TOCOM đảm bảo mọi khoản tiền ký quỹ của khách hàng được bảo vệ và tách bạch với tư cách là tài sản thuộc về khách hàng. Theo đó, mọi khoản tiền ký quỹ của khách hàng được gửi trực tiếp tại JCCH (Japan Commodity Clearing House Co., Ltd.). Ngoài ra, 1 quỹ bảo vệ khách hàng, tên là Quỹ bảo vệ giao dịch tương lai quốc gia (National Futures Protection Fund), được thành lập để bảo vệ tài sản của khách hàng khi nhà môi giới bị phá sản hoặc không có khả năng thanh toán. Theo đó, mọi nhà môi giới bắt buộc phải nộp tiền vào quỹ bảo vệ khách hàng. Nếu một nhà môi giới không thể trả tiền cho khách hàng do phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, khách hàng có thể được trả tới 10 triệu JPY từ quỹ nói trên. JCCH đóng vai trò đối tác của mọi giao dịch được thực hiện của sàn giao dịch và đảm bảo các điều khoản của hợp đồng được thực hiện để đáp ứng các loại ích của các thành viên thị trường.
2.4.2.5. Định giá theo giá thị trƣờng
Để đảm bảo sự an toàn của giao dịch trên thị trường tương lai hàng hóa, quá trình thanh toán hàng ngày được thực hiện, theo đó các khoản lãi lỗ
cộng dồn của tất cả giao dịch chưa thanh toán (trạng thái mở) được tính toán và chuyển tới các tài khoản phù hợp. Theo quá trình này, các thành viên thanh toán bù trừ có lỗ cộng dồn phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản để đảm bảo duy trì trạng thái mở, các thành viên thanh toán bù trừ có lãi cộng dồn có thể rút tiền lãi để quản lý dòng tiền hiệu quả.
JCCH vận hành quá trình trả và thu theo phương thức T+1, nghĩa là mọi khoản lãi lỗ (thay đổi giá trị) của mọi tài khoản được nhận và trả bởi các thành viên thanh toán bù trừ chậm nhất tới buổi trưa của ngày làm việc tiếp theo của ngày xảy ra thay đổi.
2.4.2.6. Quá trình thanh toán bù trừ
Quá trình thanh toán bù trừ của JCCH được thực hiện theo quy trình dưới đây, chủ yếu liên quan tới thành viên sàn giao dịch: Thành viên sàn giao dịch (là thành viên môi giới, có giấy phép môi giới và là thành viên thanh toán bù trừ của JCCH) thực hiện lệnh của khách hàng; Thành viên sàn giao dịch chỉ rõ lệnh là giao dịch tự doanh hay môi giới (house or customer), giao dịch mới hay giao dịch tất toán trạng thái (new or settlement) với sàn giao dịch (tùy sàn giao dịch); Sàn giao dịch tính số ròng (lãi lỗ ròng, phí thành viên,v.v...), số ký quỹ duy trì cho giao dịch trong tài khoản của khách hàng và mức ký quỹ yêu cầu trong tài khoản tự doanh của mọi thành viên sàn giao dịch và thông báo JCCH; Thành viên sàn giao dịch là thành viên thanh toán bù trừ thông báo JCCH khoản ký quỹ thanh toán bù trừ được tính cho từng khách hàng, dựa trên phân loại của từng khách hàng; JCCH thông báo các thành viên thanh toán bù trừ và ngân hàng thanh toán kết quả tính toán tại các bước 3, 4 ở trên; Các thành viên thanh toán bù trừ thu hoặc trả số ròng nói trên và bất kỳ thay đổi nào của số tiền ký quỹ theo yêu cầu vào buổi trưa của ngày làm việc tiếp theo (T+1).
2.4.2.7. Hệ thống quỹ thanh toán bù trừ
Mọi thành viên thanh toán bù trừ bắt buộc phải có 1 quỹ thanh toán bù trừ (clearing fund) cho JCCH. Quy mô của quỹ thanh toán bù trừ bắt buộc được xác định dựa trên khối lượng cộng dồn của các giao dịch được thanh toán bù trừ bởi các thành biên thanh toán bù trừ, và một khoản bổ sung bắt buộc cho khối lượng giao dịch lớn hơn. Quỹ được duy trì tách bạch giữa các loại hàng hóa của sàn giao dịch
Nếu có một khoản lỗ JCCH phải chịu do có sự kiện mất khả năng thanh toán của thành viên thanh toán bù trừ, quỹ thanh toán bù trừ và tiền ký quỹ mà thành viên thanh toán bù trừ đó đã nộp được sử dụng để bù đắp khoản lỗ, nếu số tiền đó không đủ để bù đắp khoản lỗ, phần chênh lệch sẽ được bù đắp bởi quỹ thanh toán bù trừ của các thành viên thanh toán bù trừ khác.
2.4.2.8. Trƣờng hợp mất khả năng thanh toán
Khi thành viên thanh toán bù trừ mất khả năng nộp tiền theo yêu cầu của JCCH khi tới hạn chót, thành viên đó được coi như mất khả năng thanh toán. JCCH sẽ không chấp nhận các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch thanh toán bù trừ được thực hiện bởi thành viên đó. Ngoài ra, mọi trạng thái mở của các khách hàng của thành viên đó sẽ được chuyển sang các thành viên khác có tình trạng tốt.
Ngoài ra, trong trường hợp mất khả năng thanh toán, JCCH thực hiện thỏa thuận về hạn mức tín dụng với ngân hàng thanh toán được chỉ định để thực hiện quản trị hiệu quả (hạn mức tín dụng được xác định dựa trên kết quả thanh toán bù trừ trong quá khứ). Khi JCCH chịu 1 khoản lỗ do trường hợp mất khả năng thanh toán, JCCH được bù đắp tại mỗi thị trường hàng hóa theo thứ tự sau: (i) Tiền ký quỹ thanh toán bù trừ do thành viên thanh toán bù trừ nộp vào tài khoản tự doanh của thị trường hàng hóa tương ứng; quỹ thanh
toán bù trừ thành viên đã nộp của thị trường hàng hóa tương ứng; và mọi quỹ đã nộp của thành viên không có khả năng thanh toán; mọi khoản ký quỹ trong tài khoản khách hàng mà thành viên thanh toán bù trừ mất khả năng thanh toán có yêu cầu hoàn lại tiền; (ii) Mọi khoản tiền ủy thác mà thành viên thanh toán bù trừ mất khả năng thanh toán có trong tiền gửi với bất kỳ thị trường hàng hóa liên quan; (iii) Quỹ dự trữ bù đắp trong trường hợp mất khả năng thanh toán được thành lập bởi JCCH từ tiền lãi, được tính cộng dồn thay mặt các sàn giao dịch; (iv) Tiền sàn giao dịch nhận như là khoản bù đắp cho khoản lỗ đã được bù đắp thông qua công ty bảo hiểm hoặc quỹ dự trữ (Đây là quỹ dự trữ đề phòng trường hợp mất khả năng thanh toán của người sáng lập của thị trường tương ứng, tiền bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm cho người sáng lập thị trường tương ứng); (v) Quỹ thanh toán bù trừ của các thành viên thanh toán bù trừ khác có liên quan trên thị trường hàng hóa; (vi) Khi mọi khoản trên đã hết, tiền của mọi thành viên thanh toán bù trừ liên quan trên thị trường hàng hóa.
2.4.2.9. Hệ thống ký quỹ
Tiền ký quỹ có thể ở 2 hình thức: nộp trực tiếp hoặc nộp thay thế. Dù theo hình thức nào, khi khách hàng nộp ký quỹ cho nhà môi giới (thành viên môi giới), thành viên môi giới phải chuyển tiền đó cho JCCH, theo quy trình của JCCH.
Tiền ký quỹ bù trừ phải là tiền hoặc chứng khoán có thể chiết khấu. Trong trường hợp chứng khoán có thể chiết khấu, đó phải là chứng khoán được JCCH chấp thuận để nộp ký quỹ. Nộp trực tiếp: Tiền ký quỹ được khách hàng nộp trực tiếp cho nhà môi giới, và được chuyển tới JCCH để ghi có vào tài khoản bù trừ của nhà môi giới. Các khoản tiền này tương ứng với số tiền ký quỹ của các hàng hóa được giao dịch. Nộp thay thế: Là khoản ký quỹ bù trừ được nhận từ khách hàng lớn hơn mức tối thiểu theo yêu cầu của JCCH và
nộp tại JCCH. Khoản tiền này được giữ trong tài khoản của thành viên thanh toán bù trừ, và phải đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Sự đồng ý của khách hàng: khi thành viên thanh toán bù trừ (nhà môi giới) nhận tiền nộp ký quỹ từ khách hàng, nó cần phải có được sự đồng ý của khách hàng để nộp toàn bộ tiền vào tài khoản của thành viên thanh toán bù trừ tại JCCH. Sự đồng ý này phải theo mẫu chuẩn của JCCH. (ii) Đối với ký quỹ là chứng khoán có thể chiết khấu: chứng khoán có thể chiết khấu có thể được sử dụng để ký quỹ trong đó áp dụng tỷ lệ phòng vệ rủi ro (haircut) hoặc khấu trừ giá trị thị trường, theo xác định của JCCH.
2.4.2.10. Yêu cầu hoàn lại tiền
Liên quan tới khoản tiền ký quỹ khách hàng đã nộp cho thành viên thanh toán bù trừ (nộp trực tiếp), khách hàng có quyền yêu cầu hoàn lại tiền đối với những khoản tiền không còn được sử dụng để đảm bảo cho trạng thái giao dịch.
Khi khách hàng nộp ký quỹ cho thành viên thanh toán bù trừ, và thành viên này nộp cho JCCH số tiền lớn hơn số tiền ký quỹ của khách hàng đã nộp (nộp thay thế), khách hàng có quyền yêu cầu hoàn lại tiền trực tiếp tới thành viên đó, trừ trường hợp thành viên đó mất khả năng thanh toán, khách hàng yêu cầu hoàn lại tiền trực tiếp tới JCCH.
2.5. Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 2.5.1.Chỉ duy trì một Sở giao dịch vàng duy nhất
Về sở hữu và quản lý, các Sở/sàn giao dịch vàng trên thế giới có thể thuộc sở hữu tư nhân hoặc nhà nước, song đều có đặc điểm chung là Sở giao dịch vàng duy nhất tại quốc gia đó, là một đơn vị kinh doanh độc lập về tài chính, và chịu sự giám sát chặt chẽ của NHTW.
Hoạt động kinh doanh vàng không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của các nhà đầu tư mà nó còn có ý nghĩa về cả kinh tế và chính trị đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt trong xu hướng gia tăng dự trữ vàng trong dự trữ của các NHTW như hiện nay, những biến động giá vàng mang tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó, việc duy trì một Sở giao dịch vàng duy nhất dưới sự giám sát của NHTW không những giúp tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, độc lập, khách quan mà còn đảm bảo khả năng giám sát, quản lý và can thiệp khi cần thiết của Nhà nước. Đây là bài học rất quan trọng đối với Việt Nam.
2.5.2. Sở giao dịch vàng không thực hiện các hoạt động tự doanh để đảm bảo tính khách quan, minh bạch đảm bảo tính khách quan, minh bạch
Sở/sàn giao dịch là một pháp nhân cung cấp địa điểm và các dịch vụ cho hoạt động giao dịch vàng, tức Sở/sàn giao dịch chỉ tạo “mặt bằng giao dịch” cho các thành viên chứ không tham gia mua bán trên sàn, do đó đảm bảo tính khách quan trong các giao dịch trên sàn.
Đây là bài học mà Việt Nam đã thực tế trải qua trong giai đoạn các sàn giao dịch vàng được thành lập bởi các ngân hàng và các công ty vàng được phép hoạt động. Việc các sàn giao dịch này vừa giao dịch phục vụ khách hàng vừa thực hiện hoạt động tự doanh đã phát sinh rất nhiều tranh chấp, nghi vấn về việc các sàn có hành vi gian lận, thu lợi trên trạng thái của khách hàng. Đây cũng là một trong những lý do khiến Chính phủ ra quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản.
2.5.3.Các loại hình giao dịch đƣợc cung cấp phù hợp với trình độ phát triển của từng thị trƣờng
Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn có tính ưu việt là được chuẩn hóa cao về các đặc tính giao dịch (khối lượng, kỳ hạn, ngày giao hàng…) nên phù hợp với các thị trường có trình độ phát triển cao, nơi mà hầu hết các nhà đầu tư đều có hiểu biết tương đối về các sản phẩm tài chính hiện đại và thị trường đã có một cơ cấu tổ chức hoàn thiện. Trong khi đó, hai hình
thức giao dịch giao ngay và giao dịch trả chậm lại phù hợp hơn đối với một thị trường mới nổi như Trung Quốc. Giao dịch giao ngay phục vụ mục đích mua bán để giao nhận vàng vật chất. Giao dịch trả chậm phục vụ mục đích đầu tư, đảm bải khả năng phục vụ một cách toàn diện các nhu cầu khác nhau để có thể thu hút đông đảo các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn.
2.5.4. Ký quỹ là cần thiết và tỷ lệ ký quỹ có thể thay đổi tùy theo loại hình giao dịch hình giao dịch
Đối với các giao dịch giao ngay, người mua và người bán cần đảm bảo tài khoản thanh toán phải đủ tiền/vàng theo số lượng cần thiết. Đối với các loại hình giao dịch khác như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng trả chậm, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng, các Sở giao dịch đều quy định các hình thức ký quỹ áp dụng đối với khách hàng, bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy trì và ký quỹ bất thường (trong các kỳ lễ dài, hoặc khi thị trường biến động mạnh).
2.5.5. Việc thanh toán đƣợc thực hiện thông quan một trung tâm thanh toán bù trừ
Việc thực hiện thanh toán cần được thực hiện thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một công ty con hoặc một bộ phận của Sở giao dịch, thực hiện các chức năng thanh toán bù trừ, xác định và quản lý ký quỹ, đánh giá trạng thái theo thị trường và quản lý quá trình nộp/rút tiền/vàng của các thành viên/khách hàng. Sở giao dịch có vai trò là đối tác của mọi thành viên, do đó mọi giao dịch được đảm bảo thực hiện và mọi rủi ro tín dụng đối tác của các thành viên trên thị trường bị loại bỏ. Quỹ đảm bảo thanh toán được tạo lập từ tiền đóng góp của các thành viên thanh toán bù trừ, dùng để bù đắp trong các trường hợp thành viên thanh toán bù trừ mất khả năng thanh toán.
2.5.6. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng vàng
Vấn đề đảm bảo chất lượng vàng được xử lý bởi một hệ thống các giải pháp đồng bộ và toàn diện, bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vàng được phép giao trên sàn, chỉ định các nhãn hiệu vàng được chấp nhận, chỉ định các tổ chức có uy tín thực hiện việc kiểm định chất lượng các nhà máy tinh chế và cấp chứng nhận chất lượng đối với vàng giao trên sàn. Bên cạnh đó, việc thiết lập những quy định chặt chẽ về điều kiện kho quỹ và trình tự đóng gói, giao nhận vàng vật chất cũng rất cần thiết để đảm bảo chất lượng vàng được giao trên sàn.
2.5.7. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, toàn diện
Quản lý rủi ro là một trong những vấn đề được các Sở giao dịch đưa lên hàng đầu, thể hiện bằng việc xây dựng những quy định toàn diện, chặt chẽ trong tổ chức hoạt động kinh doanh; thiết lập hạn mức khách hàng; giám sát giao dịch; đồng thời áp dụng ngưỡng tạm ngừng giao dịch hoặc quy định biên độ giá trong ngày song được phép nới rộng một số lần nhất định để vẫn đảm bảo được tính linh hoạt cho hoạt động giao dịch. Nhìn vào mô hình tổ chức của sàn TOCOM có thể thấy rất rõ sự chú trọng về khâu giám sát giao dịch và quản lý rủi ro của sàn này trong hoạt động kinh doanh vàng.
2.5.8. Đối tƣợng tham gia giao dịch đƣợc giới hạn tùy theo khả năng và chính sách quản lý của Nhà nƣớc/Chính phủ
Tại các nước phát triển, việc tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường vàng quốc tế được mở rộng tối đa cho các đối tượng có nhu cầu, trên cả lĩnh vực vàng vật chất và vàng tài khoản. Ngược lại, đối với những nền kinh tế mới nổi, một chính sách quản lý phù hợp cần được xây dựng theo hướng giới hạn, sau đó mở rộng từng bước để tránh những cú sốc cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển của thị trường luôn nằm trong khả năng quản lý của Nhà nước/Chính phủ.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀO VIỆT NAM
3.1. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam từ năm 1998 đến nay năm 1998 đến nay
3.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vàng
Ở Việt Nam, các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng ngày càng được hoàn thiện theo hướng thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh và nhà