Đánh giá thực trạng phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 65)

* Theo Luật doanh nghiệp hiện hành

Trong CTCP, cổ đông đƣợc chi trả cổ tức dựa trên nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật doanh nghiệp hiện hành. Cổ đông nhận đƣợc cổ tức sau khi CTCP hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc và trích lập các quỹ để lại trong công ty. Mặc dù Luật doanh nghiệp hiện hành không quy định cụ thể các quỹ phải trích lập trƣớc khi chi trả cổ tức nhƣng về nguyên tắc, ĐHĐCĐ quyết định mức chi trả dựa trên đề xuất của HĐQT mà vẫn đảm bảo an toàn vốn và cân đối lợi ích giữa công ty và cổ đông. Cổ đông đƣợc nhận cổ tức có thể bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ của công ty.

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, HĐQT trong CTCP có thẩm quyền kiến nghị mức cổ tức đƣợc trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty [điểm n, Khoản 2, Điều 108]. Cổ đông nhận đƣợc mức cổ tức nhƣ thế nào phụ thuộc vào nghị quyết của ĐHĐCĐ hoặc quy chế nội bộ về tỷ lệ phân bổ từ lợi nhuận sau thuế vào các quỹ cũng nhƣ nguyên tắc chi trả cổ tức của công ty.

59

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi, cổ tức đƣợc phân chia phụ thuộc vào cam kết của công ty khi phát hành cổ phần ƣu đãi. Còn đối với cổ phần ƣu đãi biểu quyết, cổ đông sở hữu cổ phần này có quyền biểu quyết, quyết định các vấn đề kinh doanh, phân phối lợi nhuận. Từ đó có thể ảnh hƣởng đến quyền lợi của các cổ đông khác. Cho nên Luật doanh nghiệp cần có những quy định cụ thể hóa phạm vi quyền của cổ đông có quyền ƣu đãi biểu quyết. Đối với cổ phần ƣu đãi cổ tức và cổ phần ƣu đãi hoàn lại, cổ đông sở hữu loại cổ phần này có đặc quyền ƣu tiên đối với vốn và tài sản của công ty. Điều này đƣợc quy định rõ tại Điều 82 và Điều 83 Luật doanh nghiệp hiện hành. Cổ phần ƣu đãi cổ tức đƣợc trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức đƣợc chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thƣởng, trong đó cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, mức cổ tức cố định cụ thể và phƣơng thức xác định cổ tức thƣởng đƣợc ghi trên cổ phiếu của cổ phần ƣu đãi cổ tức để cổ đông có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Đối với cổ đông Nhà nƣớc về nguyên tắc đƣợc hƣởng cổ tức nhƣ các cổ đông khác. Tuy nhiên khi sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phát hành, cổ đông Nhà nƣớc có thể thông qua ngƣời đại diện phần vốn góp có lá phiếu quyết định đến mức cổ tức chi trả. Bởi thế cần phải có biện pháp bảo đảm lợi ích cho các cổ đông khác khi cổ đông Nhà nƣớc nắm giữ vị trí chi phối trong công ty.

* Theo Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành

Do công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và công ty bảo hiểm là một hình thức tồn tại của CTCP, xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nên các công ty này vừa phải tuân thủ Luật doanh nghiệp hiện hành vừa phải chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành, Nghị định của Chính phủ và thông tƣ hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc và Bộ tài chính về tổ chức hoạt động cũng nhƣ quản lý tài chính.

60

Theo Thông tƣ số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ tài chính quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là đối tƣợng phải tuân thủ các chỉ tiêu an toàn tài chính [2]. Theo đó lợi nhuận sau thuế phải đƣợc trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tƣ phát triển, trích lập quỹ dự phòng và chủ sở hữu có quyền quyết định mức trích cho phù hợp. Đối với công ty đại chúng có quyền thu hồi mọi khoản lợi nhuận do thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, ngƣời phụ trách tài chính, kế toán và ngƣời quản lý khác trong bộ máy quản lý của công ty từ việc mua hoặc bán chứng khoán của công ty trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm mua hoặc bán. Theo đó, cổ đông của công ty đại chúng có quyền khởi kiện tại Tòa án để thu hồi khoản lợi nhuận từ các giao dịch trên nếu phát hiện các giao dịch không công bằng [Điều 31, 15].

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, các tổ chức tín dụng là CTCP, Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc tại Ngân hàng thƣơng mại phải lấy ý kiến từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và thống nhất với Bộ tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Đối với tổ chức tín dụng cổ phần phải có cổ phần phổ thông và đồng thời có thể có cổ phần ƣu đãi, trong đó bao gồm cổ phần ƣu đãi cổ tức và cổ phần ƣu đãi biểu quyết [11]. So với Luật doanh nghiệp hiện hành, Luật các tổ chức tín dụng hiện hành quy định chi tiết và cụ thể, cổ tức cố định chỉ đƣợc trả khi tổ chức tín dụng làm ăn có lãi. Trƣờng hợp tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ hoặc có lãi nhƣng không đủ để chia cổ tức cố định thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ƣu đãi cổ tức đƣợc cộng dồn vào các năm tiếp theo [Khoản 3 Điều 52].

61

Theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định số 46/2007/NĐ- CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, về nguyên tắc sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đƣợc phân phối lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Theo đó, quỹ dự trữ bắt buộc đƣợc trích với mức bằng 5% lợi nhuận sau thuế hằng năm, nhƣng mức trích tối đa bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp [7].

Tác giả đƣa ra 02 ví dụ điển hình về phân phối lợi nhuận của hai CTCP thông qua báo cáo của HĐQT trình ĐHĐCĐ nhƣ sau:

Bảng 2.2: Báo cáo về phân phối lợi nhuận và chia cổ tức năm 2013 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tƣ - thƣơng mại SMC (Xem phụ lục 1).

Bảng 2.3: Báo cáo về phân phối lợi nhuận năm 2013 và kế hoạch cổ tức năm 2014 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dƣợc phẩm Imexpharm trình Đại hội đồng cổ đông (Xem phụ lục 2).

Qua bảng 1 và bảng 2, có thể thấy thực trạng phân phối lợi nhuận ở CTCP đầu tƣ - thƣơng mại SMC và CTCP dƣợc phẩm Imexpharm trình ĐHĐCĐ đều trích lập các khoản lợi nhuận trƣớc thuế, lợi nhuận sau thuế, các quỹ đầu tƣ phát triển, các quỹ khen thƣởng cũng nhƣ các phƣơng án sử dụng các quỹ đó một cách cụ thể và rõ ràng. Đồng thời công khai mức cổ tức chi trả cho cổ đông, chi phí thù lao cho HĐQT, BKS...Việc công khai này không những đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của công ty mà còn đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong việc phân chia lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)