0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Khái niệm lợi nhuận và nguyên tắc xác định lợi nhuận

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

Khái niệm

Dƣới góc độ kinh tế, theo TS. Bùi hữu Phƣớc: "Lợi nhuận của doanh

nghiệp là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng của hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp". Lợi nhuận đƣợc xác định là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có đƣợc doanh thu từ các hoạt động kinh

doanh. "Về mặt pháp lý, lợi nhuận là khoản thặng dư phát sinh trong quá

trình kinh doanh của doanh nghiệp và thuộc đối tượng bị đánh thuế, trích lập để lại doanh nghiệp và phân chia cho người góp vốn "[26, tr.134].

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013, lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc sử dụng dƣới thuật ngữ pháp lý “thu nhập doanh nghiệp”. Trƣớc khi luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1993 đƣợc ban hành, lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc gọi là lợi tức thuộc đối tƣợng bị đánh thuế theo luật thuế lợi tức đƣợc ban hành năm 1990. Thu nhập doanh nghiệp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 bao gồm: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác. Cho nên lợi nhuận của doanh nghiệp vừa là đối tƣợng quản lý kế toán trong doanh nghiệp vừa là đối tƣợng quản lý thuế.

26

Nguyên tắc xác định lợi nhuận

* Bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu và chủ nợ.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận đƣợc xác định khi doanh nghiệp có doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra và có lãi. Trong CTCP, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp tƣơng đƣơng với giá trị cổ phần sở hữu hoặc phần vốn góp và chỉ đƣợc hƣởng cổ tức, phân chia lợi nhuận khi công ty kinh doanh hiệu quả và có lãi. Còn đối với chủ nợ chỉ có quyền hƣởng lãi suất theo thỏa thuận mà không chịu trách nhiệm nếu nhƣ công ty làm ăn thua lỗ. Vì vậy, lợi ích của chủ nợ gắn chặt với lợi ích của công ty nên các quyết định kinh doanh của cơ quan chủ sở hữu, cơ quan quản lý và cơ quan điều hành phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép để bảo vệ lợi ích của chủ nợ hạn chế tối đa tình trạng công ty làm ăn thua lỗ và phá sản.

* Tính minh bạch trong quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Không phải tất cả cổ đông nào cũng đều có cơ hội nhƣ nhau trong nắm bắt thông tin về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trên thực tế, các cổ đông lớn là cá nhân và ngƣời đại diện ủy quyền của cổ đông pháp nhân thƣờng tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành công ty. Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, cổ đông có thể tiếp cận thông tin tài chính thông qua báo cáo tình hình kinh doanh của công ty hàng năm, hoặc kết quả trả lời của BKS về kiểm tra, xem xét các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành công ty. Kết quả thu, chi liên quan đến các giao dịch này đƣợc tổ chức kế toán doanh nghiệp ghi nhận trên các tài khoản kế toán. Đây đƣợc xem là cơ sở xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Tính minh bạch hóa thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận giúp cho cơ quan chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhìn nhận và đánh giá đƣợc kết quả thực hiện nghị quyết và các quyết định đã ban hành đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan và ngƣời điều hành.

27

* Tính trung thực và trách nhiệm của ngƣời quản lý, ngƣời điều hành. Về mặt kế toán, các khoản vốn của chủ sở hữu, vốn vay, các khoản doanh thu, chi phí trong hoạt động kinh doanh đƣợc phản ánh trên hệ thống tài khoản kế toán và đƣợc tổng hợp trong bảng cân đối kế toán khi kết thúc năm tài chính. Về nguyên tắc, cổ đông ủy quyền quản lý kinh doanh cho HĐQT và xác định các điều kiện để HĐQT bầu ra Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, chủ tịch HĐQT là ngƣời có khả năng nắm bắt đƣợc thông tin về lợi nhuận thông qua theo dõi giao kết hợp đồng, thực hiện các dự án đầu tƣ, báo cáo kết quả hạch toán kinh doanh trong nội bộ công ty. Bởi vậy, có thể thấy quyền lợi của cổ đông và chủ nợ có đƣợc bảo đảm hay không phụ thuộc vào thực hiện nghĩa vụ trung thực và cẩn trọng của chính những ngƣời quản lý và điều hành.

Từ những nguyên tắc trên có thể thấy giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận cơ mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể:

* Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận

Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, doanh thu phản ánh kết quả kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, CTCP không phải là ngoại lệ. Doanh nghiệp chỉ thu đƣợc lợi nhuận khi doanh thu bù đắp đƣợc toàn bộ chi phí bỏ ra. Ngƣợc lại, nếu khi tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp và lâu dài.

* Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận

Chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc xác nhận bởi hợp đồng kinh doanh và hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Chi phí của doanh nghiệp bỏ ra đƣợc hạch toán trong doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Nếu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sẽ tạo ra hàng hóa

28

và dịch vụ với giá cả hợp lý. Theo quy định của luật hiện hành, cơ quan nội bộ có thẩm quyền quyết định các chi phí. Cụ thể trong CTCP, ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS nắm giữ trọng trách quan trọng này. Về mặt pháp lý, chi phí là khoản thanh toán đƣợc ghi nhận trên hóa đơn và hợp đồng. Do vậy việc kiểm soát chi phí chặt chẽ giúp CTCP chủ động xác định giá bán hàng và dịch vụ hợp lý, còn việc kiểm soát doanh thu sẽ tạo điều kiện cho công ty xác định lợi nhuận trong kỳ. Đây đƣợc xem là cơ sở đảm bảo lợi ích giữa các chủ thể trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

×