Kết quả phân lập và giám định

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 50)

- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một

3.3.2.Kết quả phân lập và giám định

4. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.Kết quả phân lập và giám định

3.3.2.1. Phân loại

Căn cứ vào các tài liệu về triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani

Kuhn gây ra trên lạc. Từ các mẫu bệnh thu thập ngoài đồng ruộng chúng tối tiến hành phân lập và nhân nuôi trên môi trường nhân tạo (PGA), giám định qua kính hiển vi và lây nhiễm nhân tạo để khẳng định tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch, kết quả cho thấy tác nhân gây bệnh lở cổ rễ, chết cây con trên lạc tại Nghi Lộc, Nghệ An là do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.

Hiện nay không có bất cứ một hệ thống phân loại nấm ở bậc cao duy nhất nào được công nhận, và những tên gọi thường thay đổi ở mọi cấp độ, kể từ loài trở đi. Dù vậy, những nỗ lực của những nhà nghiên cứu nấm đang được thực hiện để có thể thiết lập và khuyến khích việc sử dụng một danh pháp ổn định và duy nhất

Bảng 3.4. Phân loại nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc

Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi Loài

Dikarya - Giới Fungi, phân giới Dikarya

Basidiomycota - Ngành nấm đảm. Sợi nấm có nhiều vách ngăn

Deuteromycetes - Lớp nấm bất toàn, trước đây từng được coi

là một ngành của Nấm, nhưng hiên nay chỉ được sử dụng để chỉ những loại nấm sinh sản vô tính trong Dikarya (giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm đảm Hymenomycetes)

Mycelia sterilia - Bộ nấm trơ, là một nhóm các loại nấm

mà không sản xuất bào tử. Đây được xem là một nhóm hình thức, không phải là một bộ phận phân loại, và được sử dụng như một vấn đề thuận tiện (giai đoạn hữu tính thuộc bộ Tulasnellales)

Ceratobasidiaceae

Rhizoctonia (giai đoạn hữu tính thuộc chi Thanatephorus)

Solani (giai đoạn hữu tính thuộc loài

cucumeris)

Trong quá trình nghiên cứu không bắt gặp giai đoạn sinh sản hữu tính của loài này, theo một số công bố trong và ngoài nước nấm Rhizoctonia solani Kuhn có bắt gặp giai đoạn sinh sản hữu tính trong tự nhiên, và giai đoạn sinh sản hữu tính thuộc hệ thống phân loại ở trên.

3.3.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Để xác định đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây

bệnh trên lạc, chúng tôi tiến hành nhân nuôi và mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.6 và bảng 3.5.

a)

b)

(a. Hình thái tản nấm trên môi trường PGA; b. Hình thái sợi nấm)

Hình 3.6. Hình thái sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc

Trên môi trường PGA nấm phát triển rất mạnh, tản nấm khi còn non có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sợi nấm đa bào, không màu có nhiều vách ngăn, phân nhánh vuông góc và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gần vuông góc, góc phân nhánh dao động trong khoảng 45o - 90o, chỗ phân nhánh có eo thắt, gần chỗ phân nhánh có vách ngăn.

Một số đặc điểm cụ thể về hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kuhn

được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Rhizoctonia solani Kuhn khi nuôi cấy trên môi trường PGA

Đặc điểm Chỉ tiêu theo dõi

Ngày sau cấy

1 2 3 4

Màu sắc tản nấm Trắng Trắng Hơi nâu Nâu Đặc điểm mọc Sát bề mặt môi trường Sát bề mặt môi trường Sát bề mặt môi trường Sát bề mặt môi trường Mật độ sợi Dày, bông Dày, bông Dày, bông Dày, bông

Màu môi trường Nâu nhạt Nâu Nâu Nâu đậm

Tốc độ mọc Nhanh Nhanh Nhanh

Phân nhánh Thẳng góc

Kích thước tế bào(m) 7,8 ± 0,1

Qua kết quả bảng 3.5, cho thấy màu sắc của tản nấm Rhizoctonia solani

Kuhn thay đổi theo thời gian, ở 2 ngày đầu sau cấy tản nấm có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu nâu. Tốc độ mọc của nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên

môi trường PGA kể từ sau khi cấy diễn ra nhanh, đây là cơ sở để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự gây hại của loài nấm này trên các cây trồng.

Nấm cũng làm thay đổi màu môi trường nuôi cấy, từ không môi trường trắng đục sang màu nâu, nâm đậm. Đây là cơ sở khoa học giúp cho việc xác định triệu chứng bệnh ngoài tự nhiên một cách chính xác hơn.

3.3.2.3. Một số đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kunh trên môi trường PGA trường PGA

Theo Van Bruggen A. H. C. và CTV (1986) [49] đã xác định, những hạch màu tối được sinh ra nhiều trên bộ phận cây bị nhiễm bệnh, cấu trúc hạch được hình thành từ sợi nấm và là nguồn bệnh cho vụ sau.

Vì vậy kết quả xác định các đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani

Kuhn gây bệnh trên lạc, là cơ sở khoa học trong việc nhận diện, điều tra nguồn bệnh, quy luật tồn tại, nguồn duy trì chủ yếu của bệnh, để từ đó có các biện pháp phòng trừ thích hợp. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.7 và bảng 3.6.

Hình 3.7. Hạch nấm (a) và cấu trúc hạch nấm (b) Rhizoctonia solani Kuhn

Hạch nấm được hình thành nhiều, có hình dạng không định hình, kích thước và số lượng khác nhau trên cùng yếu tố môi trường nuôi cấy. Qua kết quả giám định, chúng tôi kết luận hạch nấm được hình thành từ các sợi nấm cuộn chặt lại với nhau. Cấu trúc hạch nấm đặc và hạch khi mới hình thành có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm (nâu đen) và màu đen. Khi dùng hạch nấm cấy trên môi trường PGA thì sau 1 ngày phát hiện thấy các sợi nấm được mọc ra từ hạch nấm.

Một số đặc điểm cụ thể về hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn: hình dạng hạch, kích thước hạch, màu sắc hạch non, màu sắc hạch già ..., vị trí hình thành hạch thời gian hình thành hạchđược trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Một số đặc điểm của hạch nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

Chỉ tiêu theo dõi

Đặc điểm hình thái của hạch nấm Hình dạng hạch Tròn dẹt và đa số hạch không định hình

Màu sắc hạch non Trắng

Màu sắc hạch già Nâu, nâu đen, đen

Phân bố hạch trên môi trường Tập trung, đồng tâm, rải rác

Vị trí hình thành hạch Bề mặt môi trường và trên thành đĩa Ngày hình thành hạch sau cấy 4 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kích thước trung bình hạch (mm) 1,5 ± 0,1

Cấu trúc hạch Đặc

3.4. Xác định phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An

Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, người ta thường sử dụng biện pháp luân canh cây trồng để giảm nguy cơ gây hại của đối tượng dịch hại nào đó, như bện pháp luân canh, các biện pháp làm đất. Nhưng theo Parmeter JR và CTV (1970) [44] ở Mỹ có khoảng 500 loài thực vật bị Rhizoctonia solani Kuhn kí sinh và gây. Như vậy đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra biện pháp luân canh không có ý nghĩa.

Ogoshi A, 1987 [41], cho biết nguồn nấm tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi nấm và hạch nấm. Nấm Rhizoctonia solani Kuhn có thể tồn tại trong đất từ 3 đến 4 năm, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ nảy mầm hình thành sợi nấm và xâm nhập gây hại cây trồng .

Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành tìm hiểu để phạm vi ký chủ của nấm

Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc, xác định chính xác khả năng gây bệnh

của nó lên các cây trồng khác và từ đó có các biện pháp hợp lý để kiểm soát nguy cơ gây hại của loài nấm này. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7, hình 3.8

Bảng 3.7. Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên lạc với một số cây trồng

TT Đối tượng lây nhiễm

Số cây lây bệnh (cây)

Số cây nhiễm (cây)

Thời gian tiềm dục (ngày) Tỷ lệ bệnh (%) 1 Lạc 90 90 4 - 5 100,00 2 Lúa 90 88 4 - 5 97,78 3 Ngô 90 89 4 - 5 98,89 4 Dưa hấu 90 90 2 - 3 100,00 5 Đậu tương 90 88 2 - 3 97,78

Hình 3.8. Phạm vi ký chủ của nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Qua bảng 3.7 và hình 3.8 cho thấy nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc (lở cổ rễ, khô cành...) tại Nghi Nghi Lộc, Nghệ An có khả năng gây bệnh trên các cây trồng khác như lúa, ngô, dưa hấu, đậu tương với tỷ lệ nhiễm cao. Trong đó dưa hấu nhiễm với tỷ lệ 100,00% và ngô là 98,89%.

Nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây nên các triệu chứng khác nhau trên các cây trồng khác nhau, gây ra bệnh khô vằn trên lúa và ngô, gây ra bệnh lở cổ rễ, teo thắt cổ rễ, chết cây con ở dưa hấu và đậu tương.

3.5. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và nấm đối kháng

Trichoderma viride Pers trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Nghiên cứu về tính đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers với nhiều loài nấm bệnh gây hại thực vật, đặc biệt là các nấm gây hại vùng rễ cây trồng cạn trong đó có nấm Rhizoctonia solani Kuhn, đã được tiến hành ở nhiều nước trên

thế giới. Trong giai đoạn gần đây ở nước ta cũng đã bắt đầu có nhiều nghiên cứu ứng dụng về nấm Trichoderma viride Pers.

Để tìm hiểu thêm về hiệu về khả năng đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu hiệu lực đối kháng trên môi trường PGA. Chỉ tiêu theo dõi là đường kính tản nấm Trichoderma viride Pers và Rhizoctonia solani Kuhn ở các công thức thí nghiệm khác nhau. Gồm 3 công thức thí nghiệm khác nhau và một công thức đối chứng. Sau 2 ngày nuôi cấy bắt đầu tính hiệu lực đối kháng, kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.9, 3.10 và bảng 3.8.

(1) Công thức 1; (2) Công thức 2; (3) Công thức 3; (4) Công thức đối chứn

Hình 3.9. Quá trình ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

1 2

3

Bảng 3.8. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

Ngày sau cấy

Công thức 4.0 Công thức 1.0 Công thức 2.0 Công thức 3.0

CV% LSD0,05 Đường kính tản nấm (mm) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Tv Rs Tv Rs Tv Rs Tv Rs 24 giờ 28,80 30,60 30,00 - 29,20 27,80 - 30,00 48 giờ 76,00 74,00 72,40 17,60 76,22a 51,80 38,20 48,38b 26,60 63,40 14,32c 0,91 0,6173 72 giờ 90,00 90,00 74,60 15,40 82,89a 60,80 29,20 67,56b 28,40 61,60 31,56c 0,97 0,8626 96 giờ 90,00 90,00 85,80 4,20 95,33a 70,80 19,20 78,67b 39,60 50,40 44,00c 0,74 0,7828 46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.10. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm

Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

Qua kết quả ở bảng 3.8, hình 3.9 và 3.10 cho thấy, nấm Trichoderma viride Pers có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani Kuhn

trên môi trường PGA. Hiệu lực đối kháng càng cao khi nấm đối kháng

Trichoderma viride Pers được cấy càng sớm.

Khi nấm Trichoderma viride Pers được cấy trước 1 ngày so với nấm Rhizoctonia solani Kuhn thì sau 96 giờ hiệu lực đối kháng đạt 95,33%, cấy cùng

lúc thì sau 96 giờ hiệu lực đối kháng giảm xuống 67,56% và giảm còn 44,00% khi cấy sau nấm đối kháng 1 ngày.

Kết quả này là tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma viride Pers trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc và các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu tương..., cũng là ký chủ của nấm bệnh.

3.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

Hiện nay tại Việt Nam các hoạt chất được đăng ký trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn chỉ bao gồm: Hexaconazole, Propiconazole, Difenoconazole,

được đăng ký, điều này dẫn đến việc người nông dân lúng túng khi lựa chọn các sản phẩm để phòng trừ đối tượng này.

Dù đã có nhiều công bố trong và ngoài nước về biện pháp hóa học trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn, song chúng tôi nhận thấy các loại thuốc đã được công bố hiện nay đã giảm hiệu quả đối với nấm bệnh này. Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành khảo sát một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm

Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA, để tìm ra sản phẩm tốt nhất cho biện

pháp hóa học. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9, hình 3.11, 3.12

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm

Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

TT Công thức

Đường kính trung bình của tản nấm sau cấy

ĐHH sau 96 giờ

(%) 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ

1 Công thức 1.1 6,80 8,20 8,40 9,00 90,00b 2 Công thức 2.1 - - - - 100,00a 3 Công thức 3.1 - - - - 100,00a 4 Công thức 4.1 14,00 22,40 27,80 44,60 50,44c 5 Công thức 6.1 31,20 73,60 90,00 90,00 - LSD0,05 0,4193 CV% 0,36

Hình 3.11. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm

Qua kết quả trình bày trong bảng 3.9 và hình 3.11 cho thấy, thuốc hóa học có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Các thuốc hóa học khác nhau có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của sợi nâm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA.

Trong các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm trên, các thuốc Amistar Top 325SC và Nevo 330EC ức chế hoàn toàn sự phát triển của sợi nấm trên môi trường PGA ngay sau khi cấy. Sau 96 giờ xử lý thuốc, hiệu lực phòng trừ của thuốc Anvil 5SC đạt 90,22%, trong khi đó thuốc Validacin 3DD đạt hiệu lực 50,67%.

(1. Xử lý Amistar Top 325SC; 2. Đối chứng; 3. Xử lý Validacin 3DD)

Hình 3.12. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm

Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

3.6. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc. phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc.

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra thường gây hại ở giai đoạn cây con, và làm giảm mật độ và sức sống đáng kể đối với lạc, vệc phun phòng trừ sau khi cây con mọc dẫn đến hiệu quả không cao, do các thuốc trừ nấm bệnh thường xâm nhập vào cây qua lá, trong khi cây con thì diện tích lá quá nhỏ, nên thuốc sẽ bị rơi vãi vào môi trường đất rất lớn. Ngoài ra biện pháp phun sẽ tốn lượng thuốc

nhiều hơn, công lao động và khả năng phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật cũng như ảnh hưởng tới các thiên địch nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp xử lý hạt giống đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam trong những năm 2008 - 2010 được sử dụng nhiều trong phòng trừ rầy hại lúa sau đại dịch lùn sọc đen ở miền Bắc. Song trên cây lạc thì chưa có nghiên cứu nào công bế về phương pháp sử dụng thuốc xử lý hạt giống trong kiểm soát sâu bệnh.

Để giúp người nông dân trồng lạc tìm ra giải pháp tối ưu cho việc kiểm soát bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu lực của thuốc Cruiser plus 312.5FS ở các nồng độ khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.13, 3.14.

Bảng 3.10. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS ở các nồng độ khác nhau đối với bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống

lạc L14

TT Công thức

Mức độ bệnh qua các ngày điều tra

Sau xử lý 7 ngày Sau xử lý 14 ngày Sau xử lý 21 ngày

TLB% HL% TLB% HL% TLB% HL% 1 Công thức 1.2 4,00 47,83b 4,33 48,00c 3,33 23,08c 2 Công thức 2.2 3,67 52,17a 3,33 60,00b 2,67 38,46bc 3 Công thức 3.2 3,00 60,87a 2,67 68,00b 2,33 46,15ab 4 Công thức 4.2 2,33 69,57a 2,33 72,00 a 1,67 61,54a 5 Công thức 5.2 7,67 - 8,33 - 4,33 - LSD0,05 9,9675 7,4029 15,618 CV% 8,22 6,43 18,39

Hình 3.14. Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS đối với

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 50)