Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 67)

- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một

4. Ý nghĩa của đề tài

3.8.2. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố

Từ kết quả trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.16, chúng ta thấy thuốc Cruiser plus 312.5FS có ảnh hưởng đến năng các yếu tốt cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Các mức liều lượng khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau.

Trong đó số quả/cây tăng từ 9,22% đến 28,40% khi tăng liều xử lý hạt giống từ 0.5ml/kg lên 2ml/kg lạc nhân và tỷ lệ quả chắc/cây cũng tăng từ 8,67% đến 38.33% so với đối chứng. Trọng lượng 100 quả tăng từ 1,77% đến 7,57% và trọng lượng 100 hạt tăng từ 1,09% đến 7,64% so với đối chứng. Như vậy việc tăng liều lượng Cruiser plus 312.5FS giúp tăng các yếu tố cấu thành năng suất lạc. Tuy nhiên thí nghiệm chưa xác định được liều tối đa có thể sử dụng để xử lý hạt giống lạc trước khi gieo.

3.8.2. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An

Tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất trên giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.17.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An

Chỉ tiêu Công thức Số quả/cây Số quả chắc/cây P100 quả P100 hạt SQ % ĐC SQ % ĐC P100(g) % ĐC P100(g) % ĐC Công thức 1.1 16,20 121,80 13,20 133,33 135,21 105,59 58,50 107,34 Công thức 2.1 19,80 148,87 14,90 150,51 137,78 107,60 59,50 109,17 Công thức 3.1 18,10 136,09 13,70 138,38 136,32 106,46 60,50 111,01 Công thức 4.1 14,00 105,26 10,30 104,04 129,35 101,02 55,50 101,83 Công thức 5.1 14,90 112,03 11,10 112,12 131,52 102,71 57,50 105,50 Công thức 6.1 13,30 100,00 9,90 100,00 128,05 100,00 54,50 100,00

Hình 3.17. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học và chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 tại Nghi Lộc, Nghệ An

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.17, cho thấy việc sử dụng các loại thuốc hóa học khác nhau và chế phẩm sinh học có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14 như tổng số quả/cây, tổng số quả chắc/cây, trọng

lượng 100 quả và trọng lượng 100 hạt. Các công thức xử lý khác nhau dẫn đến kết quả các yếu tố cấu thành năng suất lạc khác nhau.

Trong các công thức xử lý thì công thức xử lý thuốc Amistar Top 325SC (CT2) cho số quả/cây, số quả chắc/cây và P100 quả cao nhất, trung bình 19,8 quả/cây tăng 48,87% so với đối chứng và 14,9 quả chắc/cây tăng 50,51% so với đối chứng và P100 quả là 137,78 gam, tăng 7,6% so với đối chứng. Đạt kết quả thấp nhất trong các công thức xử lý là thuốc Validacin 3DD với trung bình 14,0 quả/cây, 10,30 quả chắc/cây, P100 quả chỉ đạt 101,83 gam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 67)