Đối với CTCP việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận chịu sự quản lý của các chủ thể sau:
* Bộ tài chính mà cụ thể là Tổng cục thuế, thanh tra tài chính, các cục, vụ viện có liên quan
Đƣợc xem là chủ thể quản lý chung của các doanh nghiệp không riêng CTCP về việc chấp hành chế độ kế toán, pháp luật về thuế trong việc quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vốn... Từ đó, thực hiện các chức năng cơ bản nhƣ kiểm tra, thanh tra thuế đối với các đối tƣợng nộp thuế, thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế cũng nhƣ vi phạm về kế toán.
* Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Đây đƣợc xem là chủ thể quản lý đặc thù của CTCP về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ đó đòi hỏi CTCP này phải tuân thủ các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin trong hồ sơ chào bán cổ phần hoặc niêm yết, đồng thời công bố thông tin tại thời điểm chào bán...
1.3.3. Phương thức quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Để việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP có hiệu quả, các chủ thể quản lý thƣờng có những phƣơng thức quản lý riêng.
* Đối với cơ quan quản lý thuế, kế toán: thông thƣờng cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế hoặc các doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế.
Thứ nhất, phƣơng thức cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế Theo phƣơng thức này, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về thuế, định kỳ các doanh
30
nghiệp thuộc đối tƣợng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế nhận tờ khai, kiểm tra và tính thuế sau đó thông báo số thuế phải nộp cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc đối tƣợng nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuế theo thông báo vào Kho bạc Nhà nƣớc trong thời gian quy định. Cơ quan quản lý thuế kiểm tra, đối chiếu số thuế đã nộp vào NSNN của các doanh nghiệp. Từ đó, có thể biết đƣợc sự tuân thủ cũng nhƣ chấp hành chế độ về kế toán cũng nhƣ việc nộp thuế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với phƣơng thức này một số quy định còn rƣờm rà, chƣa rõ ràng minh bạch gây khó khăn tốn kém cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, phƣơng thức các doanh nghiệp tự kê khai và tự nộp thuế
Đối với phƣơng thức này, doanh nghiệp tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ về chế độ kế toán cũng nhƣ nghĩa vụ thuế. Cơ quan quản lý không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nếu các đối tƣợng tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan quản lý chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hƣớng dẫn để các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của các đối tƣợng này và thông qua phƣơng thức này để kiểm tra, thanh tra phát hiện kịp thời đúng đắn những hành vi gian lận thuế, vi phạm nguyên tắc kế toán...Việc quản lý theo phƣơng thức này có ƣu điểm tăng tính chủ động và tự giác cho các doanh nghiệp hiện nay.
* Đối với UBCKNN: Việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận đƣợc thực hiện thông qua báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán và việc công bố thông tin tại thời điểm chào bán cổ phần.
31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP dựa trên hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thƣờng. Đồng thời chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật doanh nghiệp, Luật kế toán và pháp luật thuế. Bên cạnh đó quy định các quyền và nghĩa vụ của HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, BKS và cơ chế kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP hiện nay. Do vậy, khi xem xét thực trạng quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong nội bộ CTCP theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và những bất cập của các quy định về doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo sự điều chỉnh chủ yếu của Luật kế toán, pháp luật thuế và Luật doanh nghiệp trong quan hệ tài chính.
2.1. Qui định về quản lý doanh thu, chi phí trong nội bộ CTCP
2.1.1. Cơ sở xác định doanh thu, chi phí
* Đối với doanh thu
Ở nƣớc ta, doanh thu của doanh nghiệp đƣợc xác định theo chuẩn mực kế toán số 14 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1). Đây là cơ sở để doanh nghiệp hạch toán kế toán doanh thu, chi phí theo quy định của pháp luật về thuế, thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán.
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì thu nhập chịu thuế đƣợc xác định theo công thức sau:
32
Về cơ bản việc xác định doanh thu của doanh nghiệp theo Luật kế toán và Luật thuế là giống nhau, chỉ phân biệt thời điểm ghi nhận doanh thu.
Theo mục 10, Chuẩn mực kế toán số 14 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng;
Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Theo mục 2 Điều 5 Thông tƣ 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đƣợc xác định nhƣ sau:
Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho ngƣời mua.
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung
ứng dịch vụ cho ngƣời mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
Trƣờng hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trƣớc thời
điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế đƣợc tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
33
Từ những phân tích trên có thể thấy, thông thƣờng kế toán ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời mua còn theo kê khai thuế ghi nhận doanh thu là thời điểm lập hóa đơn. Theo đó tại Điều 8 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh thu của CTCP cũng đƣợc xác định bao gồm: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động bất thƣờng. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với CTCP đƣợc xác định nhƣ sau:
Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí đại lý giám định; phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ đi các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm; các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng tái nhƣợng bảo hiểm.
Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tƣ, tƣ vấn tài chính và đầu tƣ chứng khoán, quản lý quỹ đầu tƣ, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trƣờng và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp để tính mức thuế suất. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2016 những trƣờng hợp áp dụng mức thuế suất 22% sẽ chuyển sang mức thuế suất 20% [Điều 10]. Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và CTCP
34
nói riêng giảm bớt gánh nặng về thuế, tăng doanh thu, giảm chi phí và thu đƣợc lợi nhuận cao hơn.
Theo Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm doanh thu sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác. Cụ thể:
Doanh thu sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ nhƣ:
Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Thu phí bảo hiểm gốc, thu phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm, thu phí dịch vụ đại lý nhƣ giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thƣờng, yêu cầu ngƣời thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thƣờng 100%, thu phí giám định tổn thất không kể giám định nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập.
Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm; phí nhƣợng tái bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhƣợng tái bảo hiểm.
Doanh thu hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản; thu khác theo quy định của pháp luật.
Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi đƣợc; thu khác theo quy định của pháp luật.
Còn đối với doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo Điều 24 của Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 đƣợc xác định là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ hoạt động môi giới bảo hiểm, hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động khác. Cụ thể:
35
Doanh thu từ hoạt động môi giới nhƣ hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ đi khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản thu khác mà pháp luật quy định.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay; cho thuê tài sản...
Thu nhập từ hoạt động khác nhƣ: Thu từ chuyển nhƣợng, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi đƣợc...
* Đối với chi phí
Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, chi phí đƣợc xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán của doanh nghiệp và các chi phí này có tính thƣờng xuyên, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách khác chi phí ảnh hƣởng đến vốn của chủ sở hữu. Đối với CTCP việc xác định chi phí cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc của Luật kế toán và pháp luật về thuế. Đối với Luật kế toán, sự tuân thủ đó đƣợc biểu hiện thông qua việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn.
Đối với pháp luật về thuế đó là việc kê khai, lập báo cáo tài chính trung thực, khách quan.
Chi phí của CTCP chủ yếu bao gồm chi phí thù lao, chi phí huy động vốn
Chi phí thù lao
Theo quy định tại Điều 117 của Luật doanh nghiệp hiện hành, chi phí thù lao thể hiện qua việc trả thù lao, tiền lƣơng và các lợi ích khác của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và BKS theo kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Trong trƣờng hợp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì các khoản chi phí trên đƣợc trả nhƣ sau: Đối với thành viên HĐQT đƣợc hƣởng thù lao công việc và tiền thƣởng, thù lao công việc đƣợc tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ và mức thù lao mỗi ngày. HĐQT dự tính mức thù lao trả cho từng thành viên theo nguyên tắc
36
nhất trí, theo đó tổng mức thù lao do ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thƣờng niên. Ngoài ra thành viên HĐQT có quyền đƣợc thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đƣợc trả lƣơng và tiền thƣởng. Mức tiền lƣơng do HĐQT quyết định.
Các khoản chi phí kể trên đƣợc tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải đƣợc thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty, đồng thời phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thƣờng niên.
Ngoài ra, tại Điều 125 Luật doanh nghiệp hiện hành cũng quy định chi phí thù lao và các lợi ích khác đối với thành viên BKS. Nếu nhƣ Điều lệ công ty không có quy định khác thì thành viên BKS đƣợc trả thù lao theo công việc cũng nhƣ đƣợc hƣởng các lợi ích khác theo quyết định của ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hàng năm của BKS căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lƣợng, tính chất công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày. Thành viên BKS cũng đƣợc thanh toán chi phí ăn ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tƣ vấn độc lập với mức hợp lý nhƣng không đƣợc vƣợt quá tổng ngân sách hoạt động hàng năm của BKS đã đƣợc ĐHĐCĐ thông qua. Mức thù lao này đƣợc tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật liên quan và phải đƣợc lập thành mục riêng thể hiện trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Chi phí huy động vốn
Đối với CTCP chi phí này phát sinh từ việc đi vay để thực hiện các dự án, hoạt động kinh doanh và chi phí phát hành cổ phần.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cơ sở xác định chi phí cũng đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định 46 /2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi phí là số
37
tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm: Chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác nhƣ bồi thƣờng bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ, chi bồi thƣờng nhận tái bảo hiểm; trích lập dự phòng nghiệp