Kiên quyết xóa bỏ hoạt động xuất, nhập lậu vàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 103)

Việc giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế thường xuyên có sự chênh lệch giá do các nguyên nhân khách quan hoặc cố ý (đầu cơ tạo ra chênh lệch giá) mô hình chung đã thúc đẩy hoạt động xuất, nhập lậu vàng phát triển (chủ yếu qua Trung Quốc và Thái Lan). Để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước cần đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý giá vàng và ngoại tệ, tránh trường hợp một số tổ chức/cá nhân đẩy tỷ giá USD/VND tăng/giảm để tạo ra sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế (do giá vàng xuất nhập khẩu thông qua đồng USD). Quan trọng hơn, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Công An, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan chức năng xóa bỏ triệt để hình thức kinh doanh bất hợp pháp này, tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra.

3.6. Những đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.6.1. Về phối hợp với các ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam là những đơn vị đầu mối trong việc đề xuất, đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lại có những ưu thế, kinh nghiệm riêng và hữu ích mà các cơ quan quản lý cần tận dụng để đẩy nhanh quá trình phát triển, hoàn thiện thị trường vàng.

Về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu vàng, hệ thống kho lưu trữ, phải kể đến vàng miếng ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu, vàng AAA của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vàng thần tài Sacombank của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín… Về kinh nghiệm xây dựng và quản lý các chương trình, phần mềm giao dịch hàng hóa tương lai phải kể đến Ngân hàng TMCP Kỹ Thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Về kinh nghiệm làm ngân hàng thanh toán phải kể đến ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Nếu Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra phối hợp, phát huy lợi thế về năng lực, kinh nghiệm của các ngân hàng kể trên thì sẽ tiết kiệm đáng kể được chi phí nghiên cứu, khảo sát, đồng thời giúp các giải pháp phát triển thị trường vàng trở nên thiết thực, gần gũi với thực tiễn hơn.

3.6.2. Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng

Việt Nam như đã biết trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, chủ yếu là nằm trong khu vực dân cư. Thiết nghĩ, NHNN và Vụ quản lý ngoại hối cũng như các ban ngành liên quan từng thời điểm cần có những biện pháp xử lý phù hợp để việc xuất nhập khẩu vàng được linh hoạt và đáp ứng được những lợi ích sau:

Giá vàng trong nước sẽ đi dần về hướng tương đương và biến động sát với thế giới hơn. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng sẽ linh động hơn trong việc mua bán vàng. Trong khi hiện nay trong một số thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới rất nhiều, người dân và nhà đầu tư không muốn giữ nhưng doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn phải mua vào. Nếu được phép xuất khẩu tại những thời điểm này, doanh nghiệp kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới

thì các đơn vị kinh doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập khẩu về khối lượng khác với giá thấp hơn, vì thế người dân sẽ được lợi và tiến dần đến cân bằng hơn với giá thế giới.

Nếu xuất khẩu vàng được khai thông, sẽ huy động được một lượng vốn bằng vàng lớn trong dân cư và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn, trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

3.6.3. Về dự trữ vàng

Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy bên cạnh dự trữ ngoại hối, dữ trữ vàng cũng là một hành động hết sức cần thiết đối với các ngân hàng trung ương, không chỉ giúp ngân hàng trung ương có khả năng can thiệp thị trường khi cần thiết, mà còn giúp giảm bớt phần nào gánh nặng thâm hụt ngân sách khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, khủng hoảng. Gần đây nhất, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đang có kế hoạch tăng dự trữ vàng của mình, ước tính lên tới con số 8.000 tấn, từ mức 1.054 tấn trong thời gian tới. Mặc dù có thể còn rất lâu nữa Trung Quốc mới có thể đạt được lượng dự trữ vàng lớn như con số họ mong muốn, nhưng đây cũng là một tín hiệu cảnh báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần dành nhiều sự quan tâm hơn đối với dự trữ vàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

KẾT LUẬN

Phát triển hoạt động kinh doanh vàng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thị trường tài chính của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia có thị trường vàng còn non trẻ như Việt Nam. Phát triển thế nào để thị trường vận hành một cách an toàn, minh bạch, đảm bảo nhu cầu đầu tư chính đáng của người dân mà vẫn hạn chế được những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, đó là một câu hỏi không dễ tìm được câu trả lời đối với Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng của các nước có thị trường vàng phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là hết sức cần thiết.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:

1. Nêu lên các vấn đề chung, khái niệm, đặc điểm của vàng, thị trường vàng và các hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới;

2. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh vàng của Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

3. Khái quát và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam;

4. Đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh vàng của Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Với sự hiểu biết còn hạn chế, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn.

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Thị Quy, người đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các thầy, các cô Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tấn Dũng (2006), Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, Văn phòng Chính phủ.

2. Dương Thu Hương (2000), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Phan Văn Khải (1999), Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Văn phòng Chính phủ.

4. Phí Đăng Minh (2008), Công văn gửi Hiệp hội kinh doanh vàng về loại vàng nhập khẩu, Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5. Huỳnh Phước Nguyên, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM (2007), Kinh

doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM, Luận văn thạc sỹ.

6. Phạm Văn Phượng (2009), Công văn số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Văn phòng Chính phủ.

7. GS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS Nguyễn Ngọc Định (2005), Tài Chính Quốc Tế, NXB Thống Kê, Tp.HCM.

8. Nguyễn Đồng Tiến (2006), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

9. Nguyễn Thị Huyền Trân, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM (2008), Sàn giao dịch vàng - sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam, Chuyên đề tốt nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Đặng Thị Tường Vân, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM (2008), Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ.

Tiếng Anh

11. E.W. Kemmerer (1944), Gold and The Gold Standard, McGraw – Hill, New York.

12. Gary O’Callaghan (1993), The Structure and Operation of the World Gold Market, IMF Occasional Paper No. 105, Washington D.C.

13. Jeffery Nichols (1987), The Complete Book of Gold Investing, Dow Jones – Irwin, New York.

14. Paul Sarnoff (1989), Trading in Gold, Woodhead – Faulkner, Cambridge.

15. R.G. Hawtrey (1947), The Gold Standard in Theory and Practice, Longman Green, London.

16. Robert Triffin (1961), Gold and Dollar Crisis, Yale University Press, New Haven, Conn., and London.

17. Timothy Green, Deborah Russel (1991), The A – Z of Mining, Marketing, Trading and Technology, Rosendale Press Ltd, London. 18. Timothy Green (1993), The World of Gold, Rosendale Press Ltd,

London.

19. W.J.Busschau (1949), Measure of Gold, Central News Agency, Johannesburg.

20. W.J.Busschau (1971), Gold and International Liquidity, South African Institute of International Affairs, Johannesburg.

Website

21. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org

22. Báo VN Express http://vnexpress.com.vn

23. Bộ Tài chính Việt Nam http://mof.gov.vn

24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://sbv.gov.vn

25. Sàn vàng kitco http://www.kitco.com

26. Sàn giao dịch hàng hóa COMEX http://www.cmegroup.com 27. Sở giao dịch hàng hóa London http://www.lme.co.uk 28. Sở giao dịch hàng hóa TOCOM http://www.tocom.or.jp 29. Sở giao dịch vàng Thượng Hải http://www.sge.sh

30. Tổ chức dịch vụ vàng http://www.gfms.co.uk

31. Tổ chức IG http://igmarkets.co.uk

32. Tổng cục thống kê Việt Nam http://gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam (Trang 103)