- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một
4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Diễn biến của bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên giống lạc
L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013
Giống lạc L14 là giống chiếm phần lớn diện tích ở Nghi Lộc trong các vụ sản xuất. Để hiểu rõ hơn về mức độ thiệt hại bệnh do nấm Rhizoctonia solani
Kuhn gây ra trên giống lạc này, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến của bệnh tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013.
Phương pháp điều tra được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam - QCVN 01-38/BNNPTNT [1]. Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra, mỗi điểm điều tra 10 cây ngẫu nhiên, điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần tại một ruộng cố định. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013
TT Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Tỉ lệ bệnh (%)
1 05/03/2013 Cây con 7,0 2 12/03/2013 Phân cành 9,0 3 19/03/2013 Phân cành 7,0 4 26/03/2013 Bắt đầu ra hoa 5,0 5 02/04/2013 Ra hoa 2,0 6 09/04/2013 Ra hoa 1,0 7 16/04/2013 Ra hoa rộ 1,0 8 23/04/2013 Đâm tia - 9 30/04/2013 Quả non - 10 07/05/2013 Quả non - 11 14/05/2013 Quả chắc - 12 21/05/2013 Quả già -
Hình 3.2. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013
Qua kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2, cho thấy bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L14 từ giai đoạn cây con tới khi cây ra hoa rộ.
Bệnh hại nặng nhất khi cây ở giai đoạn phân cành (9,33%) sau đó giảm dần. Từ giai đoạn cây ra hoa rộ tới khi thu hoạch không thấy bệnh xuất hiện bệnh. Điều này cho thấy nấm Rhizoctonia solani Kuhn tấn công vào cây lạc chủ yếu ở giai đoạn cây con. Nên các biện pháp phòng trừ cần được tiến hành sớm hơn so với các biện pháp phòng trừ thông thường.