Để quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của CTCP có hiệu quả đòi hỏi Nhà nƣớc phải xây dựng đội ngũ thanh tra tài chính và thanh tra UBCKNN có năng lực để có thể nhận diện và phát hiện vi phạm cũng nhƣ chủ động, tích cực đối phó với các thủ đoạn gian lận nhƣ trốn thuế, lậu thuế, gian lận thƣơng mại khác thông qua thành lập công ty "ma" để mua bán hóa đơn, tăng chi phí để báo lỗ...nhƣ:"Năm 2010 thanh tra, kiểm tra 183 doanh nghiệp, truy thu và phạt 248 tỷ đồng, giảm lỗ 2.297 tỷ đồng; năm 2011 thanh tra, kiểm tra 286 doanh nghiệp, truy thu và phạt 1.094 tỷ đồng, giảm lỗ 2.260 tỷ đồng; năm 2012 thanh tra, kiểm tra tại 243 doanh nghiệp, truy thu và phạt 170 tỷ đồng, giảm lỗ 2.354 tỷ đồng; năm 2013 thanh tra, kiểm tra 225 doanh nghiệp, truy thu và phạt 390 tỷ đồng, giảm lỗ 1.625 tỷ đồng. Điều bức xúc là có rất nhiều “đại gia” đình đám trên thị trƣờng lại báo cáo lỗ, trong đó hầu hết là doanh nghiệp bán lẻ có số lỗ và giảm lỗ với số tiền lớn. Ngoài Metro, phải kể đến là CTCP Ma San giảm lỗ 326 tỷ đồng sau thanh tra (năm 2013)..." [51]. Đối với thanh tra tài chính cần thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, thƣờng kỳ đối với các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của CTCP. Đối với UBCKNN thực hiện kiểm tra đối với CTCP đại chúng về thông tin công bố tại thời điểm chào bán...
Ngoài ra, đối với cơ quan thuế cần tăng cƣờng xử phạt gian lận Báo cáo tài chính, gian lận thuế hoặc trốn thuế bằng các biện pháp xử lý hành
73
chính và nâng mức tiền phạt lên. Hiện nay mức tiền phạt cho hành vi trốn thuế, gian lận thuế đƣợc quy định tại Điều 13 Thông tƣ 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 vẫn chƣa thể răn đe các doanh nghiệp và CTCP tiếp tục vi phạm. Trên thực tế việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, ngƣời điều hành, chủ sở hữu của các công ty còn ở mức thấp, chủ yếu là án treo và bồi thƣờng số tiền chiếm đoạt. Do đó mà ý thức chấp hành của những ngƣời này chƣa đƣợc nâng cao. Đồng thời phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức chính trị; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, thanh tra, kiểm tra thuế để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với cơ chế quản lý, phù hợp với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những chính sách pháp luật mới ban hành trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng sôi động đi kèm với những hành vi gian lận ngày càng tinh vi của các doanh nghiệp...
Theo đó, cần tăng cƣờng nhiệm vụ thực hiện kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán độc lập cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm soát chất lƣợng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên độc lập, đồng thời nâng cao tính thực thi của Luật Kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó cần thiết phải hoàn thiện Luật doanh nghiệp, Luật kế toán và các văn bản pháp luật liên quan để tạo hành lang pháp lý vững chắc trong quản lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao ý thức chấp hành tự giác của các doanh nghiệp, góp phần ổn định trật tự thị trƣờng.