Tổ chức nội bộ kiểm soát doanh thu, chi phí

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 44)

* Đối với doanh thu

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, trong CTCP không quy định cụ thể về tổ chức nội bộ kiểm soát doanh thu nhƣng tại Điều 95 quy định cụ thể cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và BKS (công ty có trên 11 cổ đông). Theo đó có thể hiểu tổ chức

38

nội bộ kiểm soát doanh thu của CTCP về cơ bản bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và BKS.

Do doanh thu đƣợc phản ánh qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thể hiện trên số liệu ghi trên báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Theo GS.TS Ngô Thế Chi & PGS.TS.

Nguyễn Trọng Cơ (2009): "Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp. Cùng với số liệu trên bảng cân đối kế toán, số liệu trên bảng cân đối kế toán được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận..."[21, tr.61].

Đối với CTCP, một loại hình doanh nghiệp có số lƣợng cổ đông lớn do không hạn chế về số lƣợng, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn mà họ đã góp vào doanh nghiệp đã tạo nên đặc thù phân tách giữa sở hữu và quản lý, sở hữu và điều hành. Vì vậy, trong CTCP không phải tất cả ngƣời góp vốn đều có thể tham gia quản lý, điều hành để trực tiếp sử dụng vốn và tài sản của công ty cũng nhƣ quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận... Tổ chức, cá nhân góp vốn có thực hiện quyền quản lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tổ chức đƣợc ủy quyền, tạo ra cơ chế giám sát nội bộ nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp trong các quyết định tạo lập, sử dụng vốn và tài sản, doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận...của công ty nhằm bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu và chủ nợ.

Doanh thu của CTCP phụ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh của công ty có lãi hay thua lỗ. Biểu hiện của doanh thu là số tiền bán hàng thu đƣợc hoặc qua các hợp đồng, giao dịch ký kết. Theo đó, Luật doanh nghiệp hiện hành tại Điều 120 quy định: Hợp đồng, giao dịch phải đƣợc ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận trong các trƣờng hợp ký kết giữa công ty với các đối tƣợng sau:

39

Cổ đông, ngƣời đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và ngƣời có liên quan.

Thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Thành viên HĐQT, thành viên BKS, Giám đốc hoặc tổng giám đốc và những ngƣời có liên quan cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.

Bên cạnh đó, HĐQT chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn nếu Điều lệ công ty có quy định. Các trƣờng hợp khác do ĐHĐCĐ quyết định. Đồng thời HĐQT phải trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến cổ đông. Hợp đồng hoặc giao dịch đƣợc chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu còn lại biểu quyết.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp hiện hành cũng quy định trƣờng hợp CTCP có trên 11 cổ đông là các nhân và cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phải thiết lập BKS để một mặt giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành công ty. Mặt khác hỗ trợ quản lý doanh thu có hiệu quả. Cụ thể, BKS có quyền và nghĩa vụ: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thƣờng niên; Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành công ty nếu xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của ĐHĐCĐ [Điều 123]. Hơn thế nữa, hoạt động của BKS trong công ty niêm yết đƣợc quy định tại Thông tƣ 121/2012/TT- BTC ngày 26/7/2012 đã có kế thừa quy định về trách nhiệm của BKS theo

40

Quy chế quản trị công ty ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-TTC . Đó là BKS có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp pháp trong các hoạt động của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty và cổ đông [Khoản 1 Điều 121]. Việc quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ BKS thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát có hiệu quả.

Ngƣợc lại, theo Luật doanh nghiệp hiện hành, đối với CTCP không thiết lập BKS, các cổ đông thông qua ĐHĐCĐ quyết định giám sát phù hợp đối với hoạt động quản lý của HĐQT, các thành viên HĐQT và thông qua HĐQT để giám sát hoạt động điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Thực tế cho thấy vai trò quan trọng của HĐQT và BKS trong việc kiểm soát doanh thu của CTCP. Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp hiện hành, chủ tịch HĐQT có thể kiêm chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc [Khoản 1 Điều 111] trong khi đó, chủ tịch HĐQT lại đƣợc giao giám sát quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT [điểm d Khoản 2 Điều 111] tạo nên sự hạn chế trong việc quản lý vì tâm lý “cả nể”. Còn đối với BKS việc thực hiện việc giám sát có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực cũng nhƣ phẩm chất của các thành viên.

Đối với CTCP có hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức kiểm soát doanh thu đƣợc thể hiện qua hoạt động chào bán chứng khoán. Cụ thể là:

Theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán quy định chi tiết và cụ thể về chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, tại Điều 4 quy định điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTCP chƣa đại chúng phải có quyết định

41

của ĐHĐCĐ thông qua phƣơng án chào bán cổ phiếu riêng lẻ và phƣơng án sử dụng số tiền thu đƣợc từ đợt chào bán, đồng thời đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trƣờng hợp tổ chức phát hành là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra HĐQT thông qua tiêu chí và danh sách lựa chọn đối tƣợng đƣợc chào bán trong trƣờng hợp ĐHĐCĐ ủy quyền. Trƣờng hợp CTCP chào bán chứng khoán ra công chúng với điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền đều phải có phƣơng án chào bán và phƣơng án sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt chào bán đƣợc ĐHĐCĐ thông qua. Trƣờng hợp CTCP hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp ngoài điều kiện đáp ứng quy định của Luật chứng khoán hiện hành phải có thời gian hoạt động 01 năm trở lên kể từ ngày thực hiện hoạt động hợp nhất, sáp nhập và có kết quả kinh doanh có lãi tính từ thời điểm đăng ký chào bán và phải có cam kết của ĐHĐCĐ (đối với cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi) hoặc HĐQT (đối với trái phiếu) đƣa chứng khoán vào giao dịch tại thị trƣờng tập trung trong thời hạn 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Đối với các trƣờng hợp CTCP phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi, để trả cổ tức, để tăng vốn chủ sở hữu đều phải có quyết định của ĐHĐCĐ thông qua và có phƣơng án cụ thể...

Đối với trƣờng hợp CTCP chào bán cổ phiếu tạị nƣớc ngoài phải đƣợc sự chấp thuận của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Cụ thể NHNN Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, Bộ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, UBCKNN đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tƣ chứng khoán [Điều 28, 12]. Trong quá trình sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán ra nƣớc ngoài, định kỳ 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo UBCKNN về tiến độ sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt chào bán. Trƣờng hợp thay đổi mục đích sử dụng vốn phải báo cáo UBCKNN và phải công bố thông tin về lý do quyết định thay đổi.

42

* Đối với chi phí

Đối với chi phí thù lao

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành [Điều 117 và Điều 125] chi phí thù lao của thành viên HĐQT và BKS do ĐHĐCĐ quyết định nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Riêng tiền lƣơng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do HĐQT quyết định và phải đƣợc thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thƣờng niên.

Đối với chi phí huy động vốn

Huy động vốn từ chủ sở hữu bằng cách tăng vốn điều lệ tạo ra lợi thế tiết kiệm chi phí cho CTCP nhƣng cũng phải tuân theo quy định của Luật chuyên ngành có liên quan. CTCP có quyền phát hành cổ phiếu riêng lẻ để huy động vốn từ một số đối tƣợng lựa chọn. ĐHĐCĐ quyết định phƣơng án chào bán cổ phần riêng lẻ và sử dụng số tiền thu đƣợc từ đợt chào bán. Giá bán cổ phần riêng lẻ do HĐQT quyết định hoặc trên cơ sở thỏa thuận của hai bên. Giá thông thƣờng bằng tiền hoặc trên mệnh giá cổ phần. Trong trƣờng hợp công ty đại chúng đã niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán thì giá giao dịch trên thị trƣờng là giá tham chiếu để thỏa thuận hoặc quyết định chào bán riêng lẻ.

Về thẩm quyền cơ quan nội bộ chào bán cổ phần riêng lẻ: CTCP chƣa đại chúng có quyền phát hành khi có quyết định của ĐHĐCĐ thông qua chào bán và sử dụng số tiền thu. Đối với trƣờng hợp công ty đại chúng chào bán cổ phần riêng lẻ ngoài điều kiện nhƣ CTCP chƣa đại chúng trong quyết định của ĐHĐCĐ thông qua chào bán và sử dụng số tiền thu đƣợc từ đợt chào bán còn phải xác định rõ đối tƣợng, số lƣợng nhà đầu tƣ. Còn đối với công ty TNHH chuyển đổi sang CTCP thì phải có quyết định của chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên.

Về thẩm quyền quản lý chào bán: Thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc đối với chào bán cổ phiếu có phân biệt cổ phiếu của công ty đại chúng và công ty chƣa

43

đại chúng. Công ty đại chúng do UBCKNN, đối với công ty chƣa đại chúng phân quyền quản lý theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện gắn với đặc thù: Bộ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nƣớc đối với các tổ chức tín dụng và UBCKNN đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; Sở kế hoạch đầu tƣ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với CTCP ngoài thẩm quyền quản lý trên.

Về thẩm quyền quyết định phát hành trái phiếu: Luật doanh nghiệp hiện hành [điểm d Khoản 2 Điều 108] quy định: HĐQT thông qua hợp đồng vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Mặt khác, trong trƣờng hợp Điều lệ không có quy định khác thì HĐQT có quyền quyết định các loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành nhƣng phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp gần nhất [khoản 3 Điều 88]. Còn Nghị định số 90/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền phê duyệt phƣơng án phát hành trái phiếu trong đó trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền thuộc ĐHĐCĐ, đối với trái phiếu khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty [10].

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)