Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và nấm đối kháng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 57)

- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một

4. Ý nghĩa của đề tài

3.5. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học và nấm đối kháng

Trichoderma viride Pers trong phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Nghiên cứu về tính đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers với nhiều loài nấm bệnh gây hại thực vật, đặc biệt là các nấm gây hại vùng rễ cây trồng cạn trong đó có nấm Rhizoctonia solani Kuhn, đã được tiến hành ở nhiều nước trên

thế giới. Trong giai đoạn gần đây ở nước ta cũng đã bắt đầu có nhiều nghiên cứu ứng dụng về nấm Trichoderma viride Pers.

Để tìm hiểu thêm về hiệu về khả năng đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên cây lạc, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu hiệu lực đối kháng trên môi trường PGA. Chỉ tiêu theo dõi là đường kính tản nấm Trichoderma viride Pers và Rhizoctonia solani Kuhn ở các công thức thí nghiệm khác nhau. Gồm 3 công thức thí nghiệm khác nhau và một công thức đối chứng. Sau 2 ngày nuôi cấy bắt đầu tính hiệu lực đối kháng, kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.9, 3.10 và bảng 3.8.

(1) Công thức 1; (2) Công thức 2; (3) Công thức 3; (4) Công thức đối chứn

Hình 3.9. Quá trình ức chế của nấm đối kháng Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

1 2

3

Bảng 3.8. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

Ngày sau cấy

Công thức 4.0 Công thức 1.0 Công thức 2.0 Công thức 3.0

CV% LSD0,05 Đường kính tản nấm (mm) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Đường kính tản nấm (mm) HLĐK(%) Tv Rs Tv Rs Tv Rs Tv Rs 24 giờ 28,80 30,60 30,00 - 29,20 27,80 - 30,00 48 giờ 76,00 74,00 72,40 17,60 76,22a 51,80 38,20 48,38b 26,60 63,40 14,32c 0,91 0,6173 72 giờ 90,00 90,00 74,60 15,40 82,89a 60,80 29,20 67,56b 28,40 61,60 31,56c 0,97 0,8626 96 giờ 90,00 90,00 85,80 4,20 95,33a 70,80 19,20 78,67b 39,60 50,40 44,00c 0,74 0,7828 46

Hình 3.10. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride Pers đối với nấm

Rhizoctonia solani Kuhn trên môi trường PGA

Qua kết quả ở bảng 3.8, hình 3.9 và 3.10 cho thấy, nấm Trichoderma viride Pers có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani Kuhn

trên môi trường PGA. Hiệu lực đối kháng càng cao khi nấm đối kháng

Trichoderma viride Pers được cấy càng sớm.

Khi nấm Trichoderma viride Pers được cấy trước 1 ngày so với nấm Rhizoctonia solani Kuhn thì sau 96 giờ hiệu lực đối kháng đạt 95,33%, cấy cùng

lúc thì sau 96 giờ hiệu lực đối kháng giảm xuống 67,56% và giảm còn 44,00% khi cấy sau nấm đối kháng 1 ngày.

Kết quả này là tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma viride Pers trong phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên lạc và các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu tương..., cũng là ký chủ của nấm bệnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 57)