- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một
4. Ý nghĩa của đề tài
3.9. Đánh giá năng suất của biện pháp xử lý thuốc hóa học, chế phẩm sinh học trong
phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên giống lạc L14
Đánh giá năng suất lý thuyết và năng suất thực tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ khác nhau đến năng suất lạc. Từ đó giúp người nông dân có biện pháp hợp lý trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14 và hình 3.18.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia
solani Kuhn gây ra đến năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An
Chỉ tiêu Công thức
Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế Năng suất (tạ/ha) % so với đối chứng Năng suất (tạ/ha) % so với đối chứng Công thức 1.1 46,85 140,79 35,60 136,29 Công thức 2.1 53,89 161,94 40,75 156,01 Công thức 3.1 49,02 147,32 37,56 143,80 Công thức 4.1 34,97 105,10 27,75 106,24 Công thức 5.1 38,32 115,16 29,26 112,02 Công thức 6.1 33,28 100,00 26,12 100,00
Hình 3.18. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra đến năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An
Qua kết quả trình bày trong bảng 3.14 và hình 3.18, chúng ta thấy rằng các biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc
L14 khác nhau, có ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực tế khác nhau. Trong đó năng suất thực tế cao nhất ở công thức xử lý thuốc Amistar Top 325SC là 40,75 tạ/ha và năng suất thực tế thấp nhất ở công thức xử lý Validacin 3DD là 27,75 tạ/ha. Qua kết quả này cũng cho chúng ta thấy năng suất thực giống lạc L14 có thể giảm từ 6,24% đến 56,01% nếu không được xử lý bệnh do nấm
Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc.
Việc lựa hình thức xử lý nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lạc, bởi nó không chỉ là vấn đề phòng trừ được bệnh mà còn ảnh hưởng đến vấn đề năng suất và hiệu quả đầu tư trong sản xuất lạc. Cơ chế của một số chất hóa học khi phải dùng để phòng trừ bệnh và cơ đặc điểm sinh lý của cây lạc sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả của thuốc.
Một số hoạt chất thuộc nhóm triazole và strobilurin có khả năng ngăn quản quá trình hình thành etylen, giúp kéo dài tuổi thọ bộ lá, điều đó giúp cây lạc vừa phòng trừ được bệnh vừa kéo dài tuổi thọ bộ lá, tăng thời gian quang hợp. Như vậy kết quả ở công thức xử lý Amistar Top 325SC, Nevo 330EC đạt hiệu quả năng suất cao hơn là có cơ sở khoa học và thực tế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ