ tuổi đối với vàng giao dịch trên sàn hoặc xuất khẩu; (iv) Xây dựng hệ thống quy định về kho quỹ và trình tự giao nhận vàng vật chất, thực hiện việc xác thực chặt chẽ trong quá trình giao nhận, đảm bảo chất lượng và xuất xứ vàng được giao.

3.4.4. Xây dựng hệ thống chƣơng trình, công nghệ hiện đại

Các Sở/sàn giao dịch vàng trên thế giới đều được trang bị hệ thống chương trình, công nghệ hiện đại, đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thông suốt. Một số sàn vàng ở Việt Nam trước đây như sàn vàng của ngân hàng Á Châu (ACB) đã cung cấp chương trình giao dịch vàng tự động cho khách hàng, tuy nhiên chương trình này thường xuyên gặp sự cố tắc nghẽn đường truyền, gây thiệt hại không nhỏ cho các nhà đầu tư. Việt Nam cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học này, đầu tư có chiều sâu cho hệ thống chương trình, công nghệ. Có như vậy, hoạt động kinh doanh vàng mới có thể diễn ra một cách thông suốt, công bằng, minh bạch.

3.4.5. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng triển của thị trƣờng

Thị trường vàng thế giới cũng như thị trường vàng Việt Nam hiện nay đã phát triển tới một mức độ cao hơn, với nhiều sản phẩm hiện đại và thường xuyên có những ảnh hưởng qua lại tới các thị trường khác như thị trường ngoại hối. Vì vậy, những văn bản ban hành từ giai đoạn 1999 – 2003 (Nghị định 174 và các văn bản liên quan) nội dung đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Thông tư 22 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng ban hành gần đây (29/10/2010) cũng chỉ là một biện pháp ứng phó mang tính cục bộ với mục đích là nhằm chấm dứt tình trạng vay đầu cơ vàng của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh đầu cơ của các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, việc thực hiện nội dung này còn đòi hỏi phải quy định đồng bộ các công cụ giám sát nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp vẫn sử dụng các biện pháp biến tướng để cho vay vàng và đầu cơ.

Chính vì vậy, cần xây dựng, bổ sung hệ thống các quy định pháp luật mới, đồng bộ để tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch cho thị trường vàng của Việt Nam.

3.4.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Các hoạt động kinh doanh vàng tương đối đa dạng, phức tạp so với các sản phẩm hàng hóa thông thường. Trong khi đó, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh vàng như quản lý rủi ro, hệ thống lưu trữ và vận chuyển vàng vật chất… Do vậy, đội ngũ quản lý tại các cơ quan chức năng cũng như cán bộ giao dịch tại các ngân hàng, doanh nghiệp cần được tham gia các khóa đào tạo, khảo sát nước ngoài để nâng cao trình độ, phục vụ hoạt động phát triển thị trường vàng tại Việt Nam.

3.5. Các giải pháp hỗ trợ

3.5.1. Nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về các hoạt động kinh doanh vàng

Để thị trường vàng phát triển lành mạnh và bền vững, cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia, tổ chức môi giới cần nâng cao hiểu biết của người dân về thị trường vàng và các hoạt động kinh doanh vàng. Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến tính chất rủi ro của hoạt động kinh doanh vàng, để người dân ý thức rõ tất cả các khía cạnh trước khi tham gia vào bất cứ hoạt động đầu tư, đầu cơ nào.

3.5.2. Kiên quyết xóa bỏ các hình thức kinh doanh vàng tài khoản trái phép

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 94)