Về lập pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 74)

Bổ sung quy định về nghĩa vụ và nguyên tắc trích lập các quỹ trong CTCP bằng lợi nhuận sau thuế và mức tối thiểu trích lập, giới hạn an toàn sử dụng thặng dư vốn và lợi nhuận chưa phân phối của Luật doanh nghiệp

Thua lỗ, phá sản là ngƣời bạn đồng hành của doanh nghiệp, chủ nợ có thể yêu cầu thu hồi vốn trƣớc thời hạn khi phát hiện việc doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản khi

68

doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có lỗ đƣợc chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế; thời hạn chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Quy định này cho phép công ty kinh doanh thua lỗ vẫn đƣợc tồn tại. Thực chất, khi CTCP kinh doanh không có lãi, cổ đông là ngƣời bị ảnh hƣởng quyền lợi trực tiếp vừa không đƣợc nhận cổ tức, vừa có khả năng mất vốn nếu công ty bị tuyên bố phá sản. Bảo đảm an toàn tài chính CTCP cũng chính là bảo vệ cổ đông và uy tín của công ty trên thị trƣờng nhằm quản lý doanh thu, chi phí và đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất. Luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định về nghĩa vụ và nguyên tắc trích lập các quỹ trong CTCP bằng lợi nhuận sau thuế và mức tối thiểu trích lập, giới hạn an toàn sử dụng thặng dƣ vốn và lợi nhuận chƣa phân phối để tạo cơ sở pháp lý cho cổ đông, chủ nợ bảo vệ quyền của mình cũng nhƣ làm căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với các hành vi vi phạm của thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và Kế toán trƣởng. Cụ thể nhƣ trong CTCP Điều lệ hoặc quy chế nội bộ của công ty phải thể hiện rõ mức tối thiểu trích lập sử dụng thặng dƣ vốn, lợi nhuận chƣa phân phối; Quy định cụ thể tính chịu trách nhiệm của từng thành viên trong công ty cũng nhƣ chế độ thƣởng phạt khách quan...

Sửa đổi quy định nghĩa vụ công khai thông tin và quyền yêu cầu thông tin trong Luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp hiện hành chỉ quy định sơ lƣợc về nghĩa vụ công khai thông tin của CTCP và thiếu những quy định về nội dung thông tin công bố và quyền yêu cầu thông tin của chủ nợ.

Với cơ chế công bố thông tin hiện nay, cổ đông và chủ nợ khó có thể nắm bắt chính xác thực trạng doanh thu, lợi nhuận của công ty để quyết định

69

mua, bán cổ phần để đầu tƣ hoặc thu hồi vốn vay trƣớc thời hạn khi nhận thấy tình trạng không an toàn về tài chính của công ty.

Vì vậy, Luật doanh nghiệp cần quy định nội dung công bố thông tin góp vốn của CTCP theo tỉ lệ vốn góp/vốn điều lệ mà không nên quy định tỉ lệ vốn góp/tổng tài sản nhƣ trong Luật chứng khoán hiện hành bởi lẽ giới hạn an toàn tài chính cần xác định dựa trên vốn thực có của công ty. Đồng thời, Luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của chủ nợ liên quan đến hoạt động đầu tƣ, vay vốn để thực hiện dự án, thông tin về phát hành cổ phiếu thƣởng và mua lại cổ phần có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của công ty.

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu vắng các quy định về giới hạn trích lập quỹ, giới hạn huy động vốn, bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện...Vì vậy, chủ sở hữu CTCP cần thiết phải tự hoàn thiện cơ chế tự bảo vệ thông qua ban hành Điều lệ hoặc quy chế nội bộ để tạo ra cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát trong nội bộ công ty nhƣ bổ sung những quy định cụ thể quyền yêu cầu đƣợc cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính của công ty cho các cổ đông đặc biệt là các cổ đông thiểu số. Thực tế cho thấy, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật chƣa quy định rõ trong CTCP, các cổ đông có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ, kế toán, báo cáo tài chính...Do đó ảnh hƣởng không nhỏ đến việc nắm bắt các thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các cổ đông trong kinh doanh nhất là các cổ đông không trực tiếp tham gia, quản lý, điều hành công ty. Từ đó, lợi ích của các chủ thể kinh doanh sẽ không đảm bảo.

Quy định chế độ chịu trách nhiệm và hoàn thiện cơ chế giám sát trong CTCP

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm và chế độ chịu trách nhiệm là một trong những nguyên tắc bảo vệ quyền dân sự đƣợc ghi nhận trong Điều 9 Bộ

70

luật Dân sự. Luật doanh nghiệp hiện hành cũng quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với công ty trong trƣờng hợp hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu khi đƣợc giao kết hoặc thực hiện mà chƣa đƣợc chấp thuận [khoản 4 Điều 120]. Ngoài ra, Điều 165 quy định áp dụng chung đối với ngƣời vi phạm các quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, theo đó, tùy tính chất và mức độ vi phạm mà ngƣời vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trƣờng hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc ngƣời khác thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. Những quy định trên có ý nghĩa xác định trách nhiệm trong quản lý điều hành của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc... khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm dân sự trong Luật doanh nghiệp chƣa đề cập đến bảo vệ lợi ích của bên thứ ba khi có các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tài chính của CTCP, chẳng hạn: vi phạm do các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc đề xuất chia cổ tức dựa trên báo cáo tài chính không trung thực hoặc là gian lận thông tin tài chính để ký kết các hợp đồng vay dẫn đến tình trạng công ty không trả đƣợc khoản nợ đến hạn... Bởi vậy, Luật doanh nghiệp cần quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của ngƣời quản lý, điều hành và các thành viên khác trong tổ chức nội bộ công ty thành một điều khoản bao quát đầy đủ các trƣờng hợp vi phạm sẽ có ý nghĩa phòng ngừa cũng nhƣ khôi phục các thiệt hại về tài sản xảy ra đối với công ty, cổ đông và chủ nợ. Đồng thời cần thiết xem xét bổ sung quyền khởi kiện của cổ đông vào Luật doanh nghiệp nhằm bảo về lợi ích của các cổ đông nhƣ: yêu cầu Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc Tòa án hủy bỏ quyết định của HĐQT trong trƣờng hợp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích công ty, của cổ đông và các bên có liên quan; yêu cầu tòa án xem xét miễn nhiệm thành viên HĐQT hoặc BKS trong trƣờng hợp cần thiết...

71

Hơn thế nữa, trong hoạt động công ty, Kế toán trƣởng có vai trò quan trọng trong tổ chức kế toán và xem xét tính hợp lý, hợp pháp của các khoản thu, chi đƣợc HĐQT và Tổng giám đốc quyết định. Trong tình trạng này, nếu BKS không kiểm tra xem xét kịp thời sẽ khó có thể phát hiện vi phạm khi có sự thông đồng giữa HĐQT, Tổng giám đốc và Kế toán trƣởng. Bởi vậy, Luật doanh nghiệp cần quy định nghĩa vụ bắt buộc thành lập tổ chức kiểm toán nội bộ trong CTCP quy mô lớn để kiểm tra, giám sát và quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung quy định điều kiện để trở thành thành viên BKS để tất cả các thành viên BKS phải có chuyên môn về kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao trách nhiệm chuyên môn trong kiểm tra, giám sát doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP.

CTCP có quy mô và đặc trƣng khác nhau nên dẫn tới sự khác biệt trong hình thành tổ chức quản trị nội bộ, Luật doanh nghiệp cần quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính phù hợp với quy mô vốn hoặc yêu cầu về công khai thông tin để các CTCP có thể lựa chọn tổ chức phù hợp với khả năng đáp ứng về chi phí trong CTCP quy mô nhỏ - CTCP chƣa đại chúng cũng nhƣ yêu cầu bảo vệ quyền lợi của cổ đông và chủ nợ trong CTCP đại chúng.

Nhƣ vậy, an toàn tài chính của công ty không chỉ là sự mong đợi của cổ đông, chủ nợ mà còn là sự mong đợi các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán nói chung. Sự tồn tại của CTCP vƣợt ra khỏi mục đích ban đầu là phƣơng tiện để huy động vốn giúp tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông, nó đã trở thành tập hợp tài sản ràng buộc lợi ích của công ty với chủ sở hữu, chủ nợ, Nhà nƣớc, ngƣời tiêu dùng và ngƣời lao động. Pháp luật ghi nhận quyền tự do kinh doanh nhằm hƣớng các doanh nghiệp hoạt động tạo ra lợi ích cho các chủ thể. Khi các quy định pháp luật chƣa đầy đủ, thiết chế giám sát chƣa đủ mạnh thì khó có thể ngăn ngừa vi phạm pháp luật của ngƣời quản lý, điều

72

hành. Bởi vậy, cần đứng trên quan điểm bảo vệ lợi ích cổ đông và chủ nợ song hành cùng với bảo vệ tài sản của công ty. Sửa đổi các quy định trong Luật doanh nghiệp và các luật liên quan thực sự là cần thiết giúp cho cổ đông và chủ nợ có thể bảo vệ quyền của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật của ngƣời quản lý điều hành, giúp cho CTCP khẳng định tính ƣu việt và tạo niềm tin đối với xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)