Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 47)

- Tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn bằng một

3.2.3.Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3.Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc

L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013

Ngoài giống lạc L14, thì giống lạc L26 cũng được trồng tại Nghi Lộc trong thời gian gần đây, diện tích gieo trồng hàng năm của giống lạc này đang tăng lên, do năng suất và chất lượng của giống ngày càng được bà con nông dân đánh giá cao. Nên tìm hiểu tác động của nấm Rhizoctonia solani Kuhn lên giống lạc L26 là việc làm cần thiết và có tính thực tế cao.

Bảng 3.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013

STT Ngày điều tra Giai đoạn sinh

trưởng Tỉ lệ bệnh (%) 1 05/03/2013 Cây con 10,0 2 12/03/2013 Phân cành 8,0 3 19/03/2013 Phân cành 8,0 4 26/03/2013 Bắt đầu ra hoa 6,0 5 02/04/2013 Ra hoa 1,0 6 09/04/2013 Ra hoa 1,0 7 16/04/2013 Ra hoa rộ - 8 23/04/2013 Đâm tia 3,0 9 30/04/2013 Quả non 1.0 10 07/05/2013 Quả non - 11 14/05/2013 Quả chắc - 12 21/05/2013 Quả già -

Hình 3.3. Diễn biến bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên giống lạc L26 tại Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013

Qua bảng 3.3 và hình 3.3, cho thấy diễn biến của bệnh do nấm Rhizoctonia

solani Kuhn gây ra trên giống lạc L26 phức tạp hơn so với giống lạc L14. Nấm tấn

công vào cây lạc từ thời kỳ cây con cho đến thời kỳ quả non. Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con, với tỷ lệ nhiễm 10%.

Tỷ lệ nhiễm bệnh trong cùng thời gian điều tra cũng cao hơn so với giống lạc L14. Khi cây lạc bước vào giai đoạn ra hoa, tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt so với trước đó và bệnh ngừng phát triển ở giai đoạn ra hoa rộ, sau đó lại xuất hiện trở lại khi cây lạc đâm tia với tỷ lệ nhiễm 3% và 1% ở giai đoạn hình thành quả non.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani kuhn gây hại trên cây lạc tại Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An vụ xuân năm 2013 Phan Anh Thế (Trang 47)