Nguyên tắc phân chia lợi nhuận

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 68)

* Bảo đảm quyền lợi của người góp vốn

Trong CTCP, khi cổ đông không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành thì lợi ích của họ chỉ đƣợc đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh và

62

việc kiểm soát chặt chẽ doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Vốn điều lệ CTCP đƣợc hình thành bằng đóng góp của cổ đông. Thông thƣờng, tăng vốn điều lệ nhằm bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ, so với vay vốn ngân hàng thì tăng vốn điều lệ thƣờng đƣợc công ty sử dụng để tiết kiệm chi phí và tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, đặc biệt đối với công ty có lợi thế chiếm lĩnh thị trƣờng. Ngoài ra, đối với công ty huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chào bán ra công chúng, thì đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu là một điều kiện bắt buộc. Ở các nƣớc Anh, Mỹ, vốn của công ty đƣợc coi là phƣơng tiện trả nợ [26] Quan điểm này cũng giống với ý tƣởng lập pháp trong Luật doanh nghiệp nƣớc ta là ƣu tiên thanh toán các khoản nợ đến hạn khi ĐHĐCĐ quyết định chi trả cổ tức. Tuy nhiên, giao dịch vốn của chủ sở hữu có ảnh hƣởng đến lợi ích của chủ nợ thì chƣa đƣợc quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhiều CTCP phân chia thặng dƣ vốn dƣới hình thức phát hành cổ phiếu thƣởng cho cổ đông hiện hữu tuy tạo lợi ích cho cổ đông nhƣng lại làm giảm giá trị vốn khả dụng của công ty trên sổ sách kế toán. Ngày 10/8/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 130/2012/TT-BTC thay thế Thông tƣ 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 có quy định tổng số cổ phiếu thƣởng đƣợc phát hành theo chƣơng trình lựa chọn trong mỗi 12 tháng không đƣợc vƣợt quá 5% số cổ phần đang lƣu hành của công ty và mục đích phát hành cổ phiếu thƣởng đƣợc chỉ định phân chia cho ngƣời lao động, trong khi phát hành cổ phiếu thƣởng theo Thông tƣ 18 nhằm phân phối cho cổ đông hiện hữu. So với Thông tƣ 18, Thông tƣ 130 quy định không rõ về nguồn vốn đƣợc sử dụng để phát hành cổ phiếu thƣởng mà chỉ quy định điều kiện là “công ty phải có đủ nguồn vốn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính kỳ gần nhất đƣợc kiểm toán từ các nguồn: Thặng dƣ vốn, quỹ đầu tƣ phát triển, lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối, quỹ khác đƣợc sử dụng để bổ sung vốn điều lệ”.

63

* Bảo đảm cân đối lợi ích giữa các chủ thể trong phân phối lợi nhuận của CTCP

Trong CTCP, việc phân phối lợi nhuận ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của các chủ thể nhƣ cổ đông, chủ sở hữu, nhà đầu tƣ...Vì vậy việc làm thế nào để cân đối lợi ích giữa các chủ thể với nhau là hết sức cần thiết. Trong khi đó, tổng lợi nhuận của công ty đƣợc phản ánh qua báo cáo tài chính. Các chủ thể góp vốn chỉ đƣợc phân phối lợi nhuận sau khi công ty hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật Điều lệ cũng nhƣ quy chế nội bộ của công ty. Việc đảm bảo các lợi ích này đòi hỏi các nhà quản lý, điều hành nhƣ ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý tránh xung đột lợi ích từ phía các chủ thể.

64

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI

NHUẬN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1. Định hƣớng hoàn thiện

Khiếm khuyết của pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP là một trong những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả của quản lý nhà nƣớc và phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, nhà nƣớc thực thi các chính sách thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật. Thực tế cho thấy, mọi chủ trƣơng chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đƣợc thực hiện khi nó đƣợc chuyển hóa thành luật. Pháp luật là công cụ để nhà nƣớc quản lý xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển. Để xác định các định hƣớng hoàn thiện pháp luật một cách đúng đắn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, những ngƣời quyết định chính sách cần phân tích một cách cẩn trọng, chính xác các định hƣớng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, chủ trƣơng chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, cần xác định đúng mục tiêu phát triển trên cơ sở một chủ thuyết phát triển đúng đắn đảm bảo tính lý luận chặt chẽ, cần hiểu rõ tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân. Việc xác định các định hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây.

3.1.1. Bảo đảm công bằng giữa các chủ thể trong kinh doanh

Nhƣ đã phân tích, trong CTCP không phải cổ đông nào cũng có thể nắm bắt thông tin về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận một cách cụ thể. Bởi thực tế cho thấy phần lớn CTCP có số lƣợng cổ đông không giới hạn. Cho nên chủ yếu các cổ đông lớn là cá nhân và ngƣời đại diện theo ủy quyền của cổ đông pháp nhân thƣờng tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành công ty. Vì vậy, các cổ đông chỉ có thể tiếp cận thông tin về doanh thu, chi phí và

65

lợi nhuận cơ bản thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty hàng năm hoặc kết quả trả lời của BKS về kiểm tra, xem xét các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành công ty. Nhƣ vậy vô hình dung việc tiếp cận cụ thể về tài chính cũng nhƣ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các cổ đông phụ thuộc vào những ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành công ty nhƣ HĐQT, ban giám đốc, BKS và hệ thống kế toán. Điều này dẫn đến hệ lụy nếu nhƣ những ngƣời quản lý, điều hành này không thật sự khách quan, trung thực thì lợi ích giữa các chủ thể trong CTCP có thực sự đảm bảo tính công bằng hay không? Nhất là đối với các cổ đông thiểu số khi xảy ra tình trạng nhóm các cổ đông lớn cấu kết thâu tóm quyền hành để phục vụ lợi ích của họ. Thực tế cho thấy hàng loạt trƣờng hợp khiếu kiện liên quan đến việc bán cổ phần cho đối tác chiến lƣợc, cổ đông lớn, thành lập công ty con hay gian lận báo cáo tài chính trong thời gian vừa qua là những minh chứng rõ ràng. Và trong phần lớn trƣờng hợp này, quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị loại ra ngoài. Dƣờng nhƣ cổ đông lớn thƣờng tìm cách khai thác một cách triệt để lợi nhuận cho mình, bất chấp thiệt hại thuộc về ai. Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Đình Cung (2009):"Về phía các cổ đông nhỏ, không có cổ đông nào yêu cầu công ty cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty...hoặc cũng có thể họ chƣa biết mình có quyền đó. Dựa vào những điểm yếu này, không ít CTCP khi muốn thay đổi nội dung trong Điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ" [24, tr.353]. Do đó mà việc tham gia quản lý doanh thu, chi phí của nhóm cổ đông này hầu nhƣ không diễn ra nguyên nhân do chƣa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình, miễn sao đƣợc chia cổ tức hàng năm. Ngoài ra, có một số vi phạm điển hình xung quanh việc tăng vốn điều lệ và công bố thông tin ở các công ty gây thiệt hại lớn cho các cổ đông nhỏ. Chẳng hạn, ở CTCP Vận tải

66

xăng dầu (VIPCO) trong kỳ Đại hội cổ đông thƣờng niên ngày 26/3/2008 đã thông qua phƣơng án tăng vốn điều lệ từ 421,2 lên 600 tỷ đồng, theo đó cho phép cổ đông lớn là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn [52]...Điều này cho thấy có sự phân biệt đối xử rõ rệt giữa các chủ thể trong kinh doanh, gây tâm lý hoang mang và ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích của các cổ đông, chủ sở hữu, chủ nợ và Nhà nƣớc.

3.1.2. Bảo đảm trật tự thị trường

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời với các hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và đa dạng. Vì thế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên phổ biến và gay gắt hơn. Để tạo nên một trật tự thị trƣờng ổn định, đối với doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc của Luật kế toán, pháp luật về thuế, Luật chứng khoán và các văn bản liên quan. Từ đó tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất để quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận có hiệu quả. Hơn nữa trên thực tế, văn bản hƣớng dẫn việc thực hiện các Luật trên còn hạn chế, phức tạp và liên tục thay đổi. Điều này làm cho doanh nghiệp không nắm bắt đƣợc kịp thời hoặc hiểu chƣa cụ thể nên khó tự giác chấp hành, tạo kẻ hở trốn và tránh thuế đồng thời tăng chi phí hành thu dẫn đến thất thu thuế và gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Cho nên để duy trì và đảm bảo ổn định trật tự thị trƣờng, CTCP cần thiết phải hoàn thiện cơ chế tự bảo vệ thông qua việc xây dựng và hoàn thiện Điều lệ và quy chế nội bộ nhằm tạo ra tiền đề pháp lý để kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong nội bộ công ty đồng thời phải có sự tổ chức chặt chẽ và thống nhất trong tổ chức quản lý, điều hành giữa ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và

67

BKS. Ngoài ra cũng phải xem xét đến trƣờng hợp khi ngƣời quản lý, điều hành tuân thủ pháp luật, Điều lệ, quy trình nội bộ, thực hiện đúng nghĩa vụ trung thực vì lợi ích công ty, nếu dự án đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh thất bại phải đƣợc miễn trách nhiệm. Có nhƣ thế mới động viên, khuyến khích và phát huy phán đoán kinh doanh, tinh sáng tạo của ngƣời quản lý, điều hành cũng nhƣ nhà đầu tƣ, góp phần tạo ra một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

3.1.3. Bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế

Đối với CTCP, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý doanh thu, chí phí và lợi nhuận theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cũng phải tuân thủ các luật lệ và Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể đối với CTCP đại chúng việc quản lý tài chính có liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận thông qua quá trình chào bán cổ phần ra công chúng và chào bán cổ phần riêng lẻ nhất là chào bán cho các cổ đông hiện hữu đặc biệt là công ty niêm yết phải đáp ứng các chuẩn mực về thông tin và chất lƣợng cổ phần. Bên cạnh đó báo cáo tài chính bắt buộc phải kiểm toán. Đồng thời phải có sự giám sát của UBCK tránh tình trạng xáo trộn rất khó kiểm soát do số lƣợng cổ đông biến động hàng ngày và cổ đông không thể hiểu biết về công ty nhƣ những cổ đông ở các công ty chƣa đại chúng.

3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Về lập pháp

Bổ sung quy định về nghĩa vụ và nguyên tắc trích lập các quỹ trong CTCP bằng lợi nhuận sau thuế và mức tối thiểu trích lập, giới hạn an toàn sử dụng thặng dư vốn và lợi nhuận chưa phân phối của Luật doanh nghiệp

Thua lỗ, phá sản là ngƣời bạn đồng hành của doanh nghiệp, chủ nợ có thể yêu cầu thu hồi vốn trƣớc thời hạn khi phát hiện việc doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản khi

68

doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn. Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có lỗ đƣợc chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế; thời hạn chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Quy định này cho phép công ty kinh doanh thua lỗ vẫn đƣợc tồn tại. Thực chất, khi CTCP kinh doanh không có lãi, cổ đông là ngƣời bị ảnh hƣởng quyền lợi trực tiếp vừa không đƣợc nhận cổ tức, vừa có khả năng mất vốn nếu công ty bị tuyên bố phá sản. Bảo đảm an toàn tài chính CTCP cũng chính là bảo vệ cổ đông và uy tín của công ty trên thị trƣờng nhằm quản lý doanh thu, chi phí và đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất. Luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định về nghĩa vụ và nguyên tắc trích lập các quỹ trong CTCP bằng lợi nhuận sau thuế và mức tối thiểu trích lập, giới hạn an toàn sử dụng thặng dƣ vốn và lợi nhuận chƣa phân phối để tạo cơ sở pháp lý cho cổ đông, chủ nợ bảo vệ quyền của mình cũng nhƣ làm căn cứ xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với các hành vi vi phạm của thành viên HĐQT, Tổng giám đốc và Kế toán trƣởng. Cụ thể nhƣ trong CTCP Điều lệ hoặc quy chế nội bộ của công ty phải thể hiện rõ mức tối thiểu trích lập sử dụng thặng dƣ vốn, lợi nhuận chƣa phân phối; Quy định cụ thể tính chịu trách nhiệm của từng thành viên trong công ty cũng nhƣ chế độ thƣởng phạt khách quan...

Sửa đổi quy định nghĩa vụ công khai thông tin và quyền yêu cầu thông tin trong Luật doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật doanh nghiệp hiện hành chỉ quy định sơ lƣợc về nghĩa vụ công khai thông tin của CTCP và thiếu những quy định về nội dung thông tin công bố và quyền yêu cầu thông tin của chủ nợ.

Với cơ chế công bố thông tin hiện nay, cổ đông và chủ nợ khó có thể nắm bắt chính xác thực trạng doanh thu, lợi nhuận của công ty để quyết định

69

mua, bán cổ phần để đầu tƣ hoặc thu hồi vốn vay trƣớc thời hạn khi nhận thấy tình trạng không an toàn về tài chính của công ty.

Vì vậy, Luật doanh nghiệp cần quy định nội dung công bố thông tin góp vốn của CTCP theo tỉ lệ vốn góp/vốn điều lệ mà không nên quy định tỉ lệ vốn góp/tổng tài sản nhƣ trong Luật chứng khoán hiện hành bởi lẽ giới hạn an toàn tài chính cần xác định dựa trên vốn thực có của công ty. Đồng thời, Luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của chủ nợ liên quan đến hoạt động đầu tƣ, vay vốn để thực hiện dự án, thông tin về phát hành cổ phiếu thƣởng và mua lại cổ phần có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của công ty.

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu vắng các quy định về giới hạn trích lập quỹ, giới hạn huy động vốn, bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện...Vì vậy, chủ sở hữu CTCP cần thiết phải tự hoàn thiện cơ chế tự bảo vệ thông qua ban hành Điều lệ hoặc quy chế nội bộ để tạo ra cơ sở pháp lý kiểm tra, giám sát trong nội bộ công ty nhƣ bổ sung những quy định cụ thể quyền yêu cầu đƣợc cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính của công ty cho các cổ đông đặc biệt là các cổ đông thiểu số. Thực tế cho thấy, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật chƣa quy định rõ trong CTCP, các cổ đông có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ, kế

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 68)