Các loại giống lạc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 31)

- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.6. Các loại giống lạc

2.1.6.1. Giống lạc L14

Giống lạc L14 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc QĐ5 từ tập đoàn lạc nhập nội của Trung Quốc. Giống được công nhận chính thức là giống TBKT theo Quyết định số 5310/BNN-KHKT ngày 29 tháng 11 năm 2002.

L14 cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông học tốt. Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm.

Thời gian sinh trưởng: 120 - 135 ngày (vụ xuân); 90 - 110 ngày (vụ thu và thu đông). Chiều cao thân chính 30 - 50 cm, quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng, khối lượng 100 quả 155 - 165 g, khối lượng 100 hạt 60 - 65g, tỷ lệ nhân/quả 72% - 75%. Năng suất 45 - 60 tạ/ha.

2.1.6.2. Giống lạc L26

Giống lạc L26 được chọn ra từ tổ hợp lai giữa giống L08 và TQ6 theo phương pháp phả hệ (theo mục tiêu chất lượng phục vụ xuất khẩu). Giống được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 233/QĐ-TT-CCN, ngày 14 tháng 7 năm 2010.

Thời gian sinh trưởng: vụ xuân 120 - 125 ngày, vụ thu đông 95 - 100 ngày. Giống lạc L26 thuộc dạng hình thực vật Spanish, lá dạng hình trứng thuôn dài, màu xanh đậm, thân chính cao (40 - 45cm), quả to (165 - 185g/100 quả), gân trên quả rõ, mỏ quả trung bình-rõ, tỷ lệ nhân đạt 73 - 75%, hạt to (75 - 85g/100 hạt), vỏ lụa màu hồng cánh sen và không bị nứt vỏ hạt. Năng suất đạt 45 -54 tạ/ha.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra

- Chọn địa điểm điều tra: Chọn điểm điều tra ở một ruộng cố định tại

huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

- Thời gian điều tra: Định kì 7 ngày 1 lần từ tháng 2 đến tháng 6/2013. - Phương pháp điều tra: Áp dụng phương pháp điều tra của tiêu chuẩn

Việt Nam - QCVN 01-38/BNNPTNT [1]. Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra, mỗi điểm điều tra 10 cây ngẫu nhiên. Quan sát trên đồng ruộng, thu thập mẫu cây bị bệnh và kiểm tra mẫu trong phòng.

- Tính toán và xử lý số liệu theo công thức

Tỷ lệ bệnh (TLB) được tính theo công thức: TLB (%) = A/B x 100 Trong đó: A là số cây bị bệnh;

B là tổng số cây điều tra.

2.2.2. Xác định tác nhân gây bệnh

Xác định tác nhân gây bệnh theo nguyên tắc Koch.

Mô tả triệu chứng biểu hiện ở cây trồng. Phân lập vi sinh vật có thể là tác nhân gây bệnh, các mẫu giống nhau được phân lập từ các cây có triệu chứng giống nhau. Dùng mẫu sạch đã làm thuần lây lên cây khỏe mạnh. Quan sát các triệu chứng biểu hiện ở các cây đã được lây bệnh, các triệu chứng phải giống như đã quan sát ban đầu trên cây trồng bị bệnh. Phân lập lại tác nhân gây bệnh từ các bộ phân cây mới bị bệnh, mẫu phải giống như mẫu đã cấy ban đầu.

2.2.2.1.Mô tả triệu chứng, thu thập mẫu bệnh

Dựa vào các kết quả nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước, với các triệu chứng điển hình của nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Chọn

ruộng lạc đang ở giai đoạn cây con, quan sát và thu thập những cây có triệu chứng điển hình tiến hành điều tra, thu thập mẫu và bước đầu mô tả các triệu chứng mẫu thu thập được. Tất cả những mẫu thu thập được đều ghi rõ tên mẫu cây trồng, ngày điều tra và địa điểm thu mẫu.

2.2.2.2. Phương pháp phân lập nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Sau khi thu thập mẫu điển hình từ đồng ruộng, chúng tôi tiến hành rửa sạch mẫu bệnh, sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng, làm khô bằng giấy thấm vô trùng. Cắt mô bệnh ở phần giáp ranh giữa mô bệnh và mô khỏe đường kính 1- 2 mm. Sau đó dùng que cấy đã khử trùng cấy mô bệnh vào môi trường WA để ở điều kiện nhiệt độ khoảng 25oC - 30 oC. Sau khi sợi nấm mọc cách mô bệnh 1 - 2 cm, tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nấm gây bệnh và cấy truyền sang môi trường PGA khoảng 2 - 3 lần để tạo nấm thuần và giữ nguồn.

2.2.2.3. Kỹ thuật cấy truyền nấm tạo nguồn thuần

Chọn đĩa petri có nguồn nấm, tiến hành khử trùng đột (đường kính đột 5 mm) và que cấy được đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Dùng đột đã khử trùng cắt phần đầu sinh trưởng của sợi nấm, sau đó dùng que cấy đã khử trùng lấy phần vừa đột đặt chính giữa vào hộp lồng Petri đã đổ môi trường. Cấy thuần nhằm tạo nguồn nấm thuần để tiến hành các thí nghiệm trong phòng và tạo nguồn nấm bệnh cho thí nghiệm giám định.

2.2.2.4. Phương pháp giám định nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Để giám định nấm Rhizoctonia solani Kuhn, tiến hành dùng kính hiển vi

để xác định nấm gây bệnh dựa vào đặc điểm hình thái và tiếp tục tiến hành lây bệnh nhân tạo nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh (theo Khetmalas. M.B et al, 1984) [34].

2.2.2.5. Phương pháp lây bệnh trở lại để kiểm xác định tác nhân gây bệnh

Đất trồng được khử trùng trước khi gieo bằng việc hấp ở nhiệt độ 135oC. Sau đó đặt các miếng thạch nhỏ cắt từ đĩa petri đã phân lập vòng quanh hạt giống, cách khoảng 1cm, rồi phủ đất kín hạt và miếng thạch, tiến hành tưới ẩm sau khi gieo. Với chậu đối chứng cũng sử dụng đất đã khử trùng và gieo bình thường nhưng không xử lý nấm bệnh.

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Sau khi phân lập được các phân lậps nấm Rhizoctonia solani, tiến hành

ở cùng một ngưỡng nhiệt độ, sau đó tiến hành theo dõi và mô tả các đặc điểm hình thái của sợi nấm và hạch nấm: Màu sắc tản nấm, đặc điểm mọc, mật độ sợi, tốc độ mọc, phân nhánh, kích thước tế bào, hình dạng hạch, màu sắc hạch non, màu sắc hạch già, phân bố hạch trên môi trường, vị trí hình thạch hạch, ngày hình thành hạch sau cấy, kích thước hạch, cấu trúc hạch nấm Rhizoctonia solani

Kuhn.

2.2.4. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc gây ra trên cây lạc

Tiến hành tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani

Kuhn gây ra trên cây lạc theo hai biện pháp, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học. Biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichodecma viride Pers trên môi trường PGA trong phòng thí nghiệm và chế phẩm Tricô-ĐHCT trên đồng ruộng. Biện pháp hóa học sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật thông dụng và một số thuốc mới.

Cơ sở khoa học chung

Tất cả các thuốc hoá học và chế phẩm sinh học sử dụng, nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành theo thông tư số 21/2013/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong đó chúng tôi lựa chọn các sản phẩm người dân thường sử dụng (Validacin 3DD) và các sản phẩm mới hoặc người dân chưa sử dụng nhiều (Nevo 330EC, Amistar Top 325SC, Anvil 5SC). Ngoài ra chúng tôi cũng thử nghiệm giải pháp xử lý hạt giống (Cruiser plus 312,5FS), đây là biện pháp không mới với thế giới, nhưng đang mới mẻ ở Việt Nam.

Để giảm thiểu tối đa các tác động của thuốc hoá học bảo vệ thực vật với sức khoẻ con người, môi trường, chất lượng nông sản, chúng tôi cũng tiến hành thử nghiệm chế phẩm sinh học nấm Trichodecma của Đại học Cần Thơ (Tricô-

ĐHCT), để đánh giá tính hiệu quả thực tiến của chế phẩm sinh học trên đồng ruộng.

Các cơ sở lựa chọn các hoạt chất dựa theo các công bố của TCVN 8381:2010 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm.

Đặc tính hóa học và cơ chế tác động của các thành phần hoạt chất trong các sản phẩm mà chúng tôi sử dụng như sau:

Cyproconazole (Nevo 330EC): Kìm hãm quá trình loại metyl của steroit. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thấm nhanh vào trong cây và di chuyển hướng ngọn. Trừ được nhiều loại bệnh: Mycosphaerella, Mycena, Sclerotinia, Rhizoctonia...

Propiconazole (Nevo 330EC): Thuốc trừ nấm nội hấp phun lan lá, dịch chuyển hướng ngọn, có tác dụng phòng và trừ nhiều loại bệnh như Sclerotinia homeocarpa, Rhizoctonia solani, đốm lá Helminthosporium sp. trên bắp và trên

nhiều cây trồng khác.

Haxaconazole (Anvil 5SC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng v trừ bệnh. Dùng trừ nhiều loại nấm thuộc lớp nấm túi và nấm đảm. Liều dùng rất khác nhau (từ 20 - 100 g a.i/ha) tuỳ thuộc vào cây trồng.

Difenoconazole (Amistar Top 32SC, Cruiser plus 312,5FS: Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Thẩm thấu qua lá và vận chuyển mạnh trong các bộ phận cây vận chuyển hướng ngọn. Thuốc được dùng để phun lan lá và xử lý đất để bảo vệ nhiều cây trồng. Thuốc chống lại được nhiều loại bệnh thuộc lớp nấm đảm, nấm túi

Validamicin (Validacin 3DD): Thuốc kháng sinh không nội hấp có tác dụng khuẩn tĩnh. Thuốc được dùng trừ bệnh Rhizoctonia solani Kuhn hại lúa,

ngô, rau , thuốc lá, bông mía và các cây trồng khác. Thuốc được phun lan lá, xử lý đất, xử lý hạt.

Azoxystrobin (Amistar Top 32SC): Thuộc nhóm Strobilurin, tác động Ngăn cản sự tạo vách tế bào nấm bệnh, chặn đứng quá trình tạo năng lượng.

Azoxystrobin là chất diệt nấm phổ rộng, chống lại bốn nhóm chính của nấm gây bệnh thực vật bao gồm Ascomcetes (nấm túi), Basidiomycetes (nấm đảm),

Deutoromycetes (nấm bất toàn) và Oomycetes (nấm trứng) Nó ức chế sự nảy mầm bào tử và sự phát triển sợi nấm.

Fludioxonil là một hợp chất tổng hợp của nhóm phenylpyrrole. Nó có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh do nấm, xử lý hạt giống hữu ích cũng như xử lý sau thu hoạch cho trái cây. Fludioxonil là một loại thuốc diệt nấm phổ rộng. Phương thức hoạt động fludioxonil là ức chế phosphoryl hóa, ngăn chặn tổng hợp glycerol.

Chế phẩm nấm Tricodecma (Chế phẩm Tricô-ĐHCT): Nấm Trichoderma là nhóm vi sinh vật đất gồm nhiều loài có ích đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rải trong trồng trọt ở nhiều quốc gia. Là loài nấm phân bố rộng rải trên nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau, có nhiều tác động trên hệ sinh vật, thảm thực vật đất và đất trồng do đặc điểm là loài nấm đối kháng với các loài sinh vật gây hại quan trọng như Fusarium, Rhizoctonia, Phytophthora, Pythium…

Cơ sở khoa học của thuốc xử lý hạt giống

Từ năm 1985 công ty Ciba của Thụy Sĩ đã bắt đầu nghiên cứu chương trình cho nhóm Neonicotinoid. Năm 1991 lần đầu tiên tổng hợp được thiamethoxam. Năm 1992 họ được cấp bằng sáng chế. Năm 1996 Cruiser là tên nhãn hiệu của thiamethoxam. Năm 1997 thiamethoxam được thương mại hóa ở Newzealand. Năm 2000 được mở rộng ra 49 quốc gia trên thế giới. Năm 2001 được sử dụng trên đậu tương ở Brazil. Năm 2002 nó được sử dụng cho nhiều cây trồng trên thế giới. Năm 2003 có 65 nước sử dụng Cruiser plus cho xử lý hạt giống.

Năm 2004 Cruiser plus 312.5FS được đăng ký ở Việt Nam. Năm 2008 một hội nghị quốc tế về Cruiser plus được tổ chức tại Lucerm Thụy Sĩ. Năm 2009 hội nghị toàn cầu về Cruiser plus tổ chức tại Braxil. Năm 2010 có 120 loài

cây trồng trên 82 quốc gia đăng ký sử dụng Cruiser. Năm 2011 hội nghị quốc tế về Cruiser plus 312.5FS được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS là loại thuốc được dùng để xử lý và phòng trừ sâu và bệnh, được đăng ký sử dụng ở Việt Nam từ năm 2004, với thành phần hoạt chất bao gồm: thiamethoxam 262.5g/l, difenoconazole 25g/l, Fludioxonil 25g/l.

Trong đó hoạt chất thiamethoxam là hoạt chất có tiêu diệt côn trùng, difenoconazole là hoạt chất thuốc nhóm triazole phòng trừ được nhiều loài nấm thuộc lớp nấm đảm, nấm túi.

Fludioxonil là một hợp chất tổng hợp của nhóm phenylpyrrole. Nó có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh do nấm, xử lý hạt giống hữu ích cũng như xử lý sau thu hoạch cho trái cây. Fludioxonil là một loại thuốc diệt nấm phổ rộng. Phương thức hoạt động fludioxonil là ức chế phosphoryl hóa, ngăn chặn tổng hợp glycerol.

Khi kết hợp thiamethoxam với fludioxonil thì thiamethoxam cũng hoạt động như một chất phòng trừ nấm phổ rộng.

2.2.4.1. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm

- Biện pháp sinh học: Khảo sát hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Áp dụng

phương pháp của Dhingram, O.D (1994). Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần 1 đĩa petri. Theo dõi màu sắc và đo kích thước tản nấm sau 24, 48, 72, 96 … giờ.

+ Công thức 1.0: Cấy nấm đối kháng Trichoderma viride Pers cùng thời điểm với nấm Rhizoctonia solani Kuhn.

+ Công thức 2.0: Cấy nấm đối kháng Trichoderma viride Pers trước

Rhizoctonia solani Kuhn 1 ngày.

+ Công thức 3.0: Cấy nấm đối kháng Trichoderma viride Pers sau

+ Công thức 4.0 (đối chứng): Cấy riêng rẽ nấm Trichoderma viride Pers và nấm Rhizoctonia solani Kuhn.

- Biện pháp hóa học

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến sự phát triển của sợi nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA. Thí nghiệm được

tiến hành theo 5 công thức, 5 lần nhắc lại, mỗi lần 1 đĩa petri, theo dõi và đánh giá sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ.

+ CT1.1: Anvil 5SC 0,2% + CT3.1: Nevo 330EC 0,1% + CT2.1: Amistar Top 325SC 0,1% + CT4.1: Validacin 3DD 0,15% + CT6.1. Không xử lý thuốc (Đ/C)

2.2.4.2. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ trên đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm có 6 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại

+ CT1.1: Anvil 5SC 0,2% + CT4.1: Validacin 3DD 0,15% + CT2.1: Amistar Top 325SC 0,1% + CT5.1: Tricô-ĐHCT 0,4% + CT3.1: Nevo 330EC 0,1% + CT6.1. Không xử lý thuốc (ĐC)

- Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, xử lý bằng cách phun khi bệnh chớm xuất hiện. Tiến hành theo dõi vào các kỳ điều tra sau đó 7, 14, 21 ngày.

- Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1.1 CT2.1 CT3.1 CT4.1 CT5.1 CT6.1 Dải bảo vệ CT2.1 CT3.1 CT4.1 CT5.1 CT6.1 CT1.1 CT3.1 CT4.1 CT5.1 CT6.1 CT1.1 CT2.1 Dải bảo vệ

Thí nghiệm 2: Tìm hiểu hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus

312.5FS đến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Thí nghiệm được tiến hành với 4 mức liều lượng xử lý khác nhau:

+ CT1.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 0,25ml/1Kg + CT2.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 0,5ml/1Kg + CT3.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 1ml/1Kg + CT4.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 2ml/1Kg + CT5.2 Không xử lý hạt giống (đối chứng)

- Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, xử lý bằng cách ngâm hạt giống lạc trong nước có pha thuốc Cruiser plus 312.5FS với lượng nước vừa đủ ngập hạt giống 4 - 5 giờ sau đó đưa đi gieo. Tiến hành theo dõi vào các kỳ điều tra sau đó 7, 14, 21 ngày. - Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1.2 CT2.2 CT3.2 CT4.2 CT5.2 Dải bảo vệ CT2.2 CT3.2 CT4.2 CT5.2 CT1.2 CT3.2 CT4.2 CT5.2 CT1.2 CT2.2 Dải bảo vệ

2.2.5. Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng đồng bộ trong các thí nghiệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất giống

- Làm đất: Cày sâu, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng. - Chọn giống: Trước khi gieo trồng phải thử lại sức nảy mầm. Giống đạt tiêu chuẩn tốt phải đạt sức nảy mầm trên 85%.

- Thời vụ gieo

+ Các tỉnh phía Bắc: 5/01 - 30/03 (vụ xuân); 30/06 - 15/07 (vụ thu); 25/08 - 10/09 (vụ thu đông).

+ Duyên hải miền trung: 01/12 - 30/01 (vụ xuân); 01/04 - 01/05 (vụ thu);

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)