Tìm hiểu biện pháp phòng trừ trên đồng ruộng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 38)

- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một

4. Ý nghĩa của đề tài

2.2.4.2. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ trên đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm có 6 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại

+ CT1.1: Anvil 5SC 0,2% + CT4.1: Validacin 3DD 0,15% + CT2.1: Amistar Top 325SC 0,1% + CT5.1: Tricô-ĐHCT 0,4% + CT3.1: Nevo 330EC 0,1% + CT6.1. Không xử lý thuốc (ĐC)

- Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, xử lý bằng cách phun khi bệnh chớm xuất hiện. Tiến hành theo dõi vào các kỳ điều tra sau đó 7, 14, 21 ngày.

- Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1.1 CT2.1 CT3.1 CT4.1 CT5.1 CT6.1 Dải bảo vệ CT2.1 CT3.1 CT4.1 CT5.1 CT6.1 CT1.1 CT3.1 CT4.1 CT5.1 CT6.1 CT1.1 CT2.1 Dải bảo vệ

Thí nghiệm 2: Tìm hiểu hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser plus

312.5FS đến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc. Thí nghiệm được tiến hành với 4 mức liều lượng xử lý khác nhau:

+ CT1.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 0,25ml/1Kg + CT2.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 0,5ml/1Kg + CT3.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 1ml/1Kg + CT4.2 Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS với liều 2ml/1Kg + CT5.2 Không xử lý hạt giống (đối chứng)

- Phương pháp tiến hành: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, xử lý bằng cách ngâm hạt giống lạc trong nước có pha thuốc Cruiser plus 312.5FS với lượng nước vừa đủ ngập hạt giống 4 - 5 giờ sau đó đưa đi gieo. Tiến hành theo dõi vào các kỳ điều tra sau đó 7, 14, 21 ngày. - Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1.2 CT2.2 CT3.2 CT4.2 CT5.2 Dải bảo vệ CT2.2 CT3.2 CT4.2 CT5.2 CT1.2 CT3.2 CT4.2 CT5.2 CT1.2 CT2.2 Dải bảo vệ

2.2.5. Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc áp dụng đồng bộ trong các thí nghiệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất giống

- Làm đất: Cày sâu, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng. - Chọn giống: Trước khi gieo trồng phải thử lại sức nảy mầm. Giống đạt tiêu chuẩn tốt phải đạt sức nảy mầm trên 85%.

- Thời vụ gieo

+ Các tỉnh phía Bắc: 5/01 - 30/03 (vụ xuân); 30/06 - 15/07 (vụ thu); 25/08 - 10/09 (vụ thu đông).

+ Duyên hải miền trung: 01/12 - 30/01 (vụ xuân); 01/04 - 01/05 (vụ thu); 15/07 - 15/08 (vụ thu đông).

- Phân bón và cách bón:

+ Đạm urea 50 - 60 kg/ha + Lân super 400 - 450 kg/ha + Kali 100 - 120 kg/ha + Vôi bột 400 - 500 kg/ha + Phân chuồng 5 - 10 tấn/ha

Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào lúc vun gốc. Toàn bộ lượngphân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10-15 cm), phân chuồng bón sau cùng. Sau khi bón phân lấp đất dày 2-3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc vào phân.

- Kích thước luống:

+ Đất ruộng dễ bị ngập úng hoặc có thể chủ động tưới khi hạn cần lên luống rộng 80 -85 cm (cả rãnh), luống cao 20 - 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng 50 - 55cm được chia thành 2 hàng dọc theo chiều dài luống.

+ Đất bãi ven sông có thể gieo thành từng băng hoặc lên luống rộng 1,3 m (cả rãnh), luống cao 15 - 20 cm, đảm bảo mặt luống rộng 1,0 m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống.

+ Đất đồi trồng theo đường đồng mức để tránh rửa trôi đất , kích thứơc luống tương tự như đất bãi.

+ Nếu che phủ nilon, kích thức luống và mật độ gieo phải tuân thủ theo qui trình hướng dẫn nếu không sẽ không phù hợp với kích cỡ nilon đã sản xuất. Thường nilon hiện này chúng tôi khuyến cao và thấy thuận lợi trong thao tác và đạt hiệu quả sản xuất cao là sử dụng loại nilon có đường kính ống rộng 60 cm cho mặt luống rộng 1m và đường kính ống 35 cm cho mặt luống rộng 50 - 55 cm. độ dày nilon từ 0,007 - 0,01mm (đảm bảo 1kg nilon có thể che phủ được 100 m2

- Lượng giống cần cho 1 ha:Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 220 kg/ha (giống vụ xuân) và 170 kg (giống vụ thu hoặc thu đông).

- Mật độ và khoảng cách gieo: Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc hốc cách hốc 20 cm gieo 2 hạt/hốc, đảm bảo mật độ 35 - 40 cây/m2. Khi gieo hạt phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3 - 5 cm

- Chăm sóc:

+ Xới phá váng khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày). Xới cỏ lần 2 khi cây có 7 - 8 lá thật, xới sâu 5 - 6 cm sát gốc, không vun gốc. Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày.

+ Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi hoa (cây có 7 - 8 lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

- Thu hoạch và bảo quản:Thu hoạch khi quả trên cây đã già. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được. Phơi và bảo quản lạc giống: nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Sau khi phơi phải để nguội sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)